Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Phẩm “Thiên Chú”

13/12/202013:26(Xem: 6751)
23. Phẩm “Thiên Chú”

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-498

 

XXIII. PHẨM “THIÊN CHÚ”

Phần giữa quyển 552, Hội thứ IV, TBBN.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

 

Tóm lược:

 

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như vậy rất là sâu xa, khó thấy, khó biết?

Khi ấy, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng như vậy! Đúng như lời ngươi nói. Kiều thi ca! Bát Nhã này rất là sâu xa, Bát Nhã này khó thấy, khó biết. Vì hư không mênh mông nên Bát Nhã cũng như vậy, rất mênh mông. Vì hư không khó thấy, khó biết nên Bát Nhã cũng như vậy, khó thấy, khó biết. Vì sao? Vì Bát Nhã này tự tánh xa lìa, hoàn toàn vô sở hữu, giống như hư không.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các loài hữu tình chẳng phải với chút ít thiện căn mà có thể chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng nói rộng thuyết Bát nhã sâu xa khó thấy, khó biết này.

Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng như vậy! Đúng như lời ngươi nói. Này Kiều thi ca! Các loài hữu tình chẳng phải với chút ít thiện căn mà có thể chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp và phân biệt rộng thuyết Bát Nhã khó thấy, khó biết này cho các hữu tình, hoặc biên chép làm cho lưu bố rộng rãi, các hữu tình này được công đức vô lượng.

Kiều thi ca! Giả sử tất cả hữu tình ở trong châu Thiệm bộ này đều thành tựu mười thiện nghiệp đạo, ý ngươi thế nào? Các hữu tình này được công đức có nhiều không?

Trời Đế Thích thưa:

- Rất nhiều, kính bạch Thế Tôn! Rất nhiều, bạch Thiện Thệ!

Phật bảo:

- Kiều thi ca! Có các Thiện nam, thiện nữ chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt, giảng nói rộng rãi kinh điển Bát nhã sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc là biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp, các thiện nam, thiện nữ này đạt được công đức hơn công đức trước gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp cùng cực số lần.

Bấy giờ, trong đại hội có một Bí sô bảo trời Đế Thích:

- Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh chuyên tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy rộng rãi Kinh điển Bát nhã sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp thì các thiện nam, thiện nữ này đạt được công đức hơn Ngài?

Trời Đế Thích thưa:

- Các Thiện nam, thiện nữ này chỉ cần một lần phát tâm đầu tiên còn hơn tôi, huống là chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh chuyên tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy Kinh điển Bát nhã sâu xa cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn tất cả công đức của thế gian, trời, người, A tu la v.v… đạt được.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được chẳng những hơn công đức của khắp tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v… đạt được mà còn hơn tất cả các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác đạt được.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được chẳng những hơn công đức của khắp tất cả các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, mà còn hơn tất cả các đại Bồ Tát làm nhà đại thí chủ tu hạnh bố thí mà xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát Nhã.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn tất cả các đại Bồ Tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật mà thường tu học: Giới thanh tịnh, giới không khuyết, giới không hủy, giới không tạp, giới không uế và làm viên mãn giới uẩn.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các đại Bồ Tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật mà thường tu học viên mãn an nhẫn, viên mãn tịch tĩnh, không sân, không hận…

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các đại Bồ Tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật mà thường tu học tinh tấn dõng mãnh, không từ bỏ sự hộ trì tốt đẹp nào, không lười biếng, không hèn kém, tinh tấn viên mãn nghiệp thân, ngữ, ý.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các đại Bồ Tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật mà thường tu học tịnh lự đáng kính, tịnh lự đáng ưa thích, tịnh lự dõng mãnh, tịnh lự an trụ, tịnh lự tự tại, tịnh lự viên mãn.

Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các đại Bồ Tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật mà thường tu học các thiện căn khác.

Bí sô nên biết! Đại Bồ Tát này đúng như lời dạy tu hành Bát nhã sâu xa, vì có phương tiện thiện xảo nên hơn tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v…, cũng hơn tất cả Thanh văn, Độc giác, cũng hơn tất cả các chúng Bồ Tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật.

