Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gặp “cha” của hơn 10.000 đứa con

23/08/201520:10(Xem: 4635)
Gặp “cha” của hơn 10.000 đứa con

Gặp “cha” của hơn 10.000 đứa con

 

KTNT - Ban ngày ông làm thợ xây, ban đêm lại dạo qua các bệnh viện, phòng khám xin xác thai nhi bị cha mẹ bỏ rơi về chôn cất để các cháu có nơi yên nghỉ.

10 năm qua, chính tay ông đã chôn cất hơn 10.000 hài nhi vô tội bị cha mẹ chối bỏ tại nghĩa trang Đồng Nhi (xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, Khánh Hòa); đồng thời cưu mang nhiều người mẹ trẻ lầm lỡ và nuôi dưỡng gần 100 trẻ mồ côi tại mái ấm mang tên mình. Ông là Tống Phước Phúc ở phường Phương Sài, TP.Nha Trang.

 

Từ nghĩa trang Đồng Nhi

Sau nhiều lần hẹn, ông Phúc mới có chút thời gian để tiếp chúng tôi tại căn nhà trong một hẻm nhỏ ở phường Phương Sài. Thế nhưng, lúc chúng tôi đến, ông Phúc lại bận làm lễ khâm liệm cùng lúc cho 3 hài nhi bị bỏ rơi mà ông vừa xin được tại một phòng khám tư nhân ở TP. Nha Trang. Gọi là “hài nhi” nhưng 2 trong số đó chỉ mới thành hình, còn là cục máu đỏ hỏn nên ông Phúc làm lễ rồi bỏ vào hũ sành, đóng lại cẩn thận. Riêng “hài nhi” thứ 3 đã thành hình, được ông đặt trong một quan tài nhỏ xíu, khâm liệm đàng hoàng. Trong không gian khói hương nghi ngút, tiếng cầu kinh não nề khiến lòng người chùng xuống.

 

Nghĩa trang Đồng Nhi

 

Sau phần lễ, ông Phúc cùng một vài người bạn chuẩn bị hành trang đưa các con (ông Phúc nhận làm cha của tất cả những hài nhi mà ông nhặt được - PV) đem chôn tại nghĩa trang Đồng Nhi. Theo chân đoàn, chúng tôi đi qua những con dốc ngoằn ngoèo, hai bên đường dân cư thưa thớt, lổm chổm đầy đá cuội để vào sâu trong núi. Đến dưới chân núi Hòn Thơm, cả đoàn tiếp tục leo lên những bậc đá dọc sườn đồi, qua cánh rừng bạch đàn thưa thớt để đến nơi an nghỉ của những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Sau khi chọn vị trí, ông Phúc và những người bạn bắt đầu nghi thức chôn cất hài nhi. 2 hài nhi đặt trong hũ sành, ông Phúc chôn ở dãy mộ bên dưới. Hài nhi còn lại thì được đào huyệt, xây mộ như người bình thường. Đặt quan tài tí hon chứa hài nhi vô tội vào huyệt đạo, ông Phúc là người đầu tiên lấp nắm đất tiễn đưa. Những người bạn của ông lần lượt góp mỗi người một ít đất, người cuối cùng đặt xuống mộ một cành cúc trắng tinh khiết. Lễ an táng kết thúc trong thinh lặng, cảnh vật buồn, lòng người càng sầu não hơn. Bên những hàng mộ dọc ngang khắp nghĩa trang, giờ đây lại có thêm 3 mộ phần bé nhỏ. Chứng kiến cảnh này, không ai có thể cầm được nước mắt.

 

Trước mắt phóng viên là những hài nhi được ông Phúc đào huyệt, xây mộ.

