Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải - Tập 2

03/07/202111:43(Xem: 16526)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải - Tập 2

MẬT TÔNG KIM CANG THỪA CHÚ GIẢI
PHẬT GIÁO PHẠN HÁN VIỆT CHÚ NGỮ TOÀN THƯ
TẬP 2

Mat-Tong-Kim-Cang-Thua-Chu-Giai-Tap-2


Lời Thoại Đầu

             Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.

                     Kim Cang Thừa còn gọi là Bí Mật Đại Thừa, Kim cang là kim cang chử(chày kim cang), cũng là vũ khí cầm tay của Ấn Độ giáo Nhân Đà La Thần,Phật giáo xưng là Đế Thích Thiên(indriya), có ý nghĩa là kiên cố bất hoại và tối phá tất cả chướng ngại. Nên Kim Cang Thừa có quan hệ mật thiết với Ấn Độ giáo, vì phần đông dân Ấn Độ tin vào Ấn giáo, tin vào thần chú mantra , thực hành thiền định du già yoga, phô diễn thần thông. Trong kinh Vệ Đà còn nhiều ấn tích và lưu trữ như âm om và namah, nhiều cách cầu nguyện và thần chú. Sau 500 năm, Đức Phật nhập diệt, không có ai có thể chinh phục được Bà La môn giáo và thần dân Ấn độ, Đễ chinh phục và làm được điều này, là lưu truyền Phật giáo vào lòng dân ân độ, nhiều vị Bồ Tát đã y theo tiên tri của Đức Phật, mới khai bảo tạng mà Đức Thích Ca đã thuyết giảng, đã được lưu trữ trong Đại Bảo Tháp Đà La Ni, cho phù hợp với dòng truyền pháp hợp thời đại ấy,chính là các kinh đà la ni. Bảo tháp đó chứa đựng các kinh ấy, là do Kim Cang Thủ Bồ Tát viết lại các bộ kinh về mantra và sadhana(nghi quỹ) do Đức Phật thuyết.

     Về phương diện kinh điển, cấu trúc các bộ kinh chú, cũng có một số phần tương đồng với bà la môn giáo. Nhưng về phương diện ý nghĩa và thực hành pháp thì khác nhau rất rõ ràng. Bà la môn là quay về với tự thể của đấng tạo hóa là Tự Tại Thiên.Còn về Phật giáo mật thừa là quay về với bản tánh không bẩm sanh là đại ấn, thông qua phương tiện thần chú thông linh, tổng nhiếp thân khẩu ý tam mật thanh tịnh,kích thích tâm giác ngộ đã có, trở lại tâm tánh bản nguyên vô sanh vô diệt, bất khứ bất lai, thành tựu Phật quả. Đây cũng là Tổng chỉ của Kim Cang Mật Thừa nói chung, còn các thừa khác cũng như vậy. Nên trong Mật Thừa cũng có Đại Thừa và Thanh Văn Thừa, chỉ khác nhau ở cách trình bày giáo lý, giống nhau cùng một điểm đến là thành Phật.