Vì sao? Vì đại Bồ Tát này đúng theo lời dạy tu hành Bát nhã sâu xa, đối với Bát nhã sâu xa này tùy thuận hoàn toàn. Đại Bồ Tát này có thể kế tục chủng tánh Nhất thiết trí trí, làm cho không đoạn tuyệt, thường gần gũi bạn lành chơn tịnh là chư Phật và Bồ Tát. Đại Bồ Tát này tu hành tịnh hạnh thù thắng như vậy, thường không xa lìa tòa Bồ đề vi diệu, hàng phục chúng ma, chế ngự các ngoại đạo. Đại Bồ Tát này khi tu học như vậy, phương tiện thiện xảo thường hay cứu vớt các loài hữu tình chìm đắm trong bùn nhơ phiền não. Đại Bồ Tát này khi học như vậy, phương tiện thiện xảo thường học pháp cần nên học của các đại Bồ Tát, chẳng học pháp của các Thanh văn, Độc giác thừa v.v…

Bí sô nên biết! Đại Bồ Tát này đối với Bát nhã sâu xa khi học như vậy các Thiên thần đều rất hoan hỷ, bốn vua hộ thế đều thống lĩnh Thiên chúng đi đến chỗ đại Bồ Tát đó cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi, đồng nói thế này:

“Lành thay, Đại sĩ! Nên siêng năng tinh tấn học pháp cần nên học của các đại Bồ Tát, chớ nên học pháp của các Thanh văn, Độc giác thừa. Nếu học được như vậy thì mau an trụ nơi tòa diệu Bồ đề, mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Như đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trước kia nhận bốn bình bát của bốn Thiên vương dâng cúng, nay Ngài cũng sẽ nhận như xưa. Bốn đức Thiên vương hộ thế dâng lên bốn bát, chúng tôi cũng sẽ dâng như vậy.

Bí sô nên biết! Đại Bồ Tát này khi học như vậy, Thiên đế chúng tôi còn thống lãnh Thiên chúng đi đến chỗ đại Bồ Tát này cung kính, cúng dường, tôn trọng ngợi khen, huống là các Thiên thần khác mà không đi đến nơi đó hay sao.

Bí sô nên biết! Đại Bồ Tát này khi học như vậy, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng đại Bồ Tát cùng các trời, rồng, A tu la v.v… thường theo hộ niệm. Do nhân duyên này mà tất cả hiểm nạn, nguy khốn, thân tâm buồn khổ… ở thế gian đều chẳng làm tổn hại Bồ

Tát này. Các thứ bệnh tật do bốn đại trái nhau ở thế gian vĩnh viễn không có trong thân, chỉ trừ nghiệp nặng nhưng chuyển đổi nên hiện tại chịu nhẹ.

Bí sô nên biết! Đại Bồ Tát này đúng như lời dạy tu hành phương tiện thiện xảo của Bát nhã sâu xa, được những công đức ngay đời hiện tại như vậy và công đức đời sau thì vô lượng, vô biên.

Khi ấy, A nan đà thầm nghĩ: Thiên chủ Đế Thích tự mình có biện tài khen ngợi Bát nhã sâu xa và công đức thù thắng của các Bồ Tát như thế hay là nhờ năng lực oai thần của Như Lai?

Khi ấy, trời Đế Thích nhờ oai thần của Phật, biết ý nghĩ trong tâm A nan đà nên thưa rằng:

- Bạch Đại Đức! Sự khen ngợi của tôi về Bát nhã sâu xa và công đức thù thắng của các Bồ Tát đều là nhờ thần lực của Như Lai.

Khi ấy, Phật bảo A nan đà:

- Đúng như vậy! Nay trời Đế Thích khen ngợi Bát nhã sâu xa và công đức thù thắng của Bồ Tát như vậy, nên biết, đó đều là nhờ thần lực của Như Lai chứ chẳng phải biện tài của Đế Thích. Vì sao? Vì Bát nhã sâu xa và công đức thù thắng của các chúng đại Bồ Tát nhất định chẳng phải tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v… có thể khen ngợi được.

 

Lược giải:

 

Phẩm này cũng như trong rất nhiều phẩm của hầu hết kinh thuộc hệ Bát nhã thường nhắc đến công đức trì tụng Bát Nhã. Phẩm “Tướng Không” quyển 550, TBBN, vừa thuyết giảng trên là một thí dụ:

Nếu đại Bồ Tát an trụ như Bát Nhã thậm thâm đã dạy, trải qua một ngày một đêm thì công đức đạt được này giả sử có hình tướng thì cả Tam thiên đại thiên thế giới cũng chẳng thể dung chứa hết. Nếu đại Bồ Tát xa lìa Bát Nhã, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp bố thí cúng dường tam bảo Phật, Pháp, Tăng tuy cũng được vô số, vô lượng, vô biên công đức, nhưng không bằng đại Bồ Tát nương vào Bát Nhã chỉ trải qua một ngày một đêm như lời dạy mà tu học, thì công đức đạt được còn nhiều hơn công đức kia gấp bội phần. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật có thể giúp các Bồ Tát mau chứng Vô Thượng Bồ đề. Và một khi chứng quả Bồ đề thì có thể cứu vớt biết bao hữu tình trong bể khổ sanh tử!