 

Ông Phúc cho biết, nghĩa trang này rộng khoảng 6.000m2. 10 năm nay, nơi đây trở thành nơi an nghỉ của hơn 10.000 sinh linh xấu số. Hơn chục nghìn ngôi mộ mà hầu hết đều vô danh, chỉ có số thứ tự, ngày tháng lập mộ và một số ký hiệu riêng về mỗi sinh linh. Riêng một số phần mộ, ông Phúc đặt tên cho con là Tống Phước Xuân Tâm, Tống Phước Đắk Lắk, Tống Phước Ninh Hòa, Tống Phước Cam Ranh, Tống Phước Long An, Tống Phước Cao Bằng... để ghi nhớ về quê hương của người mẹ đẻ ra những hài nhi vô tội này. “Đây cũng là cách để những người cha, người mẹ lầm lỡ sau này có thể tìm lại được đứa con không may mắn mà mình đã vứt bỏ”, ông Phúc bộc bạch.

 

Ông Phúc chỉ hình ảnh những đứa trẻ được ông đem về nuôi khôn lớn. Đây cũng là bản ghi nhớ để sau này bố mẹ của những đứa trẻ này quay trở lại nhận lại để ông khỏi bị nhầm

 

Theo ông Phúc, từ ngày ông xây nghĩa trang đồng nhi, ngày ít thì có 1 - 2 cháu được chôn, ngày nhiều đến chục trường hợp. Những ngày đầu, số mộ còn có thể đếm được, đến nay thì vượt quá sự tưởng tượng của mọi người. Ông Phúc ngậm ngùi: “Số lượng hài nhi bị vứt bỏ tăng nhanh khiến chúng tôi không khỏi xót xa”.

 

Đến mái ấm Phước Phúc

Nhớ lại cơ duyên của mình với các con, ông Phúc kể, cách đây 10 năm, vợ ông mang thai đứa con đầu lòng. Sau 2 ngày đêm khó nhọc nhưng không vượt cạn được, vợ ông Phúc lâm vào tình trạng nguy kịch, có nguy cơ mất cả mẹ lẫn con. Nhìn người thân đối mặt với tử thần mà bản thân bất lực, không làm gì được, ông Phúc chỉ còn biết chắp tay cầu nguyện cho vợ con được “mẹ tròn con vuông” và hứa sẽ làm điều thiện sau này. “Trong lúc chăm sóc vợ trở dạ trong bệnh viện, tôi tình cờ chứng kiến cảnh cô sinh viên phá thai rồi bỏ đi mất hút. Bào thai do cô để lại được bác sĩ gom vào một góc, chuẩn bị đem đi tiêu hủy cùng những thai nhi khác. Thấy xót thương cho những sinh linh nhỏ bé chưa kịp thành hình đã bị cha mẹ chối bỏ, tôi làm đơn xin bệnh viện cho chôn cất, hương khói những sinh linh đáng thương đó và được bệnh viện chấp nhận. Sau đó, con trai tôi ra đời khỏe mạnh như một điều kỳ diệu nên càng thôi thúc tôi thực hiện ý nguyện đã hứa của mình”, ông Phúc cho biết.

 

Bà con giáo dân xót xa làm lễ cầu siêu cho vong linh thai nhi tại nghĩa trang Đồng Nhi

 

Từ ngày đó, ngoài thời gian làm việc, ông Phúc thường dạo qua các bệnh viện, phòng khám xin xác thai nhi bị cha mẹ bỏ rơi về chôn cất. Nghe người dân kháo nhau về việc “sinh viên dạo này bạo lắm, “lỡ” rồi thì tự uống thuốc tống ra rồi về đi học như thường”, ông lặn lội đến khu vực quanh các trường đại học, cao đẳng để nhặt xác hài nhi bị bỏ rơi rồi về chôn cất tại nghĩa trang Đồng Nhi.