      Về phương diện bí mật, đây là pháp môn bất khả tư nghị, bất khả đắc,các câu thần chú thông linh nhìn nó thì đơn giảng và khô khan, nhưng trong cấu trúc câu thần chú, và nghĩa thì thậm thâu sâu lắng. Chỉ cần một chữ om, thì có thể thâu cảm tam thiên đại thiên thế giới, và tổng nhiếp tất cả mười phương chư Phật.Như chữ hùm, có thể làm cho tất cả vị vua trời và thần quỷ quy phục,như hùm lửa năng trừ thiêu đốt tất cả tội từ vô thỉ đế hiện tại,hùm nước có uy lực làm thần long phun nước, mưa xuống mọi nơi khô hạn,hùm đất thì làm cho phú quý,cuộc đời tài vật sung túc…………………Ai muốn đạt được những lăng lực ấy, thì phải qua một vị Kim Cang Sư (thầy) truyền dạy, và thực hành với những pháp môn và nghi thức đã được chỉ dạy. Tôi xin nói thật phần đông đệ tử học pháp bây giờ, không ơn không nghĩa, nói nặng là không y giáo phụng hành. Họ học được một tí gì đó, tự phụ tự đắc ,cống cao ngạo mạng, nghĩa lý các thừa thì không dung thông, ngôn ngữ Phật học thì không thông, nói thì nhiều thực hành thì không có………Nên nhiều Vị Cao Tăng ,Kim Cang Sư đã đem đi tất cả sự tu hành thành tựu một đời về cõi Niết Bàn. Họ không phải là ích kỷ, mà con người học trò bây giờ, họ không có tâm(đạo đức), họ biến pháp biến thành kiến thức, hay là một món hàng kinh doanh, làm lợi ích cho chính họ, không vì lợi ích cho mọi người sau này. Nên ai muốn học Kim Cang Thừa, thì phải phát thề nguyện, kính Thầy như kính Phật, nhờ có Thầy chúng ta mới biết Phật Pháp Tăng. Thầy là Thầy của các vị Phật trong ba đời, nên người đệ tử phải quy kính và phụng dưỡng Thầy như cha mẹ chính mình. Đây là đạo đức của Phật giáo nói chung và Kim Cang Thừa nói riêng, hiện nay chúng ta đang mất dần nền căn bản đạo đức ấy!

      Mật Tông Kim Cang Thừa chú trọng về giáo lý khẩu truyền,là thầy truyền lại cho trò bằng khẩu quyết(lời nói).Giáo lý đức Phật dạy thâm sâu vô tận như đại dương không bờ bến,người học pháp khó mà đốn nhận được,mà chỉ có vị Thầy họ đã học và tích lũy kinh nghiệm thực hành pháp thành tựu.Những tinh hoa khẩu quyết của vị thầy như ngọn đèn soi sáng trí u ám của đệ tử,làm bừng sáng trí tuệ,chỉ dẫn người đệ tử nhập môn theo thứ tự tu hành ,sẽ nhanh chóng thành tựu.

       Về phương diện tu trì, Mật Tông Kim Cang Thừa có những quy luật về đạo đức và giới nguyện(samaya) tu hành. Người nhập đạo,phải quy y Kim Cang Thượng Sư(thầy), quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng, thọ nhận 5 giới; 8 giới; thập thiện giới ;250 giới; cho đến Bồ Tát giới. Giới nguyện là phần quang trọng không thể thiếu,  như kim chỉ nam cho sự thành tựu, những phát nguyện như:tâm từ bi hỷ xả cứu chúng sanh;không não hại chúng sanh;không phản Thầy phụ bạn; không buôn bán pháp trục lợi(như lập đàn bao nhiêu tiền?cúng bao nhiêu tiền?………..),không sử dụng tà pháp (thư ;yếm) hại người và chúng phi nhơn (phá đình miếu) ;không cống cao ngạo mạng, tự phụ ta đây; nuôi dưỡng tâm đại bi đức hạnh và phát triển trí tuệ thành tựu chánh giác. Người hành trì không tuân theo giới nguyện này thì sẽ bị nhiễm ô, làm cho những Hộ Pháp sẽ tránh xa,hóa thần Bổn Tôn không xuất hiện,mạn đà la(đàn tràng)bị ô uế,người thực hành rỗng không,không thành tựu.

