Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo hiếu Đạo Phật & Ca Dao VN

16/08/201302:59(Xem: 5015)
Đạo hiếu Đạo Phật & Ca Dao VN
red_rose_51
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
Tuy nhiên, Đạo Phật khi du nhập vào bất cứ một quốc độ nào, trước tiên là phương pháp chuyển hóa để thực hiện tinh thần hội nhập , lưu xuất trong cộng đồng, lại cần phải tùy vào nền văn hóa giáo dục, những phong tục tập quán truyền thống đã được truyền tụng, tôn trọng, ca ngợi sẵn có của quốc độ ấy. Thế nhưng, cho dù có sự khác biệt thế nào đi nữa, thì lời dạy của Đức Phật cũng đã được khẳng định về mặt đạo lý hay luân lý của con người từ muôn thuở xa xưa cho đến ngàn thuở xa sau, như :
“Tâm Hiếu là tâm Phật’
Hạnh Hiếu là hạnh Phật”
Tâm và Hạnh là hai nhân tố song hành bất tuyệt biểu thị một giá trị tồn tại bất biến trong mọi hình thức đạo lý của con người. Chúng ta thấy, sự minh chứng đạo lý nơi bản xứ trong truyện thơ dân gian “Quan Âm Diệu Thiện” và đã được dân chúng Việt Nam biết đến nhiều,như ;
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân
Hiếu là độ được song thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
Qua lăng kính đạo đức của người Việt Nam đã có từ những thời đại ngàn xưa, sự chắt lọc ý thức truyền thừa không ngừng trong cộng đồng xã hội, đã tạo nên những đường nét thẫm mỹ bằng những ý niệm hành động giáo dục trong sáng lành mạnh được thấm nhuần vào trong mọi tầng lớp sinh hoạt đậm chất liệu đạo đức con người và vẫn luôn được thắp sáng, hiện hóa trong sự tươi mát, không những tự ngàn xưa, mà còn cho cả đến ngàn sau.
Do đó, để xây dựng cho bản thân một nhân cách đích thực, thì tinh chất của nhân cách ấy chính là lòng “Nhân”, những nỗi trắc ẩn trong đời sống được nói đến và được hành động một cách đúng đắn. Nhưng “Hiếu” lại chính là cội gốc của Nhân, là nền tảng đạo đức muôn đời trong trời đất.Theo quan điểm của Nho Giáo, thì Hiếu là gốc của Đức, là nguồn của Giáo, bước đầu của đạo Hiếu là phải giữ mình, vì thân thể tóc da của ta là từ nơi cha mẹ, nên không dám làm tổn thương, là nết đầu của Hiếu.Lập thân đem lại lợi mình, có danh phận ở đời, làm rạng rỡ cho cha mẹ,dòng họ,là nết cuối của Hiếu “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, Hiếu chi thủy dã. Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, Hiếu chi chung dã” (Hiếu Kinh).
Thế nhưng, nếu đức tính Hiếu hay Nhân không được nuôi dưỡng để được lớn mạnh trong mỗi lúc, thì mọi hình thức trong cuộc sống sẽ bị biến dạng và sẽ làm nguy hại cho xã hội con người, nhất là ngay trong thời đại của chúng ta. Điều ấy, Đức Phật đã nói lên ngay từ buổi ban đầu, điều mà có năng lực ươm mầm cho đức Nhân và Hiếu, như :
“ Nầy Mahanama, dựa trên thiện nam tử có lòng Tin, các người trong gia đình được lớn lên về 5 phương diện; 1./ Lớn lên về lòng Tin, 2./ Lớn lên về Giới, 3./ Lớn lên về học hỏi ( các Thiện pháp), 4./ Lớn lên về Bố Thí, 5./ Lớn lên về Trí Tuệ. Dựa trên thiện nam tử có lòng Tin, các người trong gia đình được lớn lên vì 5 sự lớn lên nầy” (Kinh Tăng Chi, II).
