Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi (do TT Thích Nhật Từ biên soạn)

20/11/202113:42(Xem: 5633)
Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi (do TT Thích Nhật Từ biên soạn)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Trung tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học

 

SỔ TAY MỤC LỤC TAM TẠNG PĀḶI

Soạn dịch

THÍCH NHẬT TỪ

 

Trợ lý

NGỘ TRÍ ĐỨC

NGỘ TÁNH HẠNH
Sổ-tay-mục-lục-Tam-tạng-Pali---Thích-Nhật-Từ-001

LỜI NÓI ĐẦU

 

Khi được Trưởng lão Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, bổ nhiệm vào vai trò “đồng Tổng biên tập” dự án “Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam”[1] năm 2019, tôi bắt tay vào việc biên soạn và đến tháng 11/2021, tôi đã hoàn tất các bản thảo, dự kiến xuất bản trong cuối năm 2021: (i) Tổng mục lục Tam tạng Pāḷi, (ii) Mục lục Tam tạng Đại Chánh, (iii) Tổng mục mục Tam tạng Phật giáo, (iv) Thư mục tham khảo Tam tạng Đại Chánh. Bốn quyển sách này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp tôi tiếp tục biên soạn quyển “Tổng mục lục Thánh điển Phật giáo Việt Nam”, dự kiến hoàn tất trong năm 2022.

Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pāḷi” này chứa đựng các thông tin nền tảng của quyển toàn diện hơn, “Tổng mục lục Tam tạng Pāḷi,” giúp người tìm hiểu về Phật giáo Thượng tọa bộ nói riêng và người yêu thích Phật giáo nói chung, có thể tra cứu nhanh về xuất xứ của các bản văn Kinh, Luật, Luận Pāḷi, cũng như đối chiếu tựa đề Việt – Pāḷi – Hán.

Toàn bộ văn học Pāḷi bao gồm Tam tạng (Tipiṭaka), sách chú giải Tam tạng (Aṭṭhakathā), sách sớ giải về sách chú giải Tam tạng (Ṭīkā), sách hậu sớ giải tuần tự về sách sớ giải về sách chú giải Tam tạng (Anuṭīkā) và các bản văn Pāḷi ngoài Tam tạng (Añña Pāḷi gantha).

1. Tam tạng (tipiṭaka, 三藏) gồm (i) Kinh tạng (Suttapiṭaka, 經藏) tức chân lý được đức Phật giảng dạy trong 45 năm, giúp con người hiểu các quy luật và đạt trí tuệ, (ii) Luật tạng (Vinayapiṭaka, 律藏), tức các điều khoản đạo đức, giúp con người có nhân cách cao quý, hữu ích và giá trị, (iii) Luận tạng (Abhidhamma, 論藏), tức các tác phẩm triết học về tâm, tâm lý, giúp con người làm chủ tâm và phản ứng tâm lý.

2. Aṭṭhakathā Sách chú giải Tam tạng (Tipiṭaka Aṭṭhakathā, 三藏註釋書, tam tạng chú thích thư) gồm: (i) Sách chú giải Kinh (Sutta Aṭṭhakathā, 註釋書, Kinh chú thích thư), (ii) Sách chú giải Luật (Vinaya Aṭṭhakathā, 註釋書, Luật chú thích thư), (iii) Sách chú giải Luận (Abhidhamma Aṭṭhakathā, 註釋書, Luận chú thích thư).

Chữ “aṭṭhakathā” được kết hợp bởi hai thành tố: “aṭṭha” đồng nghĩa với “attha” có nghĩa là “ý nghĩa” () hay “nghĩa lý” (義理) và “kathā” có nghĩa là “luận” () hay “thư” (); thường được dịch trong chữ Hán là sách “chú thích” (註釋), sách “chú giải” (), hoặc “giải thích ý nghĩa” (義疏, nghĩa sớ), “thuyết minh” (說明) hay “giải thích” (解說) tức sách chú thích ý nghĩa của Tam tạng (三藏的義註) hay sách chú thích Tam tạng Pāḷi (巴利三藏的註釋書). Bậc thầy viết sách chú giải về Tam tạng được gọi là “Tam tạng nghĩa chú sư” (三藏義注師) hay chuyên gia chú thích Tam tạng (三藏).