Nếu đại Bồ Tát xa lìa Bát Nhã, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự phước đức tuy vô lượng, vô biên. Tuy nhiên, nếu đại Bồ Tát ấy nương vào lời dạy của Bát nhã Ba la mật thậm thâm mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật thậm thâm là mẹ các đại Bồ Tát, vì Bát Nhã có khả năng sanh ra chúng đại Bồ Tát và sanh ra các thiện pháp thế gian và xuất thế gian.

Vì vậy, trong pháp hội của phẩm này, có một Tỳ kheo nói với Thiên Đế Thích Thích Đề Hoàn Nhân:

- “Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh chuyên tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy rộng rãi kinh điển Bát nhã sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp thì các thiện nam, thiện nữ này đạt được công đức hơn Ngài?

Trời Đế Thích thưa:

- Các Thiện nam, thiện nữ này chỉ cần một lần phát tâm đầu tiên còn hơn tôi, huống là chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh chuyên tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy kinh điển Bát Nhã cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố

cùng khắp. Bí sô nên biết! Công đức của đại Bồ Tát này đạt được cũng hơn tất cả công đức của thế gian, trời, người, A tu la v.v… đạt được.

A Nan Đà thắc mắc không biết là Trời Đế Thích tự ý trả lời hay nhờ Phật lực. Phật liền bảo:

- “Đúng như vậy! Nay trời Đế Thích khen ngợi Bát Nhã và công đức thù thắng của Bồ Tát như vậy, nên biết, đó đều là nhờ thần lực của Như Lai chứ chẳng phải biện tài của Đế Thích. Vì sao? Vì Bát nhã sâu xa và công đức thù thắng của các chúng đại Bồ Tát nhất định chẳng phải tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v… có thể khen ngợi được”.

 

Phẩm này tóm lược, quá ngắn. Nếu muốn biết chi tiết, xin xem lại các phẩm “Thiên Đế” ở ba Hội trước./.

 

---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2019(Xem: 8573)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
28/10/2019(Xem: 12353)
Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật Tâm Minh Ngô Tằng Giao
25/10/2019(Xem: 6055)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 6686)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
05/10/2019(Xem: 13288)
Xuân và Thi Ca là tập hợp của những bài pháp thoại, văn và những bài thơ cảm nhận về xuân qua nhiều thể tài văn chương khác nhau. Từ khi có đất trời là có xuân, xuân biểu hiện giữa muôn ngàn sự sống linh hoạt và sống động. Xuân là một bức tranh đời kỳ diệu; là bản trường ca vô tận, với nhiều cung bậc trầm bổng khác nhau, chuyển sức sống lên tận mạch nguồn của muôn vật và nhân sinh; xuân mở ra cho con người một bầu trời đầy trăng sao và hy vọng;
02/10/2019(Xem: 20425)
TRUNG BỘ KINH: Tóm tắt, Hướng dẫn, Tìm hiểu, Toát yếu. Xin giới thiệu đến các bạn: 1) Thích Minh Châu. Tóm tắt Kinh Trung Bộ (2010) 2) Thích Nữ Trí Hải. Toát yếu Kinh Trung Bộ (2002) 3) Thich Chơn Thiện. Tìm hiểu Trung Bộ Kinh (2017) 4) Thích Nhật Từ. Hướng dẫn đọc kinh Trung Bộ (2019)
05/06/2019(Xem: 6661)
NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ TỊNH (thơ Diêu Linh), trang 10 ¨ KỶ NIỆM PHẬT ĐẢN 2019 (ĐNT. Tín Nghĩa), trang 11 ¨ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (thơ Tánh Thiện), trang 14 ¨ THÔNG TƯ CẦU AN CHO HT. THÍCH NGUYÊN TRÍ (Hội Đồng Điều Hành), trang 15 ¨ GIỚI LÀ BẬC THẦY CAO CẢ NHẤT (HT. Thích Thiện Siêu), trang 16
26/05/2019(Xem: 6292)
Món Quà Vu Lan (tác giả: Thích Phước Hạnh)
21/05/2019(Xem: 4671)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 10 tháng 12 năm 2000, tức là ngày 15 tháng 11 năm Canh Thìn, tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên, tất cả chúng ta đều có mặt để cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho đời sống lứa đôi của hai Phật tử Quốc An và Ngọc Diệp. Thưa Đại Chúng, Cùng hai con quý mến!
21/05/2019(Xem: 8618)
Bạch Viên Tôn Các_Kịch thơ_Lê Thị Diệm Tần
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567