Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

75. Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt, Tổ thứ 51, đời thứ 14 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202108:56(Xem: 16758)
75. Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt, Tổ thứ 51, đời thứ 14 Thiền Phái Lâm Tế


222_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Ham Kiet

Nam Mô A Di Đà Phật
  
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186). Ngài thuộc đời thứ 18 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 14 của thiền phái Lâm Tế. Thiền sư Mật Am Hàm Kiệt là đệ tử nối pháp của ngài Ứng Am Đàm Hoa.

Ngài sanh năm Canh Dần 1118, ở tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ, Ngài thông minh, thường chán cảnh trần lao, ngài xin xuất gia với Tổ Ứng Am Đàm Hoa. Tổ Ứng Am Đàm Hoa nhìn biết ngài là sẽ nối truyền tông pháp nên tận tình chỉ dạy.

Một hôm, Tổ hỏi: “thế nào là Chánh Pháp nhãn  tạng”
Sư đáp: “đập vỡ bồn cát”.
Tổ liền gật đầu ấn chứng và là Tổ thứ 14 trong tông Lâm Tế, chánh pháp nhãn tạng nay ta giao cho con và lo giữ gìn.

Sư Phụ giải thích: "đập vỡ bồn cát" ý ngài Mật Am trả lời 4 chữ ấy là liễu đạt công việc đập vỡ cái "võ" vô minh, tát cạn "dòng sông" phiền não để thấy ra được Phật tánh.

Sư Phụ giải thích chi tiết: "Chánh pháp nhãn tạng" là kho tàng Chánh Pháp, đó là Niết Bàn diệu tâm, là lời của Đức Thế Tôn truyền cho Sơ Tổ Ca Diếp trên núi Linh Thứu khi Đức Thế Tôn cầm cành hoa sen đưa lên, chỉ có Ngài Ca Diếp nhận ra yếu chỉ và mỉm cười, từ đó, câu niêm hoa vi tiếu , như một công án, tâm ấn tâm.

Chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tánh cũng là thật tướng dung chứa đạo giải thoát, là Phật pháp diệu mầu, là Phật tánh của tất cả chúng sanh. Ngài Ca Diếp nhìn thấy hoa sen, là biểu tượng Phật tánh của chúng sanh, Đức Phật truyền giao trách nhiệm này cho Ngài để giáo hoá chúng sanh, giúp chúg sanh nhận ra được Phật tánh của chính mình. 

Sau khi đắc pháp, ngài Mật Am Hàm Kiệt khai đàn ở chùa Linh Ẩn.
Sư thượng đường dạy chúng: “ Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp"

Sư Phụ giải thích: Thiền Sư Mật Am nhắc lại lời của Lục Tổ Huệ Năng để dạy chúng : "Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp". Có nghĩa là "Chúng sanh đa bệnh, Phât pháp đa phương", mỗi pháp môn là mỗi viên thuốc tri tâm bệnh của chúng sanh:
Bệnh tham, thì dùng thuốc "bố thí" để trị
Bệnh sân thì dùng thuốc "nhẫn nhục, từ bi" để trị
Bệnh si thì dùng thuốc "nhân duyên sinh" để trị
Bệnh "giải đãi" thì dùng thuốc "tinh tấn"...

Đó là Như Lai Thiền, dùng từng phương thuốc để trị từng căn bệnh.

Còn Tổ Sư Thiền chỉ cần dùng 1 phương thuốc duy nhất là "phản quang tự kỷ", quay về với tâm mình, quán sát tâm mình, mọi niệm khởi lên, nhìn thẳng vào nó, nó sẽ tự diệt. Tâm làm chủ các pháp, tâm thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo ta như bóng theo hình.



Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2014(Xem: 25718)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
27/10/2013(Xem: 13630)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
27/08/2013(Xem: 13890)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
14/08/2013(Xem: 33186)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
29/07/2013(Xem: 21486)
1:- Quá trình hình thành và phát triển: - Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu. - Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
17/07/2013(Xem: 15502)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 9867)
Kỷ Yếu Trường Hạ Minh Quang 2013
03/07/2013(Xem: 11825)
Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Có thể nói, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ.
29/06/2013(Xem: 18320)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18274)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]