3. Ṭīkā Sách sớ giải về Sách chú giải Tam tạng (ṭīkā, 疏鈔)[2] gồm: (i) Sách sớ giải về Sách chú giải Kinh (Sutta Aṭṭhakathā Ṭīkā, 註疏鈔, Kinh chú sớ sao), (ii) Sách sớ giải về Sách chú giải Luật (Vinaya Aṭṭhakathā Ṭīkā, 註疏鈔, Luật chú sớ sao), (iii) Sách sớ giải về Sách chú giải Luận (Abhidhamma Aṭṭhakathā Ṭīkā, 註疏鈔, Luận chú sớ sao).

Chữ “ṭīkā” thường được dịch trong chữ Hán là “sớ” () hoặc “sớ sao” (疏鈔), đầy đủ hơn là “sớ giải về sách chú giải” (註書疏鈔, chú thư sớ sao), còn được dịch là “chú thích của chú thích” (註釋的註釋) hoặc “chú giải thêm” (復註, phục chú). Bậc thầy viết sách chú giải về sách chú giải Tam tạng được gọi là “Tam tạng nghĩa sớ sao sư” (Ṭīkācariya, 三藏義註疏鈔), hoặc gọn hơn là “chú thích sư” (註釋師).

4. Anuṭīkā tức Sách hậu sớ giải tuần tự về Sách sớ giải về Sách chú giải Tam tạng (Anuṭīkā, 順次復註, thuận thứ phục chú) tức sách “hậu sớ giải tuần tự” (隨複注, tùy phức chú) về các sách sớ giải (ṭīkā). Chữ “Anuṭīkā” được kết hợp bởi hai thành tố “anu” có nghĩa là “theo trình tự” (順次, thuận thứ) hoặc “hậu” () và “ṭīkā” có nghĩa là “sớ giải về chú giải”, do đó,  Anuṭīkā” có nghĩa là “hậu sớ giải tuần tự về sách chú giải”.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer của cộng đồng người Campuchia đã có mặt nhiều thế kỷ trước, kể từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở đi, khi Trưởng lão Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh bắt đầu phiên dịch Kinh tạng Pāḷi và giảng dạy Phật giáo Thượng tọa bộ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM từ năm 1984 cho đến nay, các Tăng Ni và Phật tử Việt Nam mới nghiên cứu và hiểu biết sâu về Tam tạng Pāḷi, vốn là các bản văn Kinh, Luật, Luận được xem gần với lời dạy của đức Phật.

Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pāḷi” chia làm bốn phần. Phần một giới thiệu khát quát về: (i) Kho tàng chân lý (Suttapiṭaka, 經藏, Kinh tạng), (ii) Kho tàng đạo đức (Vinayapiṭaka, 律藏, Luật tạng), (iii) Kho tàng giáo pháp cao cấp (Abhidhammapiṭaka, 論藏, Luận tạng, A-tỳ-đạt-ma tạng), (iv) Chú giải và sớ giải Kinh tạng (Suttapiṭaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 經藏注釋與疏抄, Kinh tạng chú thích dữ sớ sao), (v) Chú giải và sớ giải Luật tạng (Vinayapiṭaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 律藏注釋與疏抄, Luật tạng chú thích dữ sớ sao), (vi) Chú giải và sớ giải Luận tạng (Abhidhammapiṭaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 論藏注釋與疏抄, Luận tạng chú thích dữ sớ sao), (vii) Văn học Pāḷi ngoài Tam tạng (Añña Pāḷi gantha, 藏外文獻, Tạng ngoại văn hiến) bao gồm đã phân loại và chưa phân loại. Phần hai là danh mục Tam tạng Pāḷi – Việt – Hán theo mẫu tự ABC. Phần ba là danh mục 34 tựa đề đối chiếu Kinh Trường bộ. Phần bốn là danh mục 152 tựa đề đối chiếu Kinh Trung bộ.

