Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Quan Âm (Sách PDF)

08/08/202121:41(Xem: 9899)
Chùa Quan Âm (Sách PDF)
Chùa Quan Âm Canada_Bìa trước
Chùa Quan Âm
HT Thích Như Điển

Lời vào sách

 

 

Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (1995), tôi đã dành gần một tháng (từ 19-6 đến 14-7-95) đến an cư tại chùa Quan Âm ở Montréal Canada.

 

Trong những ngày này tại đây quý Phật Tử đã vân tập về chùa lạy kinh Đại Bát Niết Bàn (mỗi chữ mỗi lạy), thọ Bát Quan Trai, tọa thiền, niệm Phật, thực hành trà đạo theo Nhật Bản và vấn đạo v.v… Đó là một công đức rất to lớn mà quý Phật Tử tại chùa đã hành trì trong thời gian tôi ở lại đây.

 

Trong tuần lễ đầu, tôi đã lo viết cho xong quyển sách thứ 19 với nhan đề là: “Vụ án của một người tu”, một quyển sách tiểu thuyết Phật Giáo, nhưng cốt yếu giới thiệu về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật Giáo trong cuộc sống đầy oái oăm nghiệt ngã như hiện nay mà người Tăng Sĩ phải gánh vác lấy. Chắc chắn khi sách này được ra mắt quý độc giả xa gần, sẽ có nhiều khuynh hướng và dư luận khác nhau; nhưng dầu bất cứ ở quan niệm nào đi nữa, người viết cũng mong rằng quyển sách sẽ chở chuyên được tư tưởng của Đạo Phật, nhằm gây một niềm tin trong sự sống, đồng thời cũng đả phá những quan niệm lạc hậu có nhiều người lâu nay đã nghĩ đến Đạo Phật như thế!

 

Quyển sách dầy độ 300 trang viết tay và tôi đã viết trong một thời gian kỷ lục 6 ngày, mỗi ngày 5 tiếng đồng hồ. Quyển sách ấy được viết xong đúng vào ngày 28 tháng 6 năm 1995 cũng nhằm ngày sinh nhật thứ 46 của tôi.

 

Cũng trong ngày ấy quý Cô, quý Chú tại chùa Viên Giác và ông Dr. Meihorst cố vấn sáng lập chùa Viên Giác tại Đức, đã gởi thư chúc mừng sinh nhật của tôi như thường lệ mỗi năm và trong ấy có đoạn quý Cô, quý Chú viết: “Hôm nay sinh nhật của Thầy chúng con Tăng Ni và Phật Tử chùa Viên Giác có dâng một mâm đèn, trà quả, hoa tâm hướng vọng về Canada để làm lễ khánh tuế Thầy”. Riêng ông Dr. Meihorst là Chủ tịch Hội Kỹ Sư toàn cõi nước Đức với 800.000 Kỹ Sư, cũng là một người Đức đã cố vấn cho chùa lâu nay, có gởi cho tôi một điện thư với nội dung là: “Nhân ngày sinh nhật của Thầy, xin cám ơn phụ mẫu của Thầy đã mang Thầy vào đời và hiện hữu với nhân sinh. Cầu chúc Thầy sống lâu, sức khỏe dồi dào để dìu dắt mọi loài”.

 

Tại chùa Quan Âm hôm đó, quý Bác trong Ban Cố Vấn, quý anh chị em trong Ban Trị Sự và một số quý đệ tử, Phật Tử cũng đã tổ chức mừng sinh nhật của tôi. Trong lời cảm từ tôi đã nói: “Sanh tôi ra là cha mẹ, nuôi tôi lớn lên ăn học thành tài là nhờ vào hạt cơm của Đàn Na Tín Thí. Học hỏi được cái hay cái đẹp của Đời là nhờ ơn Thầy Tổ, sau khi học hành tạm xong. Bây giờ trở lại giúp đời giúp đạo là bổn phận mà thôi. Xin chân thành cảm ơn quý vị và xin tạc dạ ghi ơn, những gì mà quý vị nghĩ đến tôi”.

 

Trong câu chuyện vãn của buổi tiệc hôm ấy, quý Đạo Hữu có hỏi tôi là đã làm được gì trong những ngày qua? Tôi có trình bày như trên đã nói và tự thán rằng: Còn đến hơn 2 tuần nữa, ngoài giờ tu tập ra không biết làm gì? Nhân cơ hội ấy, quý Đạo Hữu và quý Phật Tử đề nghị với tôi rằng: “Thôi! Thầy viết về chùa Quan Âm đi”. Câu nói và lời yêu cầu ấy tuy ngắn gọn; nhưng làm cho tôi cảm xúc vô cùng và tự nhiên thấy mình có bổn phận phải làm việc ấy. Thế là tôi nhờ anh Thị Pháp Huỳnh Phước Bàng sưu tầm tài liệu, bác Nguyên Thụ Phan Trọng Hàm và bác Lê Huy Nhâm truyền đạt lại sự hiểu biết và kinh nghiệm về chùa Quan Âm để tôi biên thành sách. Thời gian cuối, xin cho tôi biết mọi dữ kiện vào ngày 2-7-95. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này.

