Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Đại Bàng (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

05/04/201319:40(Xem: 27734)
Cúng Đại Bàng (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

cung dai bang__thich nguyen tangchim dai bang 3


Cúng Đại Bàng

Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc
 


 

Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt. Chim Đại Bàng này có chiều kích rất lớn, mỗi lần há miệng, một hơi hút của nó chiếm một phạm vi nhiều cây số, tất cả các loài chim nhỏ đều bị cuốn hút vào miệng nó. Thấy việc sát sanh quá nhiều nên Đức Phật đã từ bi giáo hóa. Ngài dạy rằng “ tất cả chúng sanh đều ham sống sợ chết, do đó chớ giết và chớ bảo giết”. Chim Đại Bàng tự nghĩ: “thực phẩm hằng ngày của mình là thịt sống của các loài chim, nay Phật không cho ăn, lấy gì để nuôi thân mạng này”. Phật dạy: “từ đây về sau ngươi về chùa nào gần nhất để quý Tăng Ni cho ăn”.


Tương tự như nghi thức cúng cháo Mông Sơn Thí Thực buổi chiều, Nghi thức cúng Đại Bàng buổi trưa được phát xuất từ đó, và hơn hai ngàn năm nay truyền thống này vẫn tiếp tục gìn giữ và duy trì. Có người thắc mắc rằng, sao chỉ cúng bảy (7) hạt cơm, có thể làm no đủ loài đại bàng, và 7 hạt cơm có thể thay thể được thịt sống? Theo như trong bài kệ ghi rằng “ Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại, thất liệp biến thập phương, phổ thí châu sa giới” Nghĩa là: “Pháp lực khó nghĩ bàn, từ bi vô giới hạn, bảy hạt biến mười phương, biến khắp cõi vô biên”.Các Hòa Thượng cũng dạy rằng do nguyện lực của thần chú của Phật mà bảy hạt cơm kia sẽ biến thành cam lồ pháp nhũ khiến cho loài Đại Bàng ăn no đủ, nhờ lực gia trì của thiện niệm.

Tôi nhớ lại thời gian hành điệu, làm thị giả, cúng Đại Bàng là thời gian hồn nhiên, đẹp đẽ đáng ghi nhớ nhất. Tôi được Sư Phụ gởi xuống làm thị giả cho Hòa Thượng Trí Nghiêm & HT Thiện Siêu trong các mùa An cư Kiết Hạ từ những năm 81 đến năm 1984 tại Chùa Hải Đức, Nha Trang. Chùa Hải Đức từng là Phật Học Viện Trung Phần, nơi đào tạo các bậc tăng tài cho PGVN do Cố HT Trí Thủ khai sáng, do vậy sau 1975, có nhiều Thầy con lưu lại nơi này. Lúc ấy tôi nhớ có Ôn Từ Đàm, Ôn Trừng San, TT Phước An, TT Phước Quảng, TT Phước Lượng, TT Chánh Lạc, TT Huệ An, TT Trí Viên, TT Thiện Vinh, TT Minh Châu, TT Minh Thông, TT Chơn Trí, TT Thiện Tu, TT Nguyên Quang… về Sa di thì có Chú Phượng, chú Pháp Đăng.. cảnh trí nơi đây hùng vĩ, cây cối rợp bóng xanh tươi, nhất là con đường đất từ Chùa Long Sơn dẫn đến Chùa Hải Đức luôn phủ một màu đỏ của hoa phượng vĩ.


chuahaiduc-ontrungsan

Ôn Trừng San (xem)



Chu Tieu Nguyen Tang 1981

Chú Tiểu Nguyên Tạng (hình chụp năm 1981)



Năm đầu tiên tôi được dạy đến trình diện Ôn Trừng San, Trụ Trì Chùa Hải Đức, Ôn là một bậc danh tăng giới đức của PG Khánh Hòa; Ôn có người em ruột cũng xuất gia tu hành và đang làm trú trì Chùa Nghĩa Trũng ở Diên Khánh, Khánh Hòa. Ôn Trừng San tướng người cao lớn và đẹp đẽ, Ôn giỏi về nghi lễ, mặc dù là người Khánh Hòa nhưng lại nổi tiếng trong khoa nghi chẩn tế theo truyền thống Huế. Ôn bảo tôi hô Đại Bàng nghe thử, tôi liền bắt ấn cam lồ đưa lên trán và bắt đầu hô:

hodaibang-ventang
Minh hoạ của T. Phổ Huân

Đại Bàng Kim Sí Điểu
Khoáng Dã Quỹ Thần Chúng
La Sát Quỹ Tử Mẫu
Cam Lồ Tất Sung Mãn.
Án Mục Đế Tóa Ha
( 7 lần).