Sau nhiều năm ròng rã đi gom nhặt những hài nhi vắn số, một ngày, ông Phúc chợt nảy ra ý nghĩ: “Một sinh linh dù chưa kịp thành hình nhưng cũng đã là một con người. Nếu đã cất công tìm nơi yên nghỉ cho người chết, chi bằng ta cứu lấy người sống ngay từ lúc họ có ý định bỏ con”. Nghĩ sao làm vậy, ông cùng các bạn trong nhóm thiện nguyện đã in một loại card mang tên: “Tín thác” và gửi tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Nếu ai có ý định phá thai hoặc sinh xong bỏ con thì có thể liên hệ nhờ ông giúp đỡ. Từ đó, hàng ngày ông nhận được hàng chục cuộc điện thoại, lúc thì báo có xác hài nhi; lúc thì báo có người lầm lỡ, người tình đã “quất ngựa truy phong”, còn cô gái thì muốn tự tử để khỏi xấu mặt với mọi người. Nghe vậy, ông tức tốc lên đường, đến gặp họ khuyên can, nói lời phải trái rồi nhắn nhủ họ nếu cần thì có thể về ở tạm tại nhà ông chờ đến lúc khai hoa nở nhụy. “Sau khi sinh con, nếu không nuôi được thì cứ để đó chú nuôi giúp. Khi nào có điều kiện, muốn nhận con về, chú vẫn cho”, lời thủ thỉ nhẹ nhàng của ông Phúc đã cứu vớt biết bao sinh linh vô tội. Cũng từ đó, căn nhà nhỏ hơn 90mmà cả đời vợ chồng ông dành dụm mới xây được đã nhường lại làm nơi tạm trú cho các mẹ bầu và những đứa trẻ mồ côi. Ông cũng hoàn thành thủ tục xin thành lập mái ấm mang tên Phước Phúc tại nhà mình để họ có nơi ăn chốn ở thuận tiện.

 

Những đứa trẻ được ông Phúc nuôi khôn lớn, chúng ngoan ngoãn và hiền lành.

 

Em N. M, H. (quê ở Quảng Ngãi, sinh viên năm 3 Trường Đại học Nha Trang) nói trong nước mắt: “Gái mới lớn thích nghe lời ngọt ngào”, nên em đã nhanh chóng xiêu lòng với một người con trai quê ở Huế. 3 tháng sau, trong một chuyến đi chơi, em đã trao cho anh ấy cái quý giá nhất của đời người con gái. Những cuộc đụng chạm từ đó cũng tăng dần và kết quả em đã có thai. Khi biết em có thai, anh ấy luôn khuyên bảo em nên bỏ cái thai này đi, nếu không bố mẹ biết chuyện thì…nên em đã làm theo. Lúc này bố Phúc nhận con của em đem về chôn cất. Giờ nghĩ lại em hối hận và dằn vặt trong tâm lắm!”.

 

Chị H.

 

Hàng ngày, ông tiếp tục công việc xây dựng để nuôi gia đình lớn của mình. Và đêm đêm, ông vẫn rảo bước khắp nơi làm việc nghĩa. Mặc dù chưa bao giờ than thở, nhưng nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cho mấy chục con người luôn đè nặng lên vai ông. “Cố gắng được chừng nào hay chừng ấy. Các con sinh ra đã gặp số phận không may, tôi không đành lòng bỏ rơi chúng”, ông Phúc bộc bạch.


Anh Thi
Thứ tư, ngày 21 tháng 1 năm 2015 | 8:0
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Gap-cha-cua-hon-10000-dua-con-140-49907.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 10831)
“Ầu ơ…….. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, Khó đi Mẹ dắt con đi Con đi trường học, Mẹ đi trường đời” Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.
09/08/2011(Xem: 7897)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
09/08/2011(Xem: 5744)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
08/08/2011(Xem: 5193)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
08/08/2011(Xem: 8334)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
08/08/2011(Xem: 4733)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
07/08/2011(Xem: 6634)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
06/08/2011(Xem: 6324)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
06/08/2011(Xem: 6265)
Audio: Chữ Hiếu Trong Đạo Phật
05/08/2011(Xem: 10597)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]