Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ráng Hồng Trời Tây (sách mới của Thích Minh Thế)

10/02/202213:09(Xem: 7436)
Ráng Hồng Trời Tây (sách mới của Thích Minh Thế)
Rang Hong Troi Tay-1
        Chút tâm tình…! 

      “Anh dạo bước, tìm bản nguyên chân thực.
       Hôn má nàng, giữa ráng hồng trời Tây.
        Dẫu trăm năm, sương đọng bụi vơi đầy.
         Tình tri kỷ, khói toả quện áng mây.” 
    Thực vậy, dẫu cuộc tình trăm năm rồi ta cũng thành cát bụi, lớp sương mờ trong ngàn kiếp sinh tử. Nhưng cái sinh tử ấy vẫn hoàn lưu chuyển diệt sinh muôn kiếp. 
    Chỉ còn áng mây, trăng khuyết tịch mù, mãi thức tỉnh luân phiên hiện hữu giữa dòng đời bất tận. Nắng hay mưa, ngày hay đêm vẫn theo thời gian mà lúc ẩn lúc hiện, khiến vạn kiếp nhân sinh mãi tồn động rong chơi trong ba ngàn cõi tâm.
      Đời người đi qua như giấc mộng, chỉ một kiếp thở dài ngắn sẽ ngừng chuyển thức tâm, chính vì nhân duyên ấy chàng kẻ sĩ du hành vân du khắp chốn đó đây, khoác áo y pháp cà sa như chính mình gom lại những vết hằn sương ảnh trên thảm cỏ hơi sương, giữa cuộc tình nhân thế. 
       Hẳn nhiên, chàng kẻ sĩ ngước nhìn dưới lớp mây xanh, tinh khôi chào đón ánh bình minh, để học thêm cuộc tình hương đạo, từ việc hành trì trong nguyện giới pháp tướng du tăng, mà phổ hoá nhân sinh. Chàng mở đôi mắt tuệ đến sương thi hoá vào chốn nhân gian. 


Rang Hong Troi Tay-2

      Thế rồi, chàng kẻ sĩ vội tình nhìn trộm “Ráng Hồng Trời Tây” qua lớp áo ánh vàng đỏ rực, mỗi khi hoàng hôn buông tay rung động, cảm nhận sự rong ruổi khắp chốn địa đàn qua ngữ ngôn pháp hành chánh pháp, an tuệ chân nguyên thực hành thiền tọa định tâm. 