Như vậy, qua 5 sự nuôi dưỡng ấy để được lớn lên, lớn mạnh, không phải chỉ để trong gia đình, mà là luôn thuận theo dòng chảy của thời gian, dẫu có bao biến động làm cồn lên nhịp sống.v.v.. Thì sự trải nghiệm qua bao dãi dầu, mỗi chặng đường đời. Khi ấy, con người vẫn tiếp nhận, tiêu hóa và tồn tại một giá trị bất tuyệt không thể thiếu được đó là Hiếu, nếu thiếu, thìkhôngthể tròn nghĩa con người. Bởi vì, trong mỗi đời người ít nhiều đều có sự nếm trải, tiếp nhận hay từ chối.
Những tiếp nhận nào mà trong đó có sự xúc cảm từ địa vị, lợi lạc từ tài sản, những lạc thú từ những tiểu tiết thường tình… thì sớm chiều rồi cũng sẽ tàn phai vô vị, lãng quên theo dòng biến động thay đổi bất tận của thời gian, nó sẽ trở thành những hoài niệm vô vọng mà thôi. Nhưng, đạo lý “Hiếu” luôn được thắp sáng, rực sáng tận sâu thẳm tâm hồn của con người, luôn soi rọi trên mọi nẻo đời và vô cùng theo với thời gian, thành một sức sống tươi mát thánh thiện. Sự sống ấy, luôn nói lên cách hành xử căn bản từ tinh chất “Nhân Bản”, đó là việc biết ơn và đền ơn.
Nói đến việc biết ơn và đền ơn, trước hết, với thái độ của người con và nhất là đối với người đệ tử Phật không gì khác hơn là thực hiện tỏ bày một niềm Hiếu Tâm, Hiếu Hạnh và Hiếu Kính, Hiếu Đạođối vớiTổ thầy,ông bà cha mẹ khi còn sanh tiền khi chúng ta còn có cơ hội chỉ đến với chúng ta một lần trong đời, như lời dạy của Đức Phật đã cảnh báo, đánh thức trong lòng cho mỗi người con, đó là vận may tối thượng đến với con cái:
“ Phụng dưỡng cha và mẹ
Là vận may tối thượng”
(Kinh Tiểu Bộ I)
Cái vận may ấy, chúng ta có thể đánh mất bất cứ lúc nào trong cuộc đời vô thường và ngắn ngủi nầy. Chính vì lẽ đó, Đức Phật đã nhấn mạnh vào trọng điểm nhằm nhắc nhớ người con phải thấy và biết về hai cái ơn sâu nặng ấy.
Với đạo lý Nho giáo, Đức Khổng Tử cũng đã khuyên nhắc chúng ta: “Cư tắc trí kỳ Kính, Dưỡng tắc trí kỳ Lạc, Bệnh tắc trí kỳ ưu, Tang tắc trí kỳ Ai, Tế tắc trí kỳ Nghiêm” (Ở thì phải hết lòng cung kính, Phụng dưỡng thì phải vui vẻ, đau yếu thì phải biết lo toan, qua đời thì phải thương tiếc, cúng tế thì phải biết trang nghiêm.) qua những điều ấy, cũng đã thể hiện tương quan đến sự sống và sự chết từ cái đẹp suối nguồn của đạo lý con ngườimuôn thuở.
Chúng ta cùng nghe lại, cùng suy nghiệm những lời quí giá bao đời của cha ông chúng ta trong kho tàng cadao dân ca Việt Nam, như:
“Ru hời, ru hỡi, ru hơi
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.
Con người khi sanh ra trong đời, luôn có sự đan xen nhiều mối quan hệ chuyền níu trong xã hội, thế nhưng trong đó, mối quan hệ gần gũi thiêng liêng mật thiết nhất, đó là cha và mẹ, ân nghĩa sâu nặng nhất cũng bắt đầutừcha và mẹ. Và cũng chính nhờ vào mối quan hệ thiêng liêng đó, nên có sự nuôi dưỡng mầm yêu thương ấy của những bậc cha mẹ cũng như những nhà lảnh đạo về mặt đạo đức, văn hóa giáo dục một cách tích cực trong sáng đúng nghĩa, thì đây là một cơ may đem lại cho đời sống từ gia đình đến ngoài xã hội trong một đất nước hằng có được một nếp nghĩ, sinh hoạt lành mạnh, nhiều sự bình yên. Nếu trái lại, thì sẽ phát sinh những bất an, đồng thời làm mất đi một trật tự đáng tiếc.