Dịch nghĩa:
“Chim Đại Bàng cánh vàng
Chúng quỷ thần dã hoang
Cùng mẹ con La sát
Hương cam lồ sung mãn”.




Ôn nghe xong lắc đầu vì tôi hô tệ quá. Sau đó Ôn chỉ dạy luyện giọng cho tôi, cuối 3 câu đầu phải lên giọng, cuối câu thứ 4 phải xuống giọng, câu thần chú phải hô đúng 7 lần và phải ngắt ra làm 3 lần, 2 lần đầu mỗi lần 3 biến, và lần ba 1 biến, kéo dài ra và xuống giọng. Khi thử hô vài lần, Ôn Trừng San hoan hỷ gật đầu và thế là tôi trở thành thị giả tống thực trong suốt bốn năm sau đó tại Chùa Hải Đức. Cứ mỗi trưa, tôi giữ trách nhiệm lo chén súc sanh, đánh khánh, cúng đại bàng và làm thị giả cho hai Ôn Trí Nghiêm và Ôn Từ Đàm (HT Thiện Siêu). Thỉnh thoảng tôi được đi làm thị giả cho Ôn Trí Nghiêm ở Ni Viện Diệu Quang, Chùa Kim Quang hoặc Chùa Tỉnh Hội Long Sơn để hô đại bàng, rồi tôi cũng có dịp hầu quả đường và hô đại bàng khi Ôn Hưng Từ (từ Phan Thiết) ra cúng ở Nha Trang.


Thông thường, công việc làm thị giả và hô đại bàng của tiểu Tăng, tiểu Ni, hoặc các vị mới xuất gia. Từ ngày xuất gia đến giờ tôi được nghe rất nhiều chú tiểu hô đại bàng, có người hô rất hay, nhưng có người hô nghe không được, cũng có người chế biến cách hô nghe rất lạ (có người hô 4 câu đầu đến 3 lần). Từ ngày ra hải ngoại đến nay, tôi cũng được nghe nhiều vị mới xuất gia hô đại bàng, nhưng vào năm ngoái, trong khóa An Cư tại Tu Viện Quảng Đức, chú Hạnh Đức (đệ tử của Thượng Tọa Như Điển) hô đại bàng rất hay, đúng giọng điệu và rõ ràng.


Trên đây là một chi tiết rất nhỏ trong sinh hoạt thiền môn, nhưng nếu tinh tế để ý quán xét, chúng ta thấy bậc giáo chủ của đạo Phật dùng nhiều phương tiện độ sanh ngoài sức nghĩ bàn của phàm tình thế nhân. Lòng từ bi của đức Phật tỏa rộng khắp vạn loại sanh linh, kể cả cỏ cây, đất đá, núi sông, khe biển…truyền đạt cho hàng đệ tử xuất gia hành trì, do vậy là đệ tử của Như Lai (Phật Thích Ca) không thể không thực hiện được hạnh từ bi, lợi tha của bậc đại giác Thế Tôn.

Trường Hạ Phổ Quang, Perth 7/2005

Thích Nguyên Tạng

---o0o---


chim dai bang
Cúng Đại Bàng
(Bài này đã được thi hữu Quảng Pháp Ngôn Nguyễn Văn Tiến phổ thành thơ, kính mời vào xem)

 


***


Xem bài liên quan:

Cúng Cháo (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)
Cúng Đại Bàng (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)

- Cúng Quá Đường (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)












Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5176)
Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ. Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...
10/04/2013(Xem: 5842)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
10/04/2013(Xem: 4944)
Trong thâm tâm mỗi con người, đó là một từ thiêng liêng hơn tất cả, là nơi chốn yên bình, là bờ sông phẳng lặng cho ta tìm đến sau những chuỗi ngày mệt mỏi và thất bại trên đường đời. Từ cái thuở khai thiên lập địa, đã có mẹ Âu Cơ ngàn năm tích cũ, mẹ của nòi giống tiên rồng. Rồi cho đến khi chiến tranh lầm than, mẹ Tô bế con chờ chồng, hoá đá sừng sững giữa đất trời,......
10/04/2013(Xem: 4683)
Nhân ngày của Cha, tổng thống của nước Cờ Hoa không nói gì nhiều, ông chỉ nhắn ngắn gọn với các bậc làm cha hãy hòa mình vào sinh họat của các con . Chính bản thân ông cũng không thấy bóng dáng cha trong phần lớn cuộc đời của mình . Dù được ông bà ngọai thay thế cha phụ mẹ chăm sóc tử tế nhưng sự thiếu vắng của người cha trong cuộc đời của ông vẫn là lổ hổng lớn không bù đắp được .
10/04/2013(Xem: 5226)
Mẹ tôi mất vào buổi trưa cuối tháng Bẩy. Mẹ đi nhẹ nhàng như một hơi thở. Một tuần trước khi mẹ mất, người chị lớn gọi tôi từ Cali: "C ơi, em có về được không, me sắp đi rồi- chắc cũng chỉ độ nay mai thôi."
10/04/2013(Xem: 4584)
Trời đang vào Đông với những cơn gió rét và những ngày mưa nhè nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt giá con tim. Ngày hôm nay dù cũng là những cơn gió như rứa, dù cũng là những cơn mưa như rứa, nhưng con lại cảm thấy bầu trời u ám hơn, lạnh lẽo hơn, lòng con bỗng nặng trĩu khi nghe tin Mệ vừa qua đời. Nhìn những hàng cây chơ vơ trụi lá bên đường khi vào đông làm con liên tưởng đến đời người cũng như những chiếc lá vàng kia đến một lúc nào đó thì cũng sẽ xa lìa cành để rơi vào hư không...
10/04/2013(Xem: 4920)
Đêm nay trời thật lạnh với những cơn gió rít từng hồi, những cành cây sau vườn chạm vào nhau nghe xào xạc, lá rơi lộp độp trên mái nhà. Tôi nhìn ra cửa sổ, cả một màn đêm bao trùm khu vườn, chỉ thỉnh thoảng nhìn thấy vài nhánh cây đu đưa theo gió, cái lành lạnh đôi khi cũng làm cho mình tê tái thật, nhất là mỗi khi có tâm sự buồn… Ngồi đọc vội vài bản tin ở tờ báo tiếng Việt trên mạng, nào là đánh nhau ở Iraq, nào là tranh chấp và giết nhau, nào là hải tặc cướp biển, v.v…
10/04/2013(Xem: 5190)
Nếu Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại có thể thực hiện thành công một đội ngũ vài chục vị tăng, ni trẻ cho công cuộc hoằng pháp như vậy là điều mà người phật tử Việt Nam đang mong chờ. Đó là thành tựu của bước đầu đầy khó khăn. Nhưng khi bước đầu đã qua được thì tương lai sẽ có nhiều thuận duyên và tươi sáng hơn.
10/04/2013(Xem: 4783)
Không đành lòng nhìn con gái quằn quại vì bỏng, ông xin các bác sĩ lóc da mình để cứu chữa cho con. Câu chuyện cảm động về sự hi sinh của người cha dành cho đứa con - cô gái đang chuẩn bị thi đại học thì tai họa xảy ra...
10/04/2013(Xem: 8281)
Trong vỏn vẹn mấy tháng nay, đã có tới bốn em học sinh của trường trung học Western Heights (thuộc tiểu bang Victoria, Úc) lần lượt tự kết liễu cuộc đời còn xanh mơn mởn của mình một cách âm thầm, tức tưởi! Tất nhiên, hiện tượng bi thảm và đầy đe dọa này đang làm giới phụ huynh trên khắp nước Úc rúng động! Phản ứng đầu tiên là sự sửng sốt: “Why?”, “Tại sao?” Kế đến, là sự bàng hoàng khi nghe giải thích: “Các em đều là nạn nhân của nạn bắt nạt nhau trong sân trường hay trên internet!”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]