Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Cái và Cha Mẹ

09/08/201308:00(Xem: 7624)
Con Cái và Cha Mẹ

hoa_sen (18)
CON CÁI VÀ CHA MẸ

Ajahn Jayasaro

Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Tỳ Kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton) sinh năm 1958, tại Anh Quốc. Năm 1979, ông tham dự khóa thiền tích cực với Sư Sumedho.Tháng 9, năm đó ông đến Thiền viện Wat Pa Pong ở miền Đông Bắc Thái Lan, nơi ông đã thọ giới xuất gia với vị Thiền sư trưởng lão nổi tiếng, ngài Ajahn Chah và tu học theo Truyền Thống Forest Tradition, là một truyền thống thuộc Phật giáo Nguyên Thủy.

Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi xin trích dịch một phần nhỏ trong quyển Daughters & Sons, của Sư Ajahn Jayasaro để tặng các bậc cha mẹ và con cái Việt Nam.

Tôi nghĩ hẳn là mẹ tôi đã phải chịu bao khó nhọc khi mang thai tôi. Lúc đầu bà bị hành buồn nôn mỗi sáng, thời gian sau thì đi đứng trở nên khó khăn. Mọi chuyển động đều đau đớn và không thuận lợi. Nhưng mẹ tôi đã chấp nhận cái khổ này vì bà tin rằng có điều gì đó rất đáng công, và điều gì đó chính là tôi. Khi còn nhỏ, việc gì tôi cũng phải nhờ đến cha mẹ, vậy mà không hiểu sao tôi coi chuyện đó là bình thường –phải đâu bổn phận của họ là phải cung cấp, cưu mang, còn tôi chỉ có quyền nhận? Sau này, tôi có duyên được tu tập theo Phật giáo để phát triển một nơi nương tựa thực sự ở bên trong, vì cha mẹ tôi đã tạo cho tôi một chỗ nương tựa bền vững, đáng tin cậy ở bên ngoài khi tôi còn trẻ. Họ đã thiết lập cho tôi một nền tảng vững bền để tôi có thể toàn tâm toàn trí tu tập, chiến đấu với uế nhiễm.

Năm 20 tuổi, tôi đến Thái Lan để thọ giới xuất gia. Cha mẹ tôi không phản đối vì họ muốn cho con trai có thể sống theo ý nó muốn và được hạnh phúc. Cha mẹ tôi đã chấp nhận việc này và buông bỏ tất cả mọi kỳ vọng họ đã đặt vào tôi. Năm ngoái, mẹ tôi đã thú nhận rằng ngày tôi ra đi là ngày buồn nhất trong đời của mẹ. Nghe vậy tôi rất xúc động. Điều gây ấn tượng ở tôi là mẹ đã rất chịu đựng và che giấu nỗi khổ đau này suốt hai mươi năm vì mẹ không muốn tôi phải bức rức vì chuyện này.

Sau khi đã trở thành một tu sĩ, đôi khi tôi không thể không tự trách mình. Khi còn sống bên cạnh mẹ cha, mỗi ngày tôi đều có cơ hội để làm điều gì đó, hầu đáp lại chút tình thương mà họ đã dành cho tôi, nhưng tôi hầu như chẳng làm gì cả. Giờ tôi ước muốn bày tỏ lòng biết ơn bằng trăm ngàn cách thì lại không thể vì tôi đã là tu sĩ và sống cách xa họ hàng ngàn dặm. Thật đáng trách. Tôi chỉ còn có thể làm những gì mà các vị tu sĩ vẫn làm hơn hai ngàn năm nay, là rải tâm từ đến cho họ mỗi ngày.

Ở Thái Lan chúng tôi thường nghĩ tưởng đến ‘boon khoon’ (công ơn)cha mẹ. Boon Khoonlà niềm tin rằng mỗi khi ta nhận được sự giúp đỡ, lòng tử tế của ai đó –nhất là khi được ban tặng- là chúng ta đã mang một cái ơn. Thiện nhân là người biết trọng ơn nghĩa, và ơn nghĩa sâu dày nhất trong tất cả mọi ơn nghĩa là ơn nghĩa đối với cha mẹ. Đức Phật đã dạy chúng ta phát triển lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ, và ý hướng đáp trả ơn cha mẹ bằng những phương cách tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện.

