Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Ba hạng con

09/03/201108:46(Xem: 4716)
13. Ba hạng con

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Ba hạng con

Trong kinh Puttasutta, đức Phật dạy:

– Này chư tỳ-kheo, có 3 hạng con trong đời này:

1. Con hơn cha mẹ (Atijàtaputta).

2. Con như cha mẹ (Anujàtaputta).

3. Con kém cha mẹ (Avajàtaputta).

Thế nào gọi là con hơn cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người không có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; không tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có tam quy, không có ngũ giới, thường tạo mọi ác pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; thường tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con hơn cha mẹ.

Thế nào gọi là con như cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy cũng là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; thường tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con như cha mẹ.

Thế nào gọi là con kém cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy là người không có quy y, không nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; không tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có tam quy, không có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi ác pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con kém cha mẹ.

Bài kinh trên đề cập đến 3 hạng người con so với cha mẹ, đó là sự so sánh căn cứ theo thiện pháp, ác pháp.

Tục ngữ có câu: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Theo quan niệm Phật giáo, con hơn cha mẹ được hiểu là:

° Cha mẹ là người không có giới, không có định, không có tuệ, thường tạo mọi tội lỗi, mọi ác pháp; còn con là người có giới đức trong sạch, thường thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ, thường tạo mọi phước thiện, mọi thiện pháp.

Như vậy mới gọi “Con hơn cha là nhà có phúc”.

° Cha mẹ là người có giới đức trong sạch, thực hành thiền định chứng đắc thiền bậc thập, thực hành thiền tuệ chứng đắc Thánh quả bậc thấp; còn con là người cũng có giới đức trong sạch, thường thực hành thiền định chứng đắc thiền bậc cao, thực hành thiền tuệ chứng đắc Thánh quả bậc cao.

Như vậy mới gọi “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Phật giáo quan niệm giá trị con người không căn cứ vào sự giàu hoặc nghèo, trình độ học vấn, công danh cao, sự nghiệp lớn, có chức quyền... mà chỉ căn cứ vào thiện pháp, ác pháp.

Cho nên, dù cha mẹ là người dân thường, ít học; song là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, đã quy y nương nhờ nơi Phật, Pháp, Tăng, có giới đức, hoan hỉ trong mọi thiện pháp như bố thí, giữ gìn giới trong sạch, thường thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ... Còn con là người có học vị tiến sĩ, có quyền cao chức trọng; song là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có giới, thường tạo mọi tội lỗi, lại còn làm những việc xấu xa, vi phạm luật pháp ... làm cha mẹ mang tiếng xấu, gia đình dòng họ phải hổ thẹn với mọi người.

Như vậy không thể gọi là “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh tư vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại, mỗi chúng sinh tích lũy thiện nghiệp hoặc ác nghiệp khác nhau, cho nên quả của nghiệp cũng khác nhau. Cha mẹ là nơi nương nhờ để thiện nghiệp cho quả tái sanh trở thành người con của cha mẹ. Do đó, có những người con xét về đức hạnh, về thiện pháp hơn cha mẹ, hoặc như cha mẹ hoặc kém cha mẹ.

Chẳng hạn như, Bồ Tát thái tử Tất-đạt-đa khi sanh ra có 32 tướng tốt của bậc thiện trí và 80 vẻ đẹp mà trong dòng họ Thích-ca không có một ai sánh được, đó là do quả của thiện nghiệp mà Bồ Tát đã tạo nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, không phải do mẫu hậu và phụ vương của ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2010(Xem: 4186)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 8577)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 9213)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 5053)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
10/08/2010(Xem: 4409)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 6204)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 7208)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 7310)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567