Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điều Không Thể Nói

10/09/201817:05(Xem: 5733)
Điều Không Thể Nói

ht huyen  ton (1)
Điều Không Thể Nói


Cách đây ba năm vào tiết mùa Thu, tôi đang nhập thất nhịn đói, uống nước trong để thanh lọc thân thể.

Bấy giờ thầy Nguyên Pháp và một số Phật tử ở Hà Nội tổ chức Trai đàn Bạt độ Giải oan, Cầu siêu cho các anh hùng, chiến sĩ, liệt sĩ trận vong và nhân dân nạn vong, trong cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, Việt Nam vừa qua, tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Thầy Nguyên Pháp xin thị giả của tôi đưa vào thất gặp tôi để trình việc và thỉnh cầu tôi làm Pháp sư trong  đạilễ Trai đàn Bạt độ này.

Tôi từ chối, vì sức khỏe và vì đang nhập thất, nhịn đói. Nhưng thầy Nguyên Pháp rất chí thành và năn nỉ hết lời. Thương thầy Nguyên Pháp, thương tâm nguyện của các Phật tử và việc làm cao đẹp của quý vị, nên tôi tạm nhận lời, nhưng có nói với quý vị, đến ngày ấy, nếu có sức khỏe, thì tôi sẵn sàng giúp đỡ.

Quý vị vui vẻ chào tôi ra về. Gần đến ngày thực hiện công việc Trai đàn Bạt độ, tôi tự thấy sức khỏe của mình không thể cho phép giúp đỡ công việc trọng đại ấy của quý vị, tôi gọi điện thoại báo cho thầy Nguyên Pháp để từ chối và yêu cầu Thầy Nguyên Pháp thỉnh vị Pháp sư khác.

Tuy nhiên, tôi vẫn để tâm cầu nguyện cho Pháp sự trọng đại này được viên thành. Và tôi biết Hòa thượng Thanh Đàm làm Sám chủ, nên tôi đã gọi cho Hòa thượng Thanh Đàm, xin gia tâm cầu nguyện để cho người còn kẻ mất có nhân duyên với Đại trai đàn này đều được lợi ích.

Trai đàn tiến hành, đúng đêm lễ Bạt độ cầu siêu, bấy giờ mười giờ đêm, ở trong thất tôi nằm nhắm mắt, bỗng nhiên toàn bộ khung cảnh Đại lễ trai đàn Bạt độ hiện ra trước mắt, rất nhiều đầu lâu, hài cốt ở trên các bàn thờ và nam nữ, trẻ em thật nhiều, mẹ bồng con, cha dắt con, tất cả đều đến đàn tràng và đều đưa đầu đến chạm vào tôi, tôi đưa tay vỗ trên đầu họ, thì họ mới chịu dàn ra. Tôi mở mắt ra, chẳng thấy gì, nhưng nhắm mắt lại, cảnh ấy lại hiện ra ynguyên như vậy. Tôi tự nhũ, do mình quan tâm đến Trai đàn Bạt độ, nên cảnh ấy là cảnh giới của Trai đàn Bạt độ nơi tự tâm hiện ra.

Bấy giờ tôi không nằm ở trên giường, tôi đến trên võng để nằm, nhắm mắt lại, thì cảnh Trai đàn ấy cũng lại hiện ra y nguyên như vậy. Mỗi lần tôi nhắm mắt là mỗi lần cảnh Trai đàn ấy lại hiện ra đúng như vậy.

Đến gần mười hai giờ khuya, trong giấc ngủ, tôi nghe tiếng tụng kinh và âm điệu tán tụng của chư Tăng ở trong đàn tràng, tôi tỉnh giấc mở mắt ra, nằm yên lắng nghe, thì vẫn nghe tiếng tụng kinh và tán tụng của chư Tăng giữa hư không càng lúc càng rõ ràng và rất hay.

