- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
***
II. PHẦN HAI, HỘI THỨ II.
(bố cục)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
với các phẩm:
01. Phẩm “Duyên Khởi”
02. Phẩm “Hoan Hỉ”
03. Phẩm “Quán Chiếu”
04. Phẩm “Vô Đẳng Đẳng”
05. Phẩm “Tướng Lưỡi”
06. Phẩm “Thiện Hiện”
07. Phẩm “Vào Ly Sanh”
08. Phẩm “Thắng Quân”
09. Phẩm “Hành Tướng”
10. Phẩm “Huyễn Dụ”
11. Phẩm “Thí Dụ”
12. Phẩm “Đoạn Chư Kiến”
13. Phẩm “Sáu Pháp Đáo Bỉ Ngạn”
14. Phẩm “Đại Thừa”
15. Phẩm “Không Buộc Không Mở”
16. Phẩm “Tam Ma Địa”
17. Phẩm “Niệm Trụ Đẳng”
18. Phẩm “Tu Trị Địa”
19. Phẩm “Xuất Trụ”
20. Phẩm “Siêu Thắng”
21. Phẩm “Vô Sở Hữu”
22. Phẩm “Tùy Thuận”
23. Phẩm ‘Vô Biên Tế”
24. Phẩm “Viễn Ly”
25. Phẩm “Đế Thích”
26. Phẩm “Tín Thọ”
27. Phẩm “Rải Hoa”
28. Phẩm “Trao Ký”
29. Phẩm “Nhiếp Thọ”
30. Phẩm “Bảo Tháp”
31. Phẩm “Phước Sanh”
32. Phẩm “Công Đức”
33. Phẩm “Ngoại Đạo”
34. Phẩm “Trời Đến”
35. Phẩm “Thiết Lợi La Hay Xá Lợi”
36. Phẩm “Kinh Văn”
37. Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”
