Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu của người - Hiếu theo Phật

26/08/201113:51(Xem: 5214)
Hiếu của người - Hiếu theo Phật
chu-hieu

Hiếu là nền tảng đạo đức của con người, là tiêu chuẩn để đánh giá tư cách làm người. Trước khi bàn tính chuyện hôn nhân cho con, những câu hỏi đầu tiên dành cho cô dâu hoặc chú rễ tương lai là học hành tới đâu, nghề nghiệp như thế nào. Nhưng câu hỏi sau cùng là đứa con gái, con trai kia ăn ở có hiếu với cha mẹ không (dò xét qua hàng xóm láng giềng). Qua câu hỏi này người lớn mới đưa tới quyết định việc cưới hỏi kia được hay là không. Thật rõ ràng một kẻ bất hiếu với cha mẹ cho dù là có địa vị, giàu sang đi nữa thì cũng chẳng ra làm sao, chẳng có ai tôn trọng.

Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện. Có những hành vi bản năng như khi ngồi vây quanh bên đống lửa họ nhường chỗ nào ấm cho cha mẹ. Khi ngủ những đứa con nào khỏe mạnh ngồi bên ngoài để ngừa thú dữ bảo vệ cha mẹ già và trẻ nhỏ ngồi bên trong. Đó là bản năng tự nhiên mà không biết chính là việc hiếu thảo. Đến lúc tổng kết các hành vi kia thành ra những kinh nghiệm đâu là người bất hiếu, đâu là bổn phận đứa con có hiếu rồi mới truyền xuống cho mọi người từ đời này sang đời kia trở nên một nguyên tắc cuộc sống.

Gia đình êm ấm, tệ nạn xã hội theo đó cũng giảm bớt, đất nước dù chưa giàu nhưng chỉ số hạnh phúc lại cao. Chính vì vậy mà Đức Phật nói chữ hiếu đứng đầu các giới hạnh, và cũng theo quan niệm của đạo Phật mọi thứ trên đời đều do nhân quả và đều có mối liên quan chứ chẳng đứng riêng lẻ. Đạo hiếu là đạo đặt vào lòng thành không phải hao tốn công sức tu luyện. Phần đông khi được cha mẹ sinh ra khó nhọc nuôi dưỡng cho nên vóc nên hình, người con tỏ lòng biết ơn thể hiện việc hiếu thảo qua hành động thương yêu kính trọng cha mẹ, sự thật cũng chẳng bao giờ bù đắp công lao lớn như biển trời kia được bao nhiêu. Nền tảng của đạo hiếu ở đây chính là chữ tình, mối tình thâm phụ tử. Cảm nhận mối thâm tình đó, người cũng thể hiện nó ra bên ngoài, qua cách cư xử chớ không phải đó là lời nói suông. Thí dụ, thấy cha mẹ nghèo khó nhọc kiếm miếng ăn, thương cha mẹ không gì bằng lo học hành hơn là phung phí ăn chơi.

Đạo hiếu nếu có dạy thì dạy cho trẻ từ lúc nhỏ chưa biết gì. Thấy cha mẹ không vui, cha mẹ nghĩ ngợi thì phải biết nhẹ chân chẳng nên đùa giỡn. Đã khôn lớn mà không biết cha mẹ buồn lo lắng nợ nần, cứ vô tư nhậu nhẹt ca hát thì rõ ràng đó là anh chàng bất hiếu (nói theo nhân gian đó chỉ là đứa mượn bụng người để chui ra). Những đứa con gái đi chợ gặp món ngon vật lạ, trái cây, gạo mới đầu mùa hay nghĩ đến cha mẹ (cũng như con gái cúng chùa nhiều hơn con trai). Con trai không được như vậy, điều này là do bản năng, đặc điểm của tạo hóa sinh ra để phân biệt nam nữ. Cũng chẳng nên vì chỗ khác nhau giữa trai với gái mà kết luận đa số con gái có hiếu hơn con trai. Tuy nhiên nam giới cũng cần phải nhận ra chỗ nhược của mình.

Đạo hiếu là đạo của tự nhiên, của lòng thành, mỗi người có mỗi cách thích hợp với hoàn cảnh, không có lòng thành tìm kiếm chữ hiếu kia qua kinh, qua sách… vô ích, vì những gì biết trong kinh, trong sách phần lớn chỉ là tấm gương để cho người nhìn vô đó để soi, là những mẫu chuyện ngụ ngôn. Thí dụ như trong Nhị Thập Tứ Hiếu, một người rất nghèo còn cha mẹ già và đứa con nhỏ. Không thể nuôi nổi ba miệng ăn, nhứt là đứa trẻ cần ăn để lớn nên bèn giết đứa con để dành số gạo ít oi nuôi cha mẹ già. Một kẻ khác vào mùa đông mặt đất đóng băng mà bà mẹ già lại tréo ngoe thèm ăn măng. Người ấy bèn nằm xuống băng tuyết ôm lấy bụi tre cầu mong băng tan cho măng mọc lên. Đại thể khi viết ra những chuyện ấy là để cho người nắm được cái ý, con cái vươn đến chữ hiếu đôi lúc cũng cần phải hy sinh bản thân. Được ý phải quên lời, không phải khăng khăng những điều thật vô lý. Thử hỏi bà mẹ thấy chỉ vì mình mà con của mình phải hy sinh đứa cháu nội thử có chịu nổi không? Nằm ôm băng tuyết chờ măng mọc lên, rủi chết đi lấy ai nuôi mẹ mình. Do đó hiếu xuất phát từ lòng thành phải thích hợp hoàn cảnh mỗi người.