Qua một cái nhìn khác về đạo lý của “Hiếu”, Đức Phật đã giúp cho chúng ta phân định được giữa cái “Thiện và Ác” như sau : “Nầy các tỳ kheo, đối với những người độc ác, đây là những đặc tánh của họ được biết đến, tức là không biết ơn và không đền ơn. Còn bậc chân nhân, nầy các tỳ kheo, là biết ơn, là đền ơn. Đối với những thiện nhân, đây là những đặc tánh của họ được biết đến, tức là biết ơn và đền ơn…” (Kinh Tăng Chi I, 118).
Chúng ta thấy, Đức Phật nhấn mạnh ở chổ “… Đây là những đặc tánh của họ được biết đến…”. Thế nên, sự sai khác chênh lệch nhau đã được bắt đầu từ một phát xuất do ý niệm đưa đến hành động, Và cũng từ hành động đã biểu thị cho thế giới tâm tư của vị ấy có cao thượng hay thấp kém. Đến đây, chúng ta lại nghe thêm lời dạy khác của Đức Phật giữa cái ác và cái thiện như thế nào !
“Điều thiện tối cao
Không gì hơn bằng Hiếu
Điều ác cực ác
Không gì hơn bất hiếu”
(Kinh Nhẫn Nhục).
Nếu như theo đà xu hướng và phát triển của xã hội hôm nay, thì cái ác (bất hiếu), nói một cách khác là không biết ơn và đền ơn cũng đã được báo động một cách đáng lo ngại về mặt đạo đức giáo dục, trong khi mức sống không phải dễ dàng đem lại ổn định phần đông cho số người trong cộng đồng. Mặc dù trên hình thức nào đó, chúng ta thấy những phương tiện phục vụ ngày càng nâng cao theo mỗi lúc. Đồng thời, tạo thêm nhiều nhu cầu bám víu, kích thích từ những cảm thọ lạc thú thấp kém hay bởi lắm bề bộn để được sinh tồn trong cuộc sống mà lãng quên hay bỏ qua đi .v.v… Điều nầy, đối với những nhà lảnh đạo tinh thầntôn giáocũng như các vị có chức năng trong giới đào tạo và giáo dục của một tổ chức quốc gia, tưởng cũng cần phải theo dõi, quan tâm đến sâu sắc và có một định hướng hợp lý. Tất nhiên, cũng không thể không nói đến trách nhiệm trong việc chăm sóc, quản lý từ phía cha mẹ. mà trước đây trong kho tàng tục ngữ đã nói đến :
“ Cha mẹ ngoảnh đi, thì con dại
Cha mẹ ngoảnh lại, thì con khôn” (tục ngữ VN).
Mặc khác, để nâng lên tính cách tuyệt vời của Đức Nhân, Đức Hiếu qua giáo lý của Phật, lời dạy đã vượt ra ngoài phạm trù ước định giữa cha mẹ và con cái, giữa bản thân và quyến thuộc, nhằm mở rộng sự toàn mãn chân thiện của một tâm hồn, đó là :
“Giới danh vi Hiếu” (Giới là Hiếu).