Về cách dịch tựa đề tiếng Việt, đối với các trường hợp tựa Pāḷi quá súc tích thì tôi dựa vào tựa đề chữ Hán. Vì tựa đề Pāḷi quá ngắn nên các dịch giả tựa đề chữ Hán đã thêm vào những từ và cụm từ không có trong nguyên tác Pāḷi nhằm giúp độc giả dễ nhớ nội dung. Tùy theo trường hợp, miễn sao giúp độc giả hiểu rõ ý nghĩa, tôi chọn cách dịch tựa đề Pāḷi sang tiếng Việt một cách thích hợp, có tham khảo bản dịch chữ Hán.

Về các tựa đề tiếng Việt, nếu có 2-3 tựa đề cho cùng một tác phẩm thì phần lớn tựa đề ở vị trí đầu tiên là tựa đề bản dịch của các giả trước gồm Trưởng lão Thích Minh Châu, Hòa thượng Tịnh Sự và các dịch giả văn học Pāḷi, trong khi, các tựa đề ở trí sau (thường đứng sau dấu ;) là do tôi dịch theo cách Việt hóa tối đa có thể, nhằm giúp độc giả Việt Nam dễ hiểu và dễ nhớ tựa đề các bản văn Pāḷi. Vì tiếng Việt có hơn 50% có gốc rễ chữ Hán, do đó, bên cạnh tựa đề tiếng Việt, tôi còn giới thiệu bản dịch chữ Hán của các dịch giả Trung Quốc, kèm theo phiên âm Hán Việt để độc giả có thể tham khảo và đối chiếu khi cần thiết.

Hoàn thành một công trình, bao giờ cũng nhờ sự đóng góp của nhiều người. Tôi cảm ơn TT. Thích Giác Hoàng đã dò bản tiếng Việt. Tôi tán dương đệ tử của tôi, Thích Ngộ Trí Đức, đã hỗ trợ kỹ thuật và Ngộ Tánh Hạnh đã trợ giúp đối chiếu và dò bản chữ Hán. Về ấn tống, tôi tán dương Phật tử Giác Thanh Nhã và các Phật tử gần xa.

Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pāḷi” được biên soạn với mục đích giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học Pāḷi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học Pāḷi ngoài Tam tạng và các tác phẩm Pāḷi chưa phân loại. Hy vọng quyển sổ tay này giúp độc giả có thêm nềm vui thích trong việc học Phật, nghiền ngẫm chân lý Phật và thực hành chân lý Phật trong cuộc sống, nhằm đặt xuống gánh nặng khổ đau, trải nghiệm an vui, hạnh phúc trong đời.

 

Chùa Giác Ngộ, ngày 11/11/2021

THÍCH NHẬT TỪ

 

 

 

 

 



[1] Người được bổ nhiệm làm đồng Tổng biên tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam là TT. Thích Minh Thành.

[2] Tiếng Anh thường dịch là “Sub-commentary” hay “A Pāḷi commentary on an aṭṭhakathā” tức “sách chú giải “ về sách chú thích Tam tạng.

