Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Chùa Dược Sư, Garden Grove, Hoa Kỳ

17/01/202115:40(Xem: 11140)
07. Chùa Dược Sư, Garden Grove, Hoa Kỳ
Một số Tự Viện Ni Giới người Việt tại Hải ngoại.
Tập 07.
 
Chùa Dược Sư
Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
 
11111 Magnolia Street, Garden Grove, CA 92841
Tel: (714) 638-4128
 
Trụ trì: Ni trưởng Thích Nữ Như Hòa
Phó trụ trì: Ni sư Thích Nữ Như Thông
 

Chùa được Ni trưởng Như Hòa sáng lập vào năm 1982 và chính thức sinh hoạt hợp pháp với danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ni bộ Bắc tông tại Hoa Kỳ. Sau vài lần dời chỗ vì số lượng Phật tử đến tu học tăng cao, năm 1986, chùa mua căn nhà rộng rãi tại địa điểm hiện nay. Năm 1995, chùa được xây dựng thành ngôi đại già lam khang trang, mỹ lệ. Chùa đã tiếp tục mua thêm 4 căn nhà cạnh bên để đủ nhu cầu sinh hoạt Phật sự.

 

Ngày 20.10.2019, chùa đã tổ chức Đại lễ lạc thành Phổ Đà Sơn Bồ tát Quán Thế Âm, Trung tâm Văn hóa Phật giáo đa dụng và khai trương phòng mạch từ thiện Đông Tây Y. Ban xây dựng công trình có kỹ sư Trầm Kim Ngân, kiến trúc sư Lê Văn Giệp và nhà thầu Vincent Nguyễn.

 

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án giữa thờ đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà và đức Phật Dược Sư. Hai bên có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Ở tiền đường có bàn thờ Hộ Pháp và bàn thờ Quan Thánh. Sân trước chùa tôn trí tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên. Trước Phổ Đà Sơn tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên.

 

Chùa có chương trình tu học, sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng: khóa lễ cầu an, cầu siêu, hằng thuận, tu Bát quan trai, pháp thoại, tụng giới … Gia đình Phật tử Chánh Pháp có hơn 400 đoàn sinh với các lớp học tiếng Việt và Phật pháp vào mỗi ngày chủ nhật. Hàng năm, ngoài việc tổ chức trang nghiêm, chu đáo các ngày lễ, tết; chùa còn mở các khóa An cư kiết hạ, đại lễ Hoa đăng kỷ niệm ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm, trai đàn Minh Dương Thủy Lục (thủy tán tro cốt) và đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội. Đặc biệt, chùa đã ba lần khai diễn Đại giới đàn Dược Sư với tam đàn cụ túc vào các năm 1999, 2005, 2011.

Dược Sư là ngôi Ni tự và Ni trường lớn, tổ chức hoạt động quy củ, nghiêm tịnh, đã tiếp đón đông đảo Phật tử, đồng hương gần xa về lễ bái, tu học, sinh hoạt thường xuyên.

 

Võ Văn Tường

 

 

chua duoc su-usa (1)chua duoc su-usa (2)chua duoc su-usa (3)
 
01-03. Toàn cảnh chùa

chua duoc su-usa (4)
04. Mặt tiền chùa


chua duoc su-usa (5)chua duoc su-usa (6)
05-06. Ngôi chánh điện


chua duoc su-usa (7)
07. Mặt bên chùa

chua duoc su-usa (8)chua duoc su-usa (9)chua duoc su-usa (10)
08-10. Điện Phật

chua duoc su-usa (11)

11. Tượng đức Phật Dược Sư

chua duoc su-usa (12)
12. bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm

chua duoc su-usa (13)
13. Bàn thờ Bồ tát Địa Tạng

chua duoc su-usa (14)
14. Bàn thờ Hộ Pháp

chua duoc su-usa (15)
15. Bàn thờ Quan Thánh


chua duoc su-usa (16)
16. Tổ đường

chua duoc su-usa (17)
17. Tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên

chua duoc su-usa (18)

18. Phổ Đà Sơn

chua duoc su-usa (19)

19. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên

chua duoc su-usa (20)

20. Phật học Ni trường Dược Sư

chua duoc su-usa (21)
21. Ni xá


 


***
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2016(Xem: 19114)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
24/03/2016(Xem: 5970)
Đôi Lời Phật Dạy_Đỗ Đình Đồng tuyển dịch
01/02/2016(Xem: 22704)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
06/01/2016(Xem: 19777)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
23/07/2015(Xem: 15432)
Kinh Pháp Hoa. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
23/07/2015(Xem: 30289)
Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng (trọn bộ 8 quyển)
06/07/2015(Xem: 19769)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
12/04/2015(Xem: 16146)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.
04/02/2015(Xem: 31264)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]