Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản_S. Hanayama and K.Tamura_Thích Bảo Lạc dịch

10/12/202106:14(Xem: 6597)
Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản_S. Hanayama and K.Tamura_Thích Bảo Lạc dịch
tong phai pg nhat ban__thich bao lac


Lời nói đầu 

 

Việc dịch tác phẩm viết về Phật Giáo bảng ngoại ngữ sang tiếng Việt cho đến nay vẫn còn cần thiết và hữu ích, vì ba tạng kinh điển của Phật Giáo hầu như còn nằm trong nhiều loại văn tự khác như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Sanskrit, tiếng Pali v.v...

Nhận thấy sự cần thiết ấy trong việc tìm hiểu các tông phái Phật Giáo Nhật Bản, sau khi đọc xong tác phẩm, chúng tôi nghĩ cần phải dịch sao cho dễ hiểu - nhất là phần giáo lý mang tính chất triết - cống hiến quý vị món ăn tinh thần bổ ích trong việc nghiên cứu giáo điển Phật Đà. Những đặc điểm của sảch này gồm có:

-       Ngắn gọn rõ ràng

-       Nhận xét riêng từng tông phái ở mỗi thời kỳ khác nhau: và ở phần cuối cuốn sảch còn ghi rõ:

-       Niên biểu lược sử Phật Giáo Nhật Bản

-       Bảng tóm lược tổng số các tông phái, số tín đồ PG, v.v...

-       Phần câu hỏi gợi ý, do dịch giả tự đưa thêm vào giúp người đọc cần phải lưu ý và nhớ tới những điểm nào thật quan trọng đã đọc.

-       Cung ứng cho việc sưu tầm, nhất là đối với những vị nào muốn nghiên cứu sâu vào lãnh vực chuyên môn dễ dàng trong việc tra cứu.


Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. 
 

Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước tác, dịch thuật... mới mong lưu lại được cho hậu thế những tài liệu tham khảo chính xác về thực tế Phật Giáo trong quá trình phát triển.

Xin đa tạ Thầy Tổ, song thân, bằng hữu, chư Thiện Hữu Tri Thức và Giáo

Hội đã cho tôi cơ hội ra học được ở nước ngoài mới làm quen với ngôn ngữ Nhật và công hiến quý vị dịch phẩm khiêm tốn này.

 
SYDNEY, mùa Báo Hiếu 1984
THÍCH BẢO LẠC


 
Kim Cat Tu Nhat Ban


Lời dịch giả

  

Cũng như Phật Giáo các nước thuộc vùng Đông Á, Nhật Bản sớm chịu ảnh hưởng từ Phật Giáo Trung Quốc ở vào thế kỷ thứ 6 Tây lich. Trải qua trường kỳ lịch sử hơn 1400 năm, các tông phái Phật Giáo Trung Quốc đã được truyền sang Nhật Bản và biến thái dần để phù hợp với dân tộc tính. Đó cũng là tính chất đặc biệt theo như tinh thần khế lý và khế cơ (hợp với chân lý và trình độ căn cơ của mỗi người) nơi giáo lý đạo Phật.

Nihon no Bukkyo Shuha là một tác phẩm viết bằng tiếng Nhật của hai tác giả là S.Hanayama và K.Tamura, đã được hội truyền đạo Phật Giáo Nhật Bản xuất bản vào tháng 1 năm 1981.

Dịch giả hy vọng sẽ giúp quý vị tìm hiểu thêm các tông phái Phật Giáo Nhật Bản qua những dữ kiện: thành lập, niên đại, Tổ khai sáng, số tín đồ, tự viện, những ngôi Tổ đình, cũng như sự phát triển của mỗi tông phái ra sao. Còn một điều nữa cũng cần thưa trước là trong khi dịch, chúng tôi không chú trọng sát đúng với chánh văn miễn sao lột tả được mạch ý câu cho dễ hiểu hầu giúp quý độc giả nắm được trọn vẹn các yếu tố cần thiết mà thôi.