      Người tu Kim Cang Thừa phải biết phân giờ dương âm ,như 4 giờ sáng đến 1 chiều là giờ dương ,là giờ của Chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng Chư Thiên Thần vận hành.1 giờ chiều đến đầu 4 giờ sáng là giờ âm,là giờ của ma vương quỷ vương và tất cả loại ma quỷ phi nhơn vận hành. Và giờ chánh dương là 11giờ trưa đến 12 giờ, là Chư Phật Bồ Tát Thánh Thần thọ thực. Giờ chánh âm 12 giờ khuya đến 1 giờ sáng Thiên Ma Quỷ Vương hồi sanh, là chúng mạnh nhất. Theo triền thống Đạo Gia Trung Quốc và các thầy luyện bùa chú, quan niệm rằng luyện tu thiền vào lúc 12 giờ khuya đến 1 giờ khuya, là giờ âm dương giao hợp,sẽ có uy lực thần thông. Đây là một sự ngộ nhận sai lầm lớn, vì tất cả loại quỷ ma điều tồn tại dưới dạng khí, khi hành thiền hô hấp không khí vào giờ này, quỷ ma vương sẽ theo đường hô hấp đi vào thẳng người đó, chiếm đạt tâm thức và các huyết mạch khác (bát mạch cửu khiếu). Người đó có thần thông trong tiên tri, cầu đảo bùa chú ấn lệnh và sai âm binh ma quỷ phi nhân, không phải là thần thông của bản thân họ mà chính là thần thông của ma vương quỷ vương ẩn hình trong người đó. Lúc đó họ làm thầy rất giỏi,làm đâu thắng đó ,nhưng chỉ một lúc, và để lại nhiều di chứng …như bệnh tật và chướng ngại cho mọi người. Lúc ấy, trên Chư Phật Bồ Tát đã nhìn thấy con ma quỷ mượn xác người gây hại cho chúng sanh trong người ấy rồi, liền sai Kim Cang Thần đến nơi,thâu bắt ma quỷ ấy,bỏ vào núi Thiết Vi,người ấy làm thầy hết linh……….., và thọ nhận nhân quả cho những hành động đã làm.Vì vậy Quý vị nên tham thiền quán tưởng niệm kinh chú vào giờ dương là tốt nhất trên có chư Phật Bồ Tát

    Thánh Chúng hộ trì. Vào giờ âm chỉ có tụng kinh chú và niệm Phật to tiếng, cho pháp giới âm linh nghe kinh tu tập, tuyệt đối không hành thiền quán tưởng vào giờ âm, dù tu chánh đạo cũng thành tà đạo, vì giờ này chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng an nghỉ, không hộ trì,ma vương quỷ vương sẽ chiếm tâm thức,ngay cả người tu hành chân chính cũng không tránh được, nếu người đó tu sai giờ. Người tu sai giờ, tâm tính thay đổi bất thường,s ẽ đi lầm đường,tham tiền của quý……..vv…..gây nhiều lầm lỗi trái đạo.Đây là khẩu quyết rất quang trọng,quý vị cần nhớ lấy.

   Vào thời đại đen tối ,Bồ Tát Liên Hoa Sanh duy ngôn:Thiết điểu phi không(máy bay bay vào không trung), thiết long nhập hải(tàu ngầm đi trong lòng đại dương). Thế giới nhân sanh khủng hoảng, chiến tranh thiên tai bệnh dịch trùng trùng sanh khởi,sự tàn phá dữ dội thiên nhiên của con người, với bằng tay khoa học hiện đại. Sự phá vỡ cam kết các thệ nguyện của chúng sanh đối với các đấng thiêng liêng thần bảo hộ. Như thần biển,thần sông, thần núi, thần cây, thần lửa và thần gió, họ không đồng lòng thủ hộ con người, khi con người tàn phá họ, …….như phá rừng phá núi, khai thác khoáng sản…..vv…….Vậy thế giới hôm nay, chúng ta phát triển hoa lệ, nhưng tàn phá thiên nhiên là không bù đắp được, nên chúng ta phải chấp nhập những tai họa thiên nhiên mà chính chúng ta tạo ra.