Lúc nhỏ, tôi đã không được dạy dỗ về các giá trị này. Dĩ nhiên, trong nền văn hóa phương Tây cũng có tình thương yêu, gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nhưng nói chung sự quan tâm, lòng biết ơn lẫn nhau thường ít được coi trọng. Trong khi các giá trị khác như là tự do cá nhân, tính tự lập thì lại được chú trọng hơn. Tình cảm thâm sâu, gắn bó giữa cha mẹ và con cái có thể cũng được nhiều người cảm nhận, nhưng nó không được truyền thông rộng rải như một đạo lý chung trong xã hội như trong văn hóa Phật giáo, thí dụ như ở Thái Lan.

Việc chúng ta phải coi trọng công ơn cha mẹ có thể được tìm thấy trong giáo lý của Đức Phật về Chánh kiến trong đời sống thế tục, nền tảng giúp ta hiểu điều này điều nọ trong cuộc sống. Trong kinh điển Pali, Đức Phật dạy rằng ta phải tin rằng cha ta là thật, mẹ ta là thật. Có thể bạn sẽ bỡ ngỡ khi đọc điều này phải không? Tại sao Đức Phật phải dạy chúng ta một điều quá hiển nhiên? Có ai không biết rằng mình được sinh ra trong cõi đời này là vì cha mẹ mình thực sự có?

Chúng ta cần phải hiểu rằng những lời dạy đó chỉ là ẩn dụ thôi. Điều Đức Phật muốn dạy là chúng ta cần phải biết rằng có một ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, một ý nghĩa mà ta phải chấp nhận và tôn trọng. Mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái thật sâu sắc và huyền bí. Đức Phật dạy rằng không có nghiệp báo nào nặng hơn hành động giết cha hay mẹ. Trong từ ngữ Pali đó làanantariya kamma –nghiệp này nặng nề đến nỗi người gây nghiệp không thể nào tránh khỏi những hậu quả gớm ghê, dầu người đó có thật tâm hối hận đến mức độ nào. Như thế khi Angulimala có thể trở thành một vị A-la-hán dầu đã giết 999 người, thì điều đó sẽ không thể xảy ra nếu ông giết chỉ một người, mà người đó là cha hay mẹ ông.

Đức Phật không dạy về mối liên hệ thâm sâu này như là một phương tiện thiện xảo để quảng bá các giá trị trong đời sống gia đình. Nhưng đó là một chân lý vượt thời gian mà Ngài đã khám phá ra và sau đó truyền dạy lại vì lợi ích của chúng sanh. Giáo lý quan trọng đó dạy rằng mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái rất sâu dày và có thể đã diễn ra qua nhiều kiếp sống. Do đó, chúng ta phải chấp nhận, tôn trọng, và gìn giữ mối liên hệ đó.

Tóm lại, có thể nói rằng được sinh ra trong kiếp này là để chúng ta tiếp tục ‘bổn phận còn dang dở’ đối với mẹ cha. Có khi công việc còn dang dở này được thể hiện ra một cách không tốt đẹp, như khi đứa bé bị cha mẹ bỏ rơi, hay bị cha mẹ bạo hành thân xác hay tâm hồn. Có những hoàn cảnh như thế, và dường như ngày càng nhiều hơn. Nhưng những điều tệ hại mà cha mẹ có thể mang đến cho con cái như thế cũng không xóa bỏ được mối liên hệ thâm sâu này. Kiếp sống này chỉ như là một cảnh trong vở tuồng nhân sinh dài dẵng, chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trong những kiếp quá khứ. Sống trong một xã hội nhân ái, dĩ nhiên chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm phạm.

Chúng ta phải tỏ rõ việc không thể chấp nhận những điều đó, và phải đối xử với các bậc cha mẹ phạm tội này đúng theo quy luật xã hội hiện hành. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải bảo vệ tâm khỏi sự sân hận và thất vọng bằng cách tự nhắc nhở rằng chúng ta chỉ thấy một phân cảnh ngắn của một vở trường kịch, mà phần lớn đều xa tầm mắt nhìn của ta. Quán chiếu dựa trên chân lý này giúp nạn nhân của những việc bạo hành, xâm phạm có thể tìm được phương cách để tha thứ cho những người có liên quan. May thay, có rất ít các cha mẹ hoàn toàn nhẫn tâm với con cái. Phần đông, như các kinh điển đã nói, cha mẹ đều như các đấng Phạm Thiên đối với con cái, với tình thương yêu không lay chuyển, với tâm từ bi và niềm hoan hỷ. Trong một số kinh, Đức Phật đã dạy chúng ta làm thế nào để đáp trả tấm lòng trời biển của cha mẹ. . . .