 

Hôm nay (3-7-95) sau thời tụng kinh Lăng Nghiêm và tọa Thiền nơi chánh điện với Phật Tử Thị Nguyện Huỳnh Ngọc Trọng, tôi trở lại thư phòng bắt đầu viết và mong rằng tư tưởng sẽ chứa chan, sự suy nghĩ được cân nhắc đứng đắn, để những gì được thổ lộ qua ngòi bút này sẽ giới thiệu cho thế hệ bây giờ và mai hậu một tổ chức, một ngôi chùa, một sự hiện hữu của tâm linh trong mọi tâm hồn của người Phật Tử tại Montréal, Canada. Đó là ngôi chùa Quan Âm.

 

Tôi viết quyển sách này, dựa theo một số tài liệu có sẵn qua báo chí, hình ảnh và đôi khi cũng từ những câu chuyện đàm thoại giữa quý Phật Tử với nhau, nhiều khi khởi đi chính từ quan niệm của tôi, cũng có thể trong tư cách của một người tu, mà cũng có thể trong tư cách của một vị lãnh đạo tinh thần của chùa Quan Âm và Hội Phật Giáo Quan Âm tại đây.

 

Thượng Tọa Thích Minh Tâm và tôi, trong tư cách lãnh đạo tinh thần; nhưng ở xa xôi quá không đóng góp được trực tiếp gì cho Hội và Chùa nhưng biết đâu, đây sẽ là một hình thức khác để góp phần vào sự phát triển cũng như duy trì cho chùa Quan Âm tại đây. Nếu có được công đức nho nhỏ nào đó, xin hồi hướng lên Tam Bảo chứng minh và những phước báu ấy xin chia đều đến các Phật Tử xa gần.

 

Trong tác phẩm này chắc chắn còn rất nhiều khiếm khuyết, hoặc đôi khi vì muốn chứng minh đó là một sự thật, sẽ làm liên lụy đến nhiều người; nhưng nếu có bị chạm tự ái, hoặc có ít nhiều sự việc không trung thực, kính xin quý vị cho tôi nhận lỗi ấy về mình và cũng xin quý vị hoan hỷ xem đó như là một sự hy sinh, một sự cúng dường nho nhỏ lên Đức Phật.

 

Trời hôm nay nóng quá, ai cũng cảm thấy bực bội; nhưng qua một trận mưa rào chiều hôm qua, cỏ cây đã trở lại xanh tốt và đất đai lại màu mỡ hơn; những bụi bặm của thế trần dường như cũng đã gột rửa được ít nhiều. Sau cơn mưa, gió lại chuyển động làm lay chuyển những hàng cây phi lao và bạch dương chung quanh chùa nhiều hơn nữa, khiến tôi nghĩ ngay đến câu: “Après la pluie, le beau temps” có lẽ cũng đúng lắm. Cái gì của đất trời, xin trả lại nó ở trong trạng thái uyên nguyên, không nên thêm bớt; nhưng dẫu có đi nữa, cuối cùng sự thật rồi cũng sẽ trả về cho sự thật.

 

Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho tất cả mọi người và mọi loài hãy thương yêu nhau một cách chân thật, để dìu dắt nhau đi sâu vào biển cả tình thương cũng như trí tuệ của chư Phật.



MỤC LỤC

 

                                                                                                       Trang

Lời vào sách.                                                                                      5

 

Chương 1: Danh hiệu                                                                           9

Chương 2: Tìm lẽ sống                                                                       23

Chương 3: Tại sao có sự hiện diện của

Thượng Tọa Thích Minh Tâm và của tôi nơi nầy                                       32

Chương 4: Ngôi Niệm Phật Đường Quan Âm tại đường Frontenac            40

Chương 5: Ngôi Chùa Quan Âm tại đường De Courtrai                           49

Chương 6: Tăng Sĩ Trụ Trì                                                                 110

Chương 7: Tư cách của một người cư sĩ hộ đạo                                   131

Chương 8: Gia Đình Phật Tử Quan Âm và lớp học Việt ngữ                   161

Chương 9: Kết luận                                                                          179

 

Phụ lục: Hình ảnh                                                                             190



pdf
Chua-Quan-Am-HT-Thich-Nhu-Dien


Chùa Quan Âm Canada_Bìa trước
Chùa Quan Âm Canada_Bìa sau


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 27486)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu. Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
17/08/2014(Xem: 24171)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 19314)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
17/08/2014(Xem: 14877)
Phát tâm Bồ Đề - Đạt Lai Lạt Ma; Việt dịch: Phan Châu Pha - Tiểu Nhỏ
17/08/2014(Xem: 21287)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 14040)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn: Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò Cao thấp tuy có khác Một thả cũng tuyệt mù Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ. *
17/08/2014(Xem: 16843)
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
17/08/2014(Xem: 18726)
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
17/08/2014(Xem: 12278)
Văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc ăn chay được Phật giáo truyền bá và phát triển từ tinh thần từ bi, hình thành một số nét văn hóa trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc, trong đó Văn hóa Thiền - Trà từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điều tinh yếu của Đạo Phật. Trà và Thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: Những tách trà Thiền. Đó cũng là lý do ra đời của tập sáchThiền trà và Ăn chay.
17/08/2014(Xem: 12640)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]