·Giới Kinh
Như vậy, Hiếu là cội nguồn của Giới, nếu người không hiếu thảo, thì người ấy không thể giữ giới trọn vẹn và do vậy, không thể tạo tác được các pháp lành (thiện pháp). Sự thâm thúy sâu kín trên đã minh họa cho một hiện trạng xã hội hưng thịnh một nếp sống lành mạnh (Chân-Thiện-Mỹ) hay một hình ảnh suy yếu, nguy hại từ sự lo âu, sợ hải của hổn loạn. Bởi vì, Hiếu mà ta thấy được là do “Hạnh” mà ra, còn Hiếu mà ta không thể thấy được bằng mắt, đó là “Lý của Hiếu”. Vì rằng; nhờ “Lý” (ý thức chơn chánh) mà “Giới” phát sinh, nhờ “Hạnh” (hành động đúng pháp) nên “Giới” mới hiển lộ. Nếu như người chỉ có “Hạnh” mà không nương theo “Lý” thì chỉ biết hiếu thảo với cha mẹ mà không có mở rộng tình thương yêu với mọi người, khi ấy chúng ta có thể sanh tâm bất thiện…
Do đó, ngoài tinh thần báo đáp ân nghĩa sinh thành của con cái, đã được nhắc nhớ qua lời ca dao, như:
“Nghĩa cha sanh cùng công mẹ dưỡng
Thì ngày đêm tư tưởng chớ khuây
Hai công đức ấy nặng thay
Xem bằng bể rộng, xem bằng trời cao”
Ca dao.
Chúng ta còn phải hiểu thêm về lời dạy của Đức Phật, không phải chỉ biết ơn và đền ơn phụng dưỡng thôi là đủ, mà tự thân có thực hiện tu tập những giới pháp của bậc Thánh để được thuần tịnh tâm tư, còn giúp cho cha mẹ biết hướng tâm về Tam Bảo, các thiện pháp, biết bố thí, có chánh kiến... để trở thành bậc thiện trí trong giáo pháp của bậc Thánh và trong đời sống hiện tại.
Giá trị đích thực của Hiếu không phải qua sự lập đi lập lại một định nghĩa nào đó, mà là ngay trong mỗi hành động ứng xử hằng ngày luôn phát tiết một cử chỉ chân thật và tôn kính, trân trọng, không dấu lại bên trong những điều bất mãn, nhọc nhằn hay một ý niệm cố gắng nào đó. nghĩa siêu vượt về Hiếu, nó không phải là một qui định, một nghĩa vụ, một bổn phận bắt buộc, mà là phải từ nguồn mạch yêu thương chân thật từ tinh chất đạo đức giáo dục mà các bậc Thánh đã thực hiện và đề ra.
Tóm lại, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã là một gương sáng của đức Hiếu Hạnh, đã thể hiện qua nhiều đời kiếp và cho đến đời sống cuối cùng nơi cõi đời hiện tại, khi chấm dứt con đường sinh tử, công hạnh thiêng liêng đối với cha mẹ từ muôn đời nay đã viên mãn.
Đồng thời, từ khi Đạo Phật có mặt trong đời và theo suốt dòng thời gian trên 25 thế kỷ đi qua là một nhân chứng của đạo lý tình thương, biết ơn, nhớ ơn và đền ơn. Và cũng kể từ khi giáo lý bậc giác ngộ hội nhập cùng với đạo lý dân tộc Việt Nam đến nay, đã trở thành một nếp sống mang tính đặc thù và hòa quyện suốt chiều dài lịch sử của quê hương Việt và cùng với kho tàng ca dao, dân ca dân gian thấm đậm những sắc màu tươi mát, bình an mầu nhiệm từ bao thế kỷ xa xôi, hiện tại và cho đến vô tận mai sau.
Long Xuyên, trung tuần tháng 8.2013.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 7079)
Mùa Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với những người con Phật trên toàn thế giới nói chung và tại Úc Châu nói riêng, trong lúc nạn dịch Covid vẫn còn đang tiếp tục hoành hành khắp nơi, gây bao cảnh đau thương tang tóc, kéo dài hơn 1 năm, nên mọi sinh hoạt xã hội vẫn chưa được trở lại bình thường. Tại tiểu bang Victoria của chúng ta lúc này tuy mức độ lây lan đã giảm thiểu, nhưng vẫn còn áp dụng biện pháp giãn cách để ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Do vậy, số Phật tử đến chùa sinh hoạt vẫn còn hạn chế. Nhưng dù thế nào, cứ đến mùa Vu lan thì trong tận thâm tâm của người con Phật, đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ phụ, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho báo đáp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường.