Đức Phật thuyết rằng nếu có người muốn trả ơn cha mẹ bằng cách cõng cả hai lên vai, cả trăm năm, tận tụy phụng dưỡng họ, dầu họ có tiểu tiện trên vai; hoặc dâng tặng cho cha mẹ bao của cải, mang đến cho cha mẹ bao chức quyền, địa vị cao sang –dầu người con có thể làm tất cả những điều này cho cha mẹ, người đó vẫn chưa thể bù đắp cho những gì mà cha mẹ đã làm cho họ.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có hoặc ít có lòng tin vào Phật pháp, thì người con có thể khơi dậy lòng tin đó nơi cha mẹ, hoặc nếu cha mẹ không biết tuân giữ giới hoặc trì giới không nghiêm mật mà người con có thể giúp cha mẹ chuyển đổi, sống đạo đức: thí dụ người con có thể giúp cha mẹ keo kiệt tìm được niềm vui trong việc bố thí, giúp đỡ người khác hay giúp cha mẹ phát triển trí tuệ để chiến thắng tâm uế nhiễu, chấm dứt khổ đau, thì người con đó đã hoàn thành được những nhiệm vụ được coi là thực sự trả được công ơn mà người đó đã mang đối với cha mẹ. . . .Cách hành xử của con cái đối với cha mẹ thay đổi theo từng gia đình, vì điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố; thí dụ như số con cái trong gia đình, độ tuổi của con cái; con cái còn sống trong gia đình hay đã ra riêng, ở gần hay ở xa cha mẹ, vân vân.

Khi cha mẹ già yếu, người con có hiếu phải chăm sóc họ. Nếu thực sự điều này không khả thi (chứ không phải là viện lý do), thì họ phải thăm viếng cha mẹ thường xuyên, hay chí ít cũng phải gọi điện thoại hay viết thư thăm hỏi cha mẹ đều đặn, cũng như thông tin cho cha mẹ biết cuộc sống của mình thế nào. Biết rằng con cái vẫn tưởng nhớ, quan tâm đến mình là liều thuốc có thể mang đến cho cha mẹ tâm bình an, liều thuốc này còn hiệu lực hơn cả các loại thuốc do bác sĩ kê toa. Chúng ta phải giúp đỡ cha mẹ trong tất cả khả năng của mình. Khi cha mẹ đau yếu, nếu ta có thể giúp tiền chữa bệnh thì quá tốt, nhưng nếu ta nghèo, không thể làm điều đó thì hãy mang đến cho cha mẹ những gì ta có –thí dụ như thời gian. Hãy ngồi bên họ, đọc cho họ nghe hay chăm sóc họ theo cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm (thí dụ tắm rửa, làm vệ sinh, đút ăn hay bóp tay bóp chân cho họ) –những việc làm này đối với cha mẹ đôi khi còn giá trị hơn tiền bạc hay bất cứ món quà vật chất nào mà ta dành tặng cho họ.

Diệu Liên Lý Thu Linh

Vu Lan 2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5660)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 20525)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 13559)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 4657)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
08/04/2013(Xem: 9463)
Tổng cộng 4 tuyển tập - Mỗi tuyển tập gồm 10 bài
05/04/2013(Xem: 27544)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
01/04/2013(Xem: 4620)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là
29/03/2013(Xem: 7551)
Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái và tiếng Anh dấy lên tin đồn về Hậu thân của Steve Jobs; nguyên do b ởi ông Tony Tseung, m ột kỹ sư công ty Apple hỏi về việc tái sinh của Steve Jobs v ới Sư Phrathepyanmahamuni, Vi ện trưởng tu viện Wat Phra Dhammakaya, Thái Lan, v ị sư có kinh nghiệ m thâm niên tu thi ền đị nh . Người dịch xin dịch lại toàn bộ nguyên văn bài trình bày c ủa Sư Phrathepyanmahamuni nói v ề vi ệc đ ã th ấ y đượ c đờ i s ố ng m ớ i c ủ a Steve Jobs cho Sinh viên c ũ ng nh ư ông Tseung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]