       Hiện trạng thế giới hôm nay phủ đầy sắc khí u ám,đây là nhân chứng cho chúng ta,đã phá đi các samaya thệ nguyện minh ước. Pháp môn Kim Cang Thừa là sự liên kết thần lực giữa con người với các Đấng Bảo Hộ, qua những cầu nguyện cam kết thệ nguyện samaya, qua những câu thần chú làm phương tiện kết nối(thông linh), qua âm thanh thần bí làm những minh ước, qua Hóa Thần Bổn Tôn làm cho những vị Thần Bảo Hộ được an vui, qua mạn đà la(mandala) rửa sạch nghiệp chướng của thế giới chúng sanh đã tạo. Chúng ta phải cố gắn tu tập, qua con đường thực hành giáo pháp,đi lên với đạo đức. Cầu nguyện Các Đấng thiêng liêng, Chư Phật Bồ Tát và Các Thần Kim Cang Hộ Pháp Bảo Hộ , đánh tan những che chướng, dập tắt các chướng nạn,ngăn chặn các thế lực ác, sẽ làm cho thế giới an vui hòa bình, chúng sanh được hạnh phúc.

Kính lời
Kim Cang Sư
Tk.Thích Linh Quang
pdf-icon

Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải - Tập 2



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2016(Xem: 10923)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
14/10/2016(Xem: 6594)
Kỷ Yếu Chùa Pháp Vân, Tân Phú, Sài Gòn (PDF)
08/10/2016(Xem: 28869)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
18/08/2016(Xem: 5881)
Tuyển Tập Biên Khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016
15/07/2016(Xem: 13361)
1. Lời ngỏ. Ban Biên Tập 2. Diễn Văn Khai Mạc Khóa An Cư kỳ 17. TT Thích Tâm Phương 3. Hình ảnh Chư Tôn Đức Tăng Ni 4. Hình ảnh quý Phật tử tùng hạ 5. Bài kệ của Bồ Tát Di Lặc. HT Thích Huyền Tôn 6. Tuyết điểm đầu non. HT Thích Bảo Lạc 7. Hai hình ảnh một chuyến đi (thơ). HT Thích Tín Nghĩa 8. Con đường đi đến giải thoát sanh tử. HT Thích Như Điển 9. Thực hành Bồ Tát Hạnh. HT Thích Trường Sanh 10.Thơm danh Quảng Đức (thơ). HT Thích Giác Lượng 11.Còn mãi ánh trăng. HT Thích Minh Hiếu 12.Tăng trưởng lòng từ bi. TT Thích Nguyên Trực 13.Tri ân Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn. TT Thích Tâm Phương 14.Ngắm Trăng Lăng Già. TT Thích Nguyên Tạng 15.Sức mạnh của Tăng Già. ĐĐ Thích Phổ Huân 16.Nghịch duyên trui rèn. ĐĐ Thích Viên Thành 17.Năm phương pháp diệt trừ phiền giận. ĐĐ Thích Đạo Nguyên 18.An Cư, mùa nạp năng lượng nhiều phước đức. Thích Thị Kỉnh
18/05/2016(Xem: 8148)
Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
02/05/2016(Xem: 7998)
Dòng sông đen ngòm chảy quanh thành phố; lặng lờ trôi bên những lầu đài và những căn nhà tồi tàn xiêu vẹo; luồn dưới những cây cầu nhỏ bắc qua hai bờ rác rến. Ai người thức/ngủ bên sông. Đêm ngày lao xao tiếng nói, giọng cười, và đôi khi là tiếng gầm thét của bão giông, sấm chớp. Lang thang đầu ghềnh, cuối bãi. Vời vợi mắt nhìn trời xanh. Ngồi một chỗ lắng nghe sông dài chuyển động. Quyện theo gió vẫn là hương thơm quen thuộc từ đồng nội kéo về. Ôi, nhớ nụ cười của Cha.
08/04/2016(Xem: 18923)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
24/03/2016(Xem: 5951)
Đôi Lời Phật Dạy_Đỗ Đình Đồng tuyển dịch
01/02/2016(Xem: 22425)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]