       Nhân duyên trùng phùng, năm 2018, Kẻ Sĩ Thế Tôi, được may mắn hội ngộ thiện duyên trong khoá tu mùa hè, tại chùa Long Hoa - Đà Nẵng. Kẻ sĩ thế tôi được mời vào hướng dẫn khoá tu, theo lời mời pháp huynh Thích Tịnh Vương. 
       Giữa nghìn trùng duyên ấy, Kẻ Sĩ Thế Tôi được kết tình pháp lữ với pháp huynh Thích Minh Khương. 
      Chư huynh đệ trò truyện hàn huyên, vô tình pháp huynh hỏi rằng:
        “Pháp đệ Minh Thế, có duyên qua Mỹ chưa…?"
      Kẻ Sĩ Thế Tôi đáp:
      “Duyên chưa đến nên chẳng mơ làm gì huynh ạ, mình một dạ tu học vân du, theo lời dạy của Phật mà ôm kinh tuệ, để trì và ứng nghiệm, còn luật học cứ vậy mà hành trì…!” 
      Pháp huynh như vậy:
      “Tất cả là phúc báu, nếu mình đủ thì sẽ có chuyến vân du xứ Mỹ chứ….! Mà hỏi thật có muốn đi không...?” 
      Kẻ Sĩ Thế Tôi đáp: 
     “Đủ duyên thì đến, chứ mong rồi không được khổ tâm pháp huynh à.” 
     Pháp huynh nói tiếp:
      “Vậy thì…! Phật nuôi thôi chứ không lo nghe…!” 
      Mây cứ vậy, tâm cứ an, cuộc trò chuyện với pháp huynh xem như bỏ túi, chính duyên ấy tại vườn trúc của Thượng toạ Thế Tường, nơi trú xứ vườn trúc - Đà Nẵng hội cùng duyên lành pháp phật mầu nhiệm, tháng 10 âm lịch, năm Mậu Tuất 2018, Kẻ Sĩ Thế Tôi nhận được tâm thư thỉnh nguyện của Thượng toạ Thích Chúc Thiện - Trú trì chùa Liên Hoa - tiểu bang Texas, xứ Hoa Kỳ, tham dự khoá an cư kiết đông. 
       Với sự cung thỉnh hoà thượng Thượng Thanh Hạ Thế - Lâm Đồng, Thượng toạ Thế Tường - Đà Nẵng, kẻ sĩ thế tôi, và pháp huynh Minh Khương, sư cô Hạnh Luật - Bình Thuận…., tham dự tu học theo chúng, lạy sám Lương hoàng, tụng Địa tạng, kiết giới. 
       Xem như: “Ráng hồng trời Tây”, là cơ duyên, Kẻ Sĩ Thế Tôi đã an tịnh thiền tập, để tâm chiêm nghiệm pháp hành khoác áo vân du. 
        Thẩm sâu nhung nhớ, vấn thị lời dạy của ngài Phương trượng Chơn Giác - Nhà Bè, Kẻ Sĩ Thế Tôi đã đến đảnh lễ trước khi đi vân du xứ Mỹ. 
        Ngài bảo: 
        “Xứ Mỹ chốn nhiều khác lạ nếu có duyên con lưu nhớ tu học và nhiếp phục chánh niệm, chớ lời vào ra tâm ác kiến, mà bỏ mình xem bạn hai tay…!” 
       Ngài vấn thị tiếp: 
      “Qua đó để đi tu chứ không phải qua mà vọng nghiệp ham danh, mất tất cả bản hoài tu sĩ, quên giới hành là bỏ luôn lối về thành nhiếp thiền gia, khờ dại một đời chẳng được sang xứ Mỹ nghe không Tâm Hỷ….! 
       Kẻ Sĩ Thế Tôi chấp tay vấn bạch: 
       “Bạch ân sư, con sẽ an tường ghi nhớ pháp hành, pháp tu, pháp nguyện, pháp tuệ để dũng tiếng trên lộ trình vân du ạ, con xin ghi nhớ ...!” 
       Ngài dạy: 
      “Nhớ lời thầy hai đều: 
       Một là vững tâm, chớ vọng dục tham. 
       Hai là biết mình là ai, đừng thấy kẻ sang mà vẫy tay thu nhiếp. 
       Xứ Mỹ rõ như ráng hồng trời Tây, ... đụng là phỏng, phỏng chẳng ai giúp, chỉ có thực tâm quý Ngài bên ấy sẻ giúp hết lòng, nghe con...!” 
       Kẻ Sĩ Thế Tôi chấp tay và tri niệm bậc ân sư…! 
       Kiếp tình đủ hoá, Kẻ Sĩ Thế Tôi đã chấp bút ứng thành những lời dung dị, cái hay, cái đẹp, cái học, cái tu, pháp hành trì ứng dụng, nơi kinh đô hoa thịnh đốn Xứ Mỹ, nếm pháp hành trong tu tập giữa đại ngàn hoá độ xứ quê hương, kết thành ấm phẩm: “Ráng hồng trời Tây” như chính bạn đọc từng con chữ, xin giữ gìn nâng niu. 
      Giờ này, thời khắc lưu dấu, hiền sĩ chúng con, trước hết dâng lên mười phương chánh pháp ba ngôi báu, nơi giúp chúng con nâng niu từng phẩm hạnh giới tăng, vận trì thọ nguyện tu học suốt quá trình vân du, tham bái các vị tôn túc chỉ giáo. 
        Chúng con dâng lên Ngài bổn sư truyền Tam Quy Giới, Thế Độ ân sư, Phú Pháp tôn sư, Giáo Thọ sư, cần cầu y chỉ sư, nơi chúng con học tập, nghiêm cứu, để tròn niềm tăng trưởng bên trong bảo sở pháp tâm. 
       Chúng con dâng lên chư vị Pháp huynh, Pháp đệ, hữu duyên kết tình pháp lữ, từ món quà nhỏ này, như thay lời tri niệm ...! 
        Chúng con dâng lên hai đấng sanh dưỡng, được làm kiếp người tu sĩ, đi giữa đời tu học. 
        Trao gởi cho các vị học trò, từ Trung - Bắc-Nam, như món quà pháp, lưu ảnh tâm sự tu học tuỳ hỷ Thầy truyền trao, để một dạ kề cận Tam Tôn, hộ trì nhị bộ Tăng Già tu học.
        Một niềm lặng lẻ, bên Tam bảo đón nhận chút tình: “Ráng hồng trời Tây “, cung kính tập nhìn vận tâm. 
          Phương thất phổ tịnh - Hà Nội, nhân mùa hạ an cư, giữa mùa bệnh viêm phổi Covid-19. 
                             Thủ bút
          Mùa tâm niệm huân tu - PL: 2565. 
                Hà Nội - Sen Thơm Tịnh Giới.
Nhân ngày vía Bồ Tát Đức Đại Thế Chí                Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai. 
                    Ngày: 20-08-2021. 
              Tức ngày: 13-07- Tân Sửu. 
                   Tk: Thích Minh Thế 
             Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều. 
           Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang.



Rang Hong Troi Tay-3
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 16468)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.
17/08/2014(Xem: 12664)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!
17/08/2014(Xem: 28352)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
17/08/2014(Xem: 27117)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
17/08/2014(Xem: 13764)
Thời gian làm việc của chúng ta bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cuộc sống hằng ngày, cho dù là ta đang giữ bất cứ vị trí nào trong xã hội. Vì thế, qua công việc chúng ta không chỉ nhận được những giá trị vật chất bằng vào sức lao động của bản thân, mà còn có cả những giá trị tinh thần trong cuộc sống...
15/08/2014(Xem: 10715)
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, do Hòa Thượng Kiến Lão dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển. Lời văn dón gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngỏ đi vào cảnh giới Phật Đà. Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đo,ù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
22/07/2014(Xem: 32202)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
21/03/2014(Xem: 25369)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
27/10/2013(Xem: 13553)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
27/08/2013(Xem: 13719)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]