Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Chùa Dược Sư, Garden Grove, Hoa Kỳ

17/01/202115:40(Xem: 11127)
07. Chùa Dược Sư, Garden Grove, Hoa Kỳ
Một số Tự Viện Ni Giới người Việt tại Hải ngoại.
Tập 07.
 
Chùa Dược Sư
Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
 
11111 Magnolia Street, Garden Grove, CA 92841
Tel: (714) 638-4128
 
Trụ trì: Ni trưởng Thích Nữ Như Hòa
Phó trụ trì: Ni sư Thích Nữ Như Thông
 

Chùa được Ni trưởng Như Hòa sáng lập vào năm 1982 và chính thức sinh hoạt hợp pháp với danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ni bộ Bắc tông tại Hoa Kỳ. Sau vài lần dời chỗ vì số lượng Phật tử đến tu học tăng cao, năm 1986, chùa mua căn nhà rộng rãi tại địa điểm hiện nay. Năm 1995, chùa được xây dựng thành ngôi đại già lam khang trang, mỹ lệ. Chùa đã tiếp tục mua thêm 4 căn nhà cạnh bên để đủ nhu cầu sinh hoạt Phật sự.

 

Ngày 20.10.2019, chùa đã tổ chức Đại lễ lạc thành Phổ Đà Sơn Bồ tát Quán Thế Âm, Trung tâm Văn hóa Phật giáo đa dụng và khai trương phòng mạch từ thiện Đông Tây Y. Ban xây dựng công trình có kỹ sư Trầm Kim Ngân, kiến trúc sư Lê Văn Giệp và nhà thầu Vincent Nguyễn.

 

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án giữa thờ đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà và đức Phật Dược Sư. Hai bên có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Ở tiền đường có bàn thờ Hộ Pháp và bàn thờ Quan Thánh. Sân trước chùa tôn trí tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên. Trước Phổ Đà Sơn tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên.

 

Chùa có chương trình tu học, sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng: khóa lễ cầu an, cầu siêu, hằng thuận, tu Bát quan trai, pháp thoại, tụng giới … Gia đình Phật tử Chánh Pháp có hơn 400 đoàn sinh với các lớp học tiếng Việt và Phật pháp vào mỗi ngày chủ nhật. Hàng năm, ngoài việc tổ chức trang nghiêm, chu đáo các ngày lễ, tết; chùa còn mở các khóa An cư kiết hạ, đại lễ Hoa đăng kỷ niệm ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm, trai đàn Minh Dương Thủy Lục (thủy tán tro cốt) và đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội. Đặc biệt, chùa đã ba lần khai diễn Đại giới đàn Dược Sư với tam đàn cụ túc vào các năm 1999, 2005, 2011.

Dược Sư là ngôi Ni tự và Ni trường lớn, tổ chức hoạt động quy củ, nghiêm tịnh, đã tiếp đón đông đảo Phật tử, đồng hương gần xa về lễ bái, tu học, sinh hoạt thường xuyên.

 

Võ Văn Tường

 

 

chua duoc su-usa (1)chua duoc su-usa (2)chua duoc su-usa (3)
 
01-03. Toàn cảnh chùa

chua duoc su-usa (4)
04. Mặt tiền chùa


chua duoc su-usa (5)chua duoc su-usa (6)
05-06. Ngôi chánh điện


chua duoc su-usa (7)
07. Mặt bên chùa

chua duoc su-usa (8)chua duoc su-usa (9)chua duoc su-usa (10)
08-10. Điện Phật

chua duoc su-usa (11)

11. Tượng đức Phật Dược Sư

chua duoc su-usa (12)
12. bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm

chua duoc su-usa (13)
13. Bàn thờ Bồ tát Địa Tạng

chua duoc su-usa (14)
14. Bàn thờ Hộ Pháp

chua duoc su-usa (15)
15. Bàn thờ Quan Thánh


chua duoc su-usa (16)
16. Tổ đường

chua duoc su-usa (17)
17. Tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên

chua duoc su-usa (18)

18. Phổ Đà Sơn

chua duoc su-usa (19)

19. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên

chua duoc su-usa (20)

20. Phật học Ni trường Dược Sư

chua duoc su-usa (21)
21. Ni xá


 


***
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 8102)
ĐứcThế Tôn thường nói: “Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là 'Cái này khôngphải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã củatôi.'” Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao tư tưởng vô ngã lại được diễn đạt như là hệ quả từ thực tế khổ? Lý do để giải thích có thể rút ra từ Tiểu kinh Saccaka (Cūḷasaccaka Sutta), Trung Bộ kinh... Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
28/06/2010(Xem: 22877)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
08/01/2009(Xem: 13987)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]