38. Phẩm “Đại Sư”
39. Phẩm “Địa Ngục”
40. Phẩm “Thanh Tịnh”
41. Phẩm “Không Nêu Cờ”
42. Phẩm “Bất Khả Đắc”
43. Phẩm “Phương Đông Bắc”
44. Phẩm “Ma Sự”
45. Phẩm “Chẳng Hòa Hợp”
46. Phẩm “Phật Mẫu”
47. Phẩm “Chỉ Tướng”
48. Phẩm “Thành Biện”
49. Phẩm “Dụ Thuyền Thảy”
50. Phẩm “Sơ Nghiệp”
51. Phẩm “Điều Phục Tham Đẳng”
52. Phẩm “Chơn Như”
53. Phẩm “Bất Thối Chuyển”
54. Phẩm “Giáo Nghĩa Thẳm Sâu”
55. Phẩm “Mộng Hành”
56. Phẩm “Hạnh Nguyện”
57. Phẩm “Trời Căng Già”
58. Phẩm “Tập Cận”
59. Phẩm “Tăng Thượng Mạn”
60. Phẩm “Đồng Học”
61. Phẩm “Đồng Tánh”
62. Phẩm “Không Phân Biệt”
63. Phẩm “Kiên Cố, Chẳng Kiên Cố”
64. Phẩm “Thật Ngữ”
65. Phẩm “Vô Tận”
66. Phẩm “Tương Nhiếp”
67. Phẩm “Xảo Tiện”
68. Phẩm “Thọ Dụ” Hay “Dụ Cây”
69. Phẩm “Bồ Tát Hạnh”
70. Phẩm “Thân Cận”
71. Phẩm “Học Tất Cả Hay Biển Học”
72. Phẩm “Lần Hồi”
73. Phẩm “Vô Tướng”
74. Phẩm “Không Tạp”
75. Phẩm “Các Đức Tướng”
76. Phẩm “Thiện Đạt”
77. Phẩm “Thật Tế”
78. Phẩm “Vô Khuyết”
79. Phẩm “Đạo Sĩ”
80. Phẩm “Chánh Định”
81. Phẩm “Phật Pháp”
82. Phẩm “Vô Sự”
83. Phẩm “Nói Thật”
84. Phẩm “Tánh Không”
---o0o---
II. PHẦN HAI, HỘI THỨ II.
(bố cục)
2. Phần hai gọi là Đại bản (Phạm: Paĩcaviôzatisàhasrikà-prajĩàpàramità) gồm 78 quyển kế tiếp, tức Hội thứ II: Về nghĩa thì giống nhau, nhưng văn thì ngắn gọn hơn, sự thay đổi các phẩm cũng khác và thiếu ba phẩm Thường Đề, Pháp Dũng v.v... Tương đương với 25.000 kệ tụng Bát Nhã hiện còn. Bản dịch Tây tạng chia làm 76 phẩm, trong có các phẩm Thường Đề, Pháp Dũng v.v... Theo bài tựa của hội thứ II do Ngài Huyền Tắc ở chùa Tây minh soạn, thì các Kinh như: Phóng Quang Bát Nhã 20 quyển do Ngài Vô Xoa La dịch vào đời Tây Tấn, Kinh Quang Tán (thiếu nửa sau) 10 quyển do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa 27 quyển (còn gọi là đại bản) do Ngài Cưu Ma La thập dịch vào đời Diêu Tần v.v... đều là những bản dịch khác của hội này.
Phần hai, Hội thứ II của Kinh MHBNBLMĐ cũng chẳng khác gì phần một, Hội thứ I, ĐBN: Tất cả giáo lý cơ cảnh, tín giải hành chứng cùng kỹ thuật tu trì, quán chiếu... đều giống nhau, không khác. Có thể nói “cũng cùng một thứ rượu, chỉ khác bình”. Về hình thức, cách chia phẩm và tựa có khác đôi chút. Còn nội dung văn từ cô động, gãy gọn hơn. Nếu độc giả lo ngại sự tóm lược của chúng tôi ở phần một, Hội thứ I thiếu sót, cắt xén hay thay đổi thêm thắt... thì sự trình bày tóm lược ở phần hai, Hội thứ II này “nguyên chất” hơn. Để Quý vị có dịp so sánh, đối chiếu: Ở đầu mỗi phẩm của Hội thứ II, chúng tôi có ghi tên phẩm, đánh số quyển tương đương với Hội thứ I, Quý vị chỉ cần theo chỉ dẫn đó tra cứu, so chiếu cho đỡ mất thời giờ và dễ nắm vững toàn bộ Đại Bát Nhã mà không phải nhọc nhằn tìm kiếm!
Tuy nói 2 Hội không khác, không có nghĩa là đọc Hội thứ I cũng tạm đủ, không cần đọc thêm Hội thứ II cho đến hết Hội thứ VI nữa. Mặc dù, cả hình thức lẫn nội dung của 6 Hội tương đương nhau. Tuy nhiên, trên phương diện trình bày và dẫn ý, có Hội chúng tôi giải thích và luận giải tỉ mỉ, có Hội chúng tôi chỉ lược tóm. Riêng Hội này chúng tôi thích nghĩa ít hơn Hội thứ I, nhưng lại giải luận nhiều hơn. Những gì chúng tôi đã chiết giải ở Hội thứ I, chúng tôi không muốn trùng tuyên. Tuy nhiên, để thay đổi không khí và để Quý vị lãnh hội đầy đủ Hội thứ II này chúng tôi dẫn chứng thêm lời giải luận của Bồ Tát Long Thọ trong Đại Trí Độ Luận bổ túc thêm.
Đối với độc giả thì sư trì tụng là cần thiết. Vì trì tụng có nghĩa là đọc tới đọc lui nhiều lần, mới có thể thâm nhập được Bát Nhã. Lời khuyên của chúng tôi là nên đọc cả sáu Hội đầu, sau đó trì tụng hay thọ trì Hội nào mà mình thích cũng được.
Cũng nên nói thêm rằng: Bộ Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ biên soạn, căn cứ vào kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa(tức Hội thứ II), HT Thích Trí Tịnh có dịch Kinh này từ Hán sang Việt, đã xuất bản và đồng thời đăng tải rộng rãi trên các mạng Phật học.
Khi bộ Luận Đại Trí Độ ra đời, chính Ngài La Thập nhóm họp 500 thiện trí thức cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh nghĩa và lược dịch từ 1.000 quyển, cô đọng lại thành 5 tập, 100 quyển vào thời Diêu Tần. Đại Trí Độ Luận là bộ thích luận đồ sộ giải thích các giáo lý do Phật thuyết ở Hội thứ II (một trong 16 pháp Hội của Kinh Đại Bát Nhã), được HT Thích Thượng Siêu và Ni Trưởng TN Diệu Không dịch từ Hán sang Việt. Đây là một bộ luận do Bồ Tát Long Thọ, Tổ thứ XIV của dòng Thiền Tây thiên-Ấn, truyền thừa từ Đức Thích Ca Mâu Ni, bậc thật tu thật chứng thực hiện, giúp ích rất nhiều trong việc học hỏi thọ trì kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, mà Quý vị cần tham khảo nếu muốn thâm hiểu hay thành đạt Bát nhã Ba la mật.
---o0o---