01/08/2021(Xem: 2207)
Nước Mỹ vừa trải qua 17 tháng bị phong tỏa và được mở cửa trở lại tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên đất nước này vẫn chưa hoàn toàn trở lại mọi sinh hoạt như xưa. Tâm lý khủng hoảng và sợ hãi vẫn còn đọng lại nơi người dân. Chùa viện Phật giáo cũng chịu đựng nhiều khó khăn suốt mùa đại dịch, đặc biệt các ngôi chùa đang xây dựng hay mới thành lập trong giai đoạn này. Giáo Hội xin cung thỉnh tất cả liệt quí vị dành một phút nhất tâm chú nguyện và chia sẻ nỗi đau thương lớn lao này, trong đó có quê hương Việt nam. Giáo hội xin cảm niệm công đức của toàn thể Tăng Ni và Phật tử đã nhẫn chịu suốt mùa dịch của thế kỷ. Đối diện với sợ hãi, tang thương và khốn đốn của cuộc sống hiện nay, xin chúng ta cùng suy nghiệm:
01/08/2021(Xem: 4242)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
01/08/2021(Xem: 6926)
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát triển khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, cùng mọi tiện nghi, của cải vật chất cũng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
25/07/2021(Xem: 3127)
TƯỞNG ĐẾN ÂN MỤC KIỀN LIÊN ÂN thâm phụ mẫu sánh bằng non ĐẠI đức Mục Liên giữ vẹn tròn HIẾU thảo bát cơm dâng đến mẹ MỤC thân thấu tỏ nỗi lòng con KIỀN tâm cố giữ niềm trung hiếu LIÊN kết gắng gìn dạ sắt son BỒ phổ độ sanh tròn bổn nguyện TÁT lai vĩnh kiếp tiếng thơm còn!
25/07/2021(Xem: 3005)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
23/07/2021(Xem: 2014)
Câu ca dao được trao truyền từ hàng ngàn năm ấy, cho chúng ta thấy một nền tảng văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Tình nghĩa hiếu trung được đặt tuyệt đối lên hàng đầu trong tư tưởng và giữa trái tim. Đọc lại cho nhau nghe câu ca dao ấy hôm nay chính là để chúng ta cùng niệm nhớ ân đức sanh thành của Cha mẹ, thắp sáng tâm linh ta ý thức tình nghĩa và hạnh phúc giữa cuộc đời mà ta đang có. Tượng cha, thân trúc thẳng Hình mẹ, nhánh mai gầy Trúc mai cùng sóng sánh Bát thơ con thêm đầy.
24/06/2021(Xem: 2091)
Hằng ngày tưởng nhớ Song Thân Tuy đà xa vắng cận gần tâm tư Vẫn nghe tiếng nói bây chừ Lời khuyên an ủi con thư thới niềm Cha thời khuất núi nhiều niên Mẹ còn gánh vác truân chuyên lo tròn Một thân nuôi dạy các con Hết con tới cháu sắc son Mẹ Hiền
22/06/2021(Xem: 2256)
Mỗi từng giây tâm thức Nghĩ thương tưởng mẹ cha Nắng mưa trăm khổ cực Tình thương hoài ngân nga. Mỗi ngày mỗi Vu Lan Mỗi công ơn trời bể Mỗi viên dung nguyện thệ Cha mẹ hằng bảo ban.
11/10/2020(Xem: 3425)
Nói đến lễ Vu Lan thì ai cũng biết đó là mùa báo hiếu, đề cao, tưởng nhớ công ơn sinh thành của bậc cha mẹ nhất là mẹ. Có nhắc nữa chỉ phiền lòng quí bạn, than: “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi„ nên trong bài này tôi không nhắc nữa, vì khi Quí bạn đọc bài này, Quí bạn đã là người con hiếu thảo nên mới quan tâm về lễ Vu Lan. Tuy nhiên, vì Quí bạn không tham dự nên tôi mới kể bạn nghe những diễn tiến tại Tu viện Viên Đức trong dịp lễ giữa mùa dịch bịnh còn đang hoành hành này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567