Và chữ hiếu cơ bản chẳng phải đặt vào lễ nghi chi tiết nhỏ nhặt, rườm rà. Mua cho cha mẹ những thứ đắt tiền sang trọng nhưng biết cha mẹ có nhu cầu có thật sự cần đến nó hay không. Hay là để cho người biết là ta có hiếu, không ngại tiền bạc tốn hao. Hoặc là khi cha mẹ qua đời làm đám ma, đám giỗ cho thật linh đình. Tất nhiên thấy con cái có hiếu cha mẹ sẽ vui nhưng vui không khi anh em nghịch lẫn nhau, giành giựt nhau từng tấc đất cho làng xóm cười chê. Những ai thật sự hiếu đạo với cha mẹ thì sẽ thấy, đa số cha mẹ hay để tâm lo lắng cho những đứa con nghèo hay tật nguyền. Thương cha mẹ thì phải thương yêu, hòa thuận với anh em. Đây không phải là sự ràng buộc bổn phận mà đây là sự tất yếu chung nhau tình máu thịt ruột rà… Cái tình máu mủ ruột rà ấy xuất phát từ cha mẹ truyền đi như dòng suối nước ngọt không thể tách rời. Và con suối mát kia nó không bao giờ khô. Đạo hiếu cũng còn là ngọn lửa ấm sáng mãi bền chặt trong lòng người và ngọn lửa kia không bao giờ tắt.

***

Ngày xưa quan niệm về việc hiếu thảo: Thứ nhứt là sinh con nối dòng. Thứ hai là phụng dưỡng cha mẹ. Ngày nay người hiểu biết hơn, việc sinh con nối dòng là chuyện phụ chẳng quan trọng bằng việc lớn thứ hai. Trong nhiều kinh điển Đức Phật dạy tới dạy lui cho chúng sinh về chữ hiếu thì cũng không khác gì chữ hiếu ở ngoài đời. Tuy nhiên Đức Phật nâng chữ hiếu lên một bậc cao hơn. Đó là ngoài việc phụng dưỡng an ủi cha mẹ lúc tuổi già, cầu nguyện cho cha mẹ sống lâu, theo Đức Phật để trở nên có hiếu hơn, đứa con cần phải biết vì cha mẹ mà bố thí giúp đỡ kẻ nghèo, biết tịnh giới làm việc lợi ích xã hội, truyền bá Chánh pháp cho nhiều người, khuyên nhủ cha mẹ thực hành Chánh pháp. Theo Phật, đứa con hiếu thảo phải làm rạng danh cha mẹ, không để cha mẹ phải xấu hổ trước xã hội.

Lời của Phật trải qua hơn 2500 năm là chân lý chẳng bao giờ xưa cũ. Lúc nào nó cũng mới, nhất là qua lời dạy đó nhìn về xã hội hiện tại. Có phải chúng ta đang sống trong thời đại khoa học phát triển, hết phát minh này ra đời đến phát minh kia để rồi vật chất điều khiển con người. Mọi người tranh đua nhau kiếm tiền thật nhiều để mua sắm mà vẫn không thấy đủ. Thế rồi sinh ra bao tệ nạn tham lam, trộm cắp. Cán bộ thì tham nhũng. Và còn biết bao tệ nạn khác thậm chí mua bán phụ nữ trẻ con, ai ai cũng đau đớn lòng.

Nhớ lại lời Phật đã dạy. Thử hình dung hai hình ảnh, một bên là cha mẹ được mời ngồi hàng ghế danh dự trong buổi lễ con cái nhận giải thưởng nào đó. Như trường hợp của Ngô Bảo Châu chẳng hạn, còn gì vui sướng hơn. Trường hợp thứ hai, cha mẹ cũng được mời nhưng mời ra tòa án để chứng kiến xử tội đứa con trộm cắp, tham nhũng. Thật là xấu hổ khi bao con mắt nhìn đăm đăm về phía mình. Về nhà thì bị hàng xóm khinh rẻ, chỉ còn còn nước bỏ xứ mà đi để tránh cặp mắt của người đời…

Tóm lại, việc hiếu thảo theo Đức Phật trước là phải lo phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ vật chất. Lỡ người con vì nghèo lo không được chu đáo nhưng chẳng lẽ người con lại nghèo về tinh thần. Thay vì con cái làm cha mẹ ngước mặt ngó lên với đời, ngược lại ra đường mặt ngó xuống không dám nhìn ai. Với xã hội hiện nay những người trẻ muốn tìm một hướng đi ngày mai tươi sáng, vẫn chưa thấy ai dạy cho họ về lòng hiếu thảo sâu sắc hơn Đức Phật.

Ngô Khắc Tài
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5607)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 20425)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 13469)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 4608)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
08/04/2013(Xem: 9419)
Tổng cộng 4 tuyển tập - Mỗi tuyển tập gồm 10 bài
05/04/2013(Xem: 27493)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
01/04/2013(Xem: 4591)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là
29/03/2013(Xem: 7525)
Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái và tiếng Anh dấy lên tin đồn về Hậu thân của Steve Jobs; nguyên do b ởi ông Tony Tseung, m ột kỹ sư công ty Apple hỏi về việc tái sinh của Steve Jobs v ới Sư Phrathepyanmahamuni, Vi ện trưởng tu viện Wat Phra Dhammakaya, Thái Lan, v ị sư có kinh nghiệ m thâm niên tu thi ền đị nh . Người dịch xin dịch lại toàn bộ nguyên văn bài trình bày c ủa Sư Phrathepyanmahamuni nói v ề vi ệc đ ã th ấ y đượ c đờ i s ố ng m ớ i c ủ a Steve Jobs cho Sinh viên c ũ ng nh ư ông Tseung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]