Nguyện đem công đức pháp thí này hối hướng đến khắp pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

 

CẨN CHÍ THÍCH BẢO LẠC


 

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu

 

trang

 

5

Lời dịch giả

 

7

Mục lục

 

8

Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản

 

10

Buổi bình minh của lịch sử Phật Giáo Nhật Bản

 

11

Thời kỳ Heian – Lý do của việc phân chia tông phái

 

12

Việc duy trì

 

14

 

* TÔNG THIÊN THAI

 

 

17

- Tổ khai sáng – Danh hiệu

 

17

- Đức Phật tôn thờ - kinh điển

 

18

- Lịch sử - Giáo pháp

 

19

- Việc duy trì

 

21

 

* TÔNG CHÂN NGÔN

 

 

23

- Tổ khai sáng – Đức Phật tôn thờ

 

23

- Kinh điển

 

24

- Lịch sử và việc phân phái

 

25

- Giáo thuyết

 

26

 

* TÔNG TỊNH ĐỘ

 

 

30

- Tổ khai sáng

 

30

- Đức Phật chính và kinh điển

 

31

- Lịch sử - Giáo thuyết

 

32

- Việc duy trì – việc phân phái

 

34

 

* THỜI TÔNG

 

 

35

* TÔNG DUNG THÔNG NIỆM PHẬT

 

37


 

*  TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG                                 40

-  Đức Phật tôn thờ - Giáo lý – Phật giáo tại gia  42

-  Nguyện nhờ tha lực                                          43

-  Lòng tin là yếu tố chính                                    44

-  Hiện tại không lui sụt – Bài trừ mê tín             45

-  Việc duy trì                                                       46

*  TÔNG LÂM TẾ                                               47

-  Lịch sử                                                              48

-  Danh hiệu – Đức Phật – Kinh điển                   49

-  Giáo pháp                                                          50

-  Việc tu hành                                                      53

-  Việc duy trì                                                       54

*  TÔNG TÀO ĐỘNG                                         55

-  Tổ khai sáng                                                      55

-  Danh xưng                                                        56

-  Đức Phật tôn thờ - Kinh điển – Lịch sử            57

-  Giáo thuyết                                                       58

-  Việc phân phái – Việc duy trì                           60

*  TÔNG NHỰT LIÊN                                        62

-  Tổ khai sáng                                                      62

-  Kinh điển – Giáo thuyết                                    63

*  NIÊN BIỂU LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN                                                                 69

*  CÁC HỆ PHÁI                                                 74

*  TỔNG SỐ CÁC TÔNG PHÁI VÀ TÍN ĐỒ PGNB                                                               88

*  Các hệ phái tại Nara                                         97

*  Những hệ phái khác                                         98

*  Câu hỏi gợi ý                                                    99

*  Hai bài khảo luận:

-  VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ THỜI GIAN            101

-  TÂM LÝ HỌC & CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PG                                                        113


 

chua dong daichua dong dai 3

chua dong dai 2

Hòa Thượng dịch giả Thích Bảo Lạc (thứ 2 từ phải sang) TT Nguyên Tạng, Cụ Bà Tâm Thái, Đạo Hữu Tony Thạch trong chuyến hành hương thăm viếng Nhật Bản năm 2012, đây là hình lưu niệm tại Chùa Đông Đại (Todai-ji / 東大寺), là một trong những ngôi chùa cổ (trên 1,500 năm) nổi tiếng nhất ở Nara, Nhật Bản với pho tượng Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng đen cao 30 mét và nặng 500 tấn.


CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

Nihon no Bukkyo Shuha

 

Danh từ tông phái là tiếng rất phổ thông đã được nhiều người biết tới; còn về ý nghĩa giữa “Tông” và “Phái” cũng hoàn toàn khác biệt nhau.

Trước thời đệ nhị thế chiến, Phật Giáo Nhật Bản chia thành 13 tông với 56 phái khác nhau. Ví dụ: Tịnh Độ Chân Tông, phái chùa Bổn Nguyện (Hongan

-ji) hay tông Lâm Tế, phái Diệu Tâm tự (Myoshin-ji) v.v… Chữ Tông dùng để chỉ cho sự phát triển về chiều sâu, còn việc phân phái là những trường hợp thông thường chỉ chiều rộng mà trong mỗi tông đều có chia ra thành nhiều phái khác nhau. Tuy nhiên, tông Tào Động và tông Hoàng Bá lại không có phân phái. Sáu tông ở thời kỳ Nara (thế kỷ thứ 8) và nhất là sau thế chiến thứ II việc phân phái lại càng rõ rệt hơn như: Thánh Đức tông (tổ đình là chùa Pháp Long (Honryu-ji, Kyoto), Hòa tông (tổ đình là chùa Tứ Thiên Vương (Shiten O-ji) và Thánh Quan Âm tông (tổ đình là chùa Thiển Thảo (Asakusa

-ji, Tokyo). Như vậy giữa tông và phái hoàn toàn khác nhau như đã nói trên.