pdf-icon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2021(Xem: 27829)
304. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 304 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 30/10/2021 (25/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169
28/10/2021(Xem: 28392)
303. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 303 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm 28/10/2021 (23/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 30
26/10/2021(Xem: 23068)
302. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 26/10/2021 (21/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
26/10/2021(Xem: 7111)
Có hay không có Nghiệp? Có hay không có Tự ngã? Có hay không có Thời gian? Có hay không có một Linh hồn? Thật là những câu hỏi choáng váng đặt ra trong cuốn sách “Tổng Quan Về Nghiệp” của Thầy Tuệ Sỹ do Hội Đồng Hoằng Pháp xuất bản năm 2021. Nghiệp, là kinh nghiệm được tích lũy và tồn tại trong nhiều đời sống. Không có thời gian, không có ký ức thì lấy đâu cho nghiệp vận hành, tạo tác, lưu trữ, lưu xuất, dị thục, nhân quả? (ii) Có thực không có nhiều đời sống? Một đời trước và đời sau - những đời sau- để cho ký ức gợi lại, nhân quả. Bằng chứng đâu? Nhưng, nếu hỏi tôi tin không? Tôi tin. Tại sao tin? Không biết! Phải chăng, thỉnh thoảng ta gặp một người nào đó thấy như đã từng hẹn nhau từ muôn kiếp trước, hay một nơi chốn thấy như về mái nhà xưa? Ký ức được lưu trữ ở đâu để tạo thành Nghiệp?
23/10/2021(Xem: 25519)
Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 23/10/2021 (18/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 1
21/10/2021(Xem: 27072)
Thiền Sư Tín Học (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 299 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 21/10/2021 (16/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
19/10/2021(Xem: 26285)
Sư phụ giải thích: Ý nghĩa đạo hiệu của Thiền sư Đại Xả, là sự buông bỏ vĩ đại, Xả là một hạnh trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người tu là buông bỏ những gì mà người thế gian đang tìm cầu, tranh giành và nắm giữ. Buông xuống được mới có an lạc. Đại xả là nền tảng đưa đến giải thoát và giác ngộ. Thiền sư Đại Xả là hành giả thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Thần Chú của Bồ Tát Phổ Hiền. Sư phụ đã phone hỏi thăm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài cũng là một hành giả tu trì Mật Tông, HT đã cung cấp ngay bài tâm chú của Phổ Hiền Bồ Tát như sau: “ Án bạt đề lễ, bạt đề lễ, tô bạt đề lễ, bạt đà ra, bạt trí, trãn đà ra, tì ma lễ tóa ha” Sư phụ cũng kể thêm rằng, hiện tại Hòa Thượng Huyền Tôn mỗi ngày khi dùng thuốc Ngài đều thọ trì Thần chú này 21 biến vào thuốc, vào nước trước khi uống, năm nay HT đã 93 niên kỷ nhưng Ngài vẫn khỏe mạnh với nước da trắng hồng hào tươi tắn. Sư Phụ hỏi bí quyết gì để HT có được sức khỏe thượng thừa như thế, HT đã tiết lộ thêm rằng, mỗi ngày khi
16/10/2021(Xem: 25412)
NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ Đây là Thời Pháp Thoại thứ 298 của TT Nguyên Tạng từ 11:30am, Thứ Bảy, 16/10/2021 (11/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
14/10/2021(Xem: 24692)
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 14/10/2021 (06/09/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền Sư Tịnh Không (1091 - 1170) , đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 297 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Thiền sư vốn người Phúc Châu (Trung Quốc), họ Ngô, quê ở Phúc Xuyên. Ban đầu đến viện Sùng Phước trong bản châu xuất gia và thọ giới Cụ túc. Năm ba mươi tuổi, Sư đi hành cước phương Nam đến chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức dừng lại trụ trì. Khoảng năm sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà, ngày chỉ dùng một ít đậu, một ít mè, ngồi hoài không ngủ. Mỗi khi Sư nhập định đến nhiều ngày mới xuất. Đàn thí bốn phương đem lễ vật cúng dường chất cao như núi. Những kẻ gian đến rình mò, Sư trông thấy bảo: “Tự do lấy đi.” Sư Phụ giải thích: - Sư Tịnh Không vốn người Phúc Châu, Trung Quốc, không đượ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]