Đến đây, tôi không còn lý giải lễ Trai đàn Bạt độ, do tôi quan tâm khiến cảnh giới Trai đàn Bạt độ ở nơi tự tâm biểu hiện, mà tôi biết có một thế giới siêu hình, khách quan, đang tồn tại khắp mọi không gian trong những nhân duyên nghiệp báo của chúng.Họ rất cần Tuệ giác của Phật chỉ đường cho họ đi; họ cũng rất cần nghe pháp của Phật để nuôi dưỡng sinh mệnh trong điều thiện; họ cũng cần sức gia trì thanh tịnh của chư Tăng chú nguyện; họ cũng cần những người con, người cháu thể hiện hiếu thảo với họ; họ cũng cần những người bạn quan tâm đến họ; họ cũng cần những người đồng lý tưởng nghĩ về họ và tất cả họ đều cần đến tâm Từ bi và trí tuệ của Phật để sống vui đẹp và thăng hoa, để từ nơi thế giới hữu ngã, hữu chấp, họ có thể bước lên những thế giới vô ngã, vô chấp cao đẹp hơn.


ht huyen  ton (1)ht huyen  ton (2)

Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn
Chủ Đàn Ngoại Lễ Chẩn Tế Bạt Độ Âm Linh Cô Hồn
tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
(Chủ nhật: 24-10-2010)

 Xem thêm hình ảnh
https://quangduc.com/a23185/hinh-anh-dai-le-chan-te-bat-do-am-linh



Tôi biết vậy, nên khi ấy tôi không tiếp tục ngủ, ngay lúc ấy, tôi đứng dậy đắp y hậu chỉnh tề trang nghiêm, lên bàn Phật để cầu nguyện cho những tâm linh nào có duyên với Trai đàn bạt độ cầu siêu này, trượng thừa uy lực của Tam bảo, gia trì lực của chư Tăng mà đều được tùy duyên siêu độ, sau khi cầu nguyện xong, tôi xuống nghỉ, khung cảnh Trai đàn bạt độ ấy không hiện ra nữa, dù vậy ở trong thất, tôi vẫn dành một tuần lễ để cầu nguyện cho Trai đàn bạt độ ấy, kẻ sống người mất đều được viên thành..

Đây là những điều không thể nói mà chính tôi trải nghiệm, chứ không phải suy luận, lại càng không phải nghe từ người khác kể lại.

Điều không thể nói, vì nó quá mầu nhiệm và tinh tế, nó đòi hỏi tâm chân thật, tâm rộng lớn như tâm bồ đề để ứng xử mà không phải tâm hạn hẹp, tâm suy diễn, tâm đối phó hay luống dối.

Nên, những vị Chứng minh, Chủ sám, Pháp sư, Công văn và Kinh sư, của các Trai đàn Bạt độ cầu siêu cần phải cẩn trọng. Nếu cẩn trọng và chí thành, thì lợi ích cho quý vị, cũng như cho âm dương không thể kể xiết. Nếu không chí thành và cẩn trọng, thì âm dương chẳng lợi ích gì mà tự thân quý vị rước lấy oán thù, tai họa không những một đời mà vô lượng kiếp, từ những người đang còn sống và những kẻ đã qua đời đang sống ở thế giới hữu thể hay vô thể.

Còn những vị ít học, bất tín, duy lý, trí thức và khoa học nửa vời, thì hãy cẩn trọng nói năng, phê phán, nếu không thì khổ não, ương lụy và tai họa cũng sẽ xảy đến với quý vị, gia đình, dòng họ và xã hội quả thực không thể luận bàn.

Ấy là điều không thể nói mà nay tôi lại nói và nói một cách chí thành.


Tàng Kinh Các Huế-Mùa nhập thất - 2018
Thích Thái Hòa

 

Ý kiến bạn đọc
01/10/201813:48
Khách
NamMoADiDaPhat 🙏🙏🙏
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5433)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4795)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4843)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 4901)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 4862)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6400)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5021)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4712)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4802)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
11/04/2013(Xem: 5469)
Hôm nay chúng ta đang ở trong mùa Vu-Lan, mùa lá vàng rụng về cội, mùa khói hương mù sương nghi ngút quyện lấy lời nguyện cầu mang đến thế giới tâm linh, thế giới vô hình u hoài mầu nhiệm của các bậc ân đức sanh thành quá cố. Mỗi lần Vu-Lan đến khiến cho lòng người con thảo cháu hiền sống dậy nỗi nhớ niềm thương, mong được gần gũi với cha mẹ cùng những người thương thân ân đức của mình. Vu-Lan có nghĩa là giải-đảo-huyền, tức là giải cứu tội nhân bị khốn khổ được giải thoát an vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]