Trước thế chiến (đệ II) PGNB chia ra thành 13 tông, theo như sử liệu và thời kỳ thành lập, các tông phát triển theo thứ tự sau đây:

Pháp Tướng – Hoa Nghiêm – Luật tông: thời kỳ Nara (710-794)

Thiên Thai – Chân Ngôn – Dung Thông Niệm Phật (thời kỳ Heian (794-1192)

Tịnh Độ – Lâm Tế – Tịnh Độ Chân Tông – Tào Động – Nhật Liên – Thời Tông: Thời kỳ Kamakura (1192-1333)

Hoàng Bá: thời kỳ Eido (thế kỷ thứ 17)


 

BUỔI BINH MINH CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

 

Thời kỳ Nara (Nai Lương: 710-794)

Phật Giáo lần đầu tiên được truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 6 Tây lịch, tức vảo năm 538, nhưng mãi cho tới thời kỳ Nara (gần 2 thế kỷ), các tông phái Phật Giáo vẫn chưa thành hình rõ rệt.

Thánh Đức Thái Tử (574-622) đã đem tinh thần Phật Giáo vào guồng máy hành chánh bằng cách ban chiếu phục hưng Tam Bảo (594) và thành lập bản Hiến pháp gồm 17 điều (604) thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo cho việc trị quốc an dân.

Mặt khác, chính Thánh Đức Thái Tử cũng đã chú thích ba bộ kinh căn bản như: Pháp Hoa, Duy Ma và kinh Thắng Man; tuy nhiên, Thái Tử không phải là nhà tu hành nên không thể lập ra được một tông phái Phật Giáo nào cả.

Mãi cho đến thời kỳ Nara mới có 6 tông phát Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang. Đó là Pháp Tướng, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Luật Tông, Thành Thật và Câu Xá Tông. Song các tông này mãi về sau lại đứng biệt lập và khác nhau ở chỗ sự tồn tại của tông là một học phái riêng hoặc phần lớn các tăng sĩ của mỗi tông đều giữ một lề lối sinh hoạt trong phạm vi tông môn. Tuy vậy, phần tinh túy của các tông đều đã cống hiến cho sự nghiên cứu và tìm hiểu mới là điều đáng lưu tâm hơn cả.

Trong 6 tông vẫn còn duy trì liên tục cho tới nay mà chủ yếu là những ngôi chùa tổ đình như: Pháp Tướng tông với chùa Dược Sư, chùa Vạn Phước, chùa Thanh Thủy gọi là Bắc Pháp Tướng (vì phát triển mạnh ở mạn phía Bắc kinh đô) và chùa Pháp Long (lập năm 621) gọi là Thánh Đức tông thuộc hệ phái của Thánh Đức Thái Tử). Tông Hoa Nghiêm với chùa Đông Đại tự (lập năm 740), Luật Tông với chùa Đường Chiêu Đề (lập năm 759).


Tưởng cũng cần nói rõ thêm là PGNB thuộc Đại Thừa hay còn gọi là Bắc phương Phật Giáo, nhưng ở vào thời kỳ này trong số 6 tông lại có 3 tông là Luật, Thành Thật và Câu Xá thuộc về tiểu thừa Phật Giáo vẫn được lưu hành và mãi cho tới nay Luật tông là một tông duy nhất vẫn tồn tại.

***
facebook
youtube





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2021(Xem: 8235)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
26/06/2021(Xem: 12278)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
19/06/2021(Xem: 12678)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
19/06/2021(Xem: 11145)
Mục Lục - Lời vào sách 4-13 CHƯƠNG MỘT 14-35 Sự hình thành của Giáo Hội Phật Giáo VNTN CHƯƠNG HAI 36-102 Bản nội quy của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và thành phần Ban Điều hành của Giáo Hội CHƯƠNG BA 103-167 Giải đáp những thắc mắc CHƯƠNG BỐN 168-294 Khóa Giáo Lý Âu Châu Kỳ 9 Kinh Hoa Nghiêm Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Tịnh Hạnh thứ 11 LỜI KẾT 295-299 HÌNH ẢNH 300-344
18/06/2021(Xem: 9441)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
16/06/2021(Xem: 13112)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
12/06/2021(Xem: 11566)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
12/06/2021(Xem: 9104)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
11/06/2021(Xem: 9040)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
09/06/2021(Xem: 18413)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567