06. Phẩm “Hiện Tướng Lưỡi” (Tổng Luận Kinh Đại Bát Nhã; Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên Lồng nhạc: Jordan Lê Quảng Thiện Hùng)
(Tương đương với phẩm “Tướng Lưỡi” quyển thứ 02, Kinh MHBNBLM)
Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên Lồng nhạc: Jordan Lê Quảng Thiện Hùng
Tóm lược:
Lúc bấy giờ, Thế Tôn hiện tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới mười phương chư Phật hằng hà sa thảy. Khi ấy, trong các cõi Phật phương Đông cùng chín phương khác, có vô lượng vô số Bồ Tát xem thấy hào quang ấy rồi, đều đến chỗ Phật của cõi mình hỏi rằng:
- Đây là thần lực của ai và vì duyên cớ gì mà hiện điềm lành này?
Các Đức Phật mười phương đều bảo các Bồ Tát rằng:
- Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nay vì chúng Bồ Tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật, nên hiện tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới mười phương. Nay thấy quang minh đây tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Khi nghe việc như vậy, các Bồ Tát mười phương, rất đổi vui mừng đều bạch Phật cõi mình cho phép đến cõi Ta Bà dự lễ hội. Các Bồ Tát mười phương được chư Phật cõi đó chấp thuận, đồng thời bảo các Bồ Tát ấy nhớ mang lễ vật đủ loại đến cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni, nhất nhất… giống như ở phẩm “Duyên Khởi” đã nói trên.
Bấy giờ, các chúng Bồ Tát và bầu đoàn ở mười phương thế giới, nhờ thần lực của chư Phật cõi mình đến thế giới Ta Bà dâng lễ vật cúng dường, đảnh lễ Phật Thích Ca Mâu Ni xong, đứng sang một bên.
Khi ấy, chúng trời trong cõi Tứ đại thiên vương, cho đến trời Tha hóa tự tại; trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, đều cầm vô lượng các loại hương, tràng hoa, đó là hương xoa, hương bột, hương đốt, hương cây, hương lá, các thứ hương trộn lẫn; vòng hoa duyệt ý, vòng hoa sanh loại, vòng hoa long tuyền và cầm vô lượng các thứ hoa trời như: Hoa Ốt bát la, hoa Bát đặc ma, hoa Câu mỗ đà, hoa Bôn trà lợi, hoa Vi diệu âm, hoa Đại vi diệu âm và vô lượng các thứ hoa trời khác, đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.
Phật dùng thần lực khiến các phẩm vật do các chúng đại Bồ Tát ở trong mười phương và vô lượng các trời khác trong cõi Dục, cõi Sắc cõi Vôsắc, bay vọt lên không trung, kết thành đài, lọng, che khắp cõi Phật ở Tam thiên đại thiên thế giới; bốn góc của đỉnh đài, đều có tràng phan báu; đài, lọng, có ngọc anh lạc rũ xuống; phan đẹp, lụa tốt, ngọc báu, hoa lạ… đủ các loại trang nghiêm, thật dễ ưa thích!
Khi ấy, trong chúng hội của Thích Ca Mâu Ni Phật có mười vạn ức người đều đứng dậy chấp tay thưa:
- Đời vị lai, chúng con thảy nguyện được làm Phật, tướng hảo oai đức như Thế Tôn ngày nay. Cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ Tát, Thiên nhân chúng hội được chuyển pháp luân thảy đều như Phật!
Bấy giờ, Thế Tôn biết đại chúng nầy chí tâm nơi pháp bất sanh, bất diệt, bất xuất, bất tác đã được pháp nhẫn nên đức Phật chúm chím cười, diện môn lại một lần nữa phóng các thứ sắc quang.
Tôn giả A Nan liền từ tòa đứng dậy chắp tay cung kính thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn! Nhân gì duyên gì, mà Thế Tôn mỉm cười?
Phật bảo A Nan:
- Mười vạn ức người nầy đã được vô sanh nhẫn(1), sáu mươi tám trăm ức đại kiếp sau sẽ được thành Phật nơi kiếp Hoa Tích, đồng hiệu là Giác Hoa Như Lai".
Thích nghĩa:
(1). Vô sanh nhẫn hay Vô sanh pháp nhẫn: Biết các pháp không sanh vì vậy mà không mong cầu nắm bắt. Theo kinh Nhân vương, có 5 bậc nhẫn: 1- Phục nhẫn (trước thập địa); 2- Tín nhẫn (sơ địa đến tam địa); 3-. Thuận nhẫn (các địa thứ tư, năm, sáu); 4- Vô sanh nhẫn (các địa bảy, tám, chín); 5- Tịch diệt nhẫn (thập địa, Phật địa). Từ điển Phật Quang giải thích Vô sanh pháp nhẫn theo định nghĩa của Thầy tăng Nhật tên Liễu Huệ, dẫn lời giải thích của Ngài Nghĩa Tịch, người nước Tân la về tam pháp nhẫn, mà pháp nhẫn thứ ba là “vô sanh pháp nhẫn” có vẻ thích thú nên chúng tôi ghi thêm: Bồ Tát không thấy có pháp sanh, không thấy có pháp diệt; nếu không sanh thì không diệt, không diệt thì không hết, không hết thì lìa cấu, lìa cấu thì không hoại, không hoại thì chẳng động, chẳng động thì vắng lặng, đó là Vô sanh pháp nhẫn. (Trước đã thích nghĩa rồi, bây giờ lặp lại với ý mới).
Lược giải:
Phẩm này giống phẩm “Duyên Khởi”, quyển 01, ĐBN. Phẩm “Duyên Khởi”, Phật phát hào quang từ khắp châu thân, soi khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới, đồng thời Phật dùng thần lực làm cho cả Đại Thiên thế giới đều chấn động sáu cách. Đó là dấu hiệu Phật Thích Ca sắp thuyết Đại Bát Nhã mà Kinh cho là “duyên khởi”, mở đầu cho cuộc thuyết pháp trường kỳ 22 năm về Đại Bát Nhã này.
Nhưng phẩm này, Phật hiện tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Rồi từ tướng lưỡi phóng ra muôn ngàn vạn ức sắc quang (hào quang) chiếu soi khắp các cõi nước mười phương. Đây cũng nói là duyên khởi, báo cho chúng sanh toàn cõi Tam thiên đại thiên thế giới: Phật Thích Ca Mâu Ni ở cõi Sa Bà sắp thuyết Đại Bát Nhã. Không biết tại sao có sự trùng hợp của hai phẩm này. Vì sau khi khai hội, diễn tả trong phẩm “Duyên Khởi”, Phật đã thuyết pháp về “Học Quán”, về “Tương Ưng”, “Chuyển Sanh” và “Khen Ngợi Thắng Đức”, trước khi nói đến phẩm “Hiện Tướng Lưỡi”.
Phẩm này không có nghĩa là báo cho khắp thế giới 10 phương Phật sắp thuyết giảng Đại Bát Nhã Ba La Mật, mà Phật cốt nói lên lời chân thật đối với những ai có phúc duyên muốn nghe Bát nhã Ba la mật.
Kinh đã diễn nói đầy đủ tướng lưỡi của Phật ở phẩm “Duyên Khởi”, nên ở đây không cần nhắc lại nữa./.
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
Xuân và Thi Ca là tập hợp của những bài pháp thoại, văn và những bài thơ cảm nhận về xuân qua nhiều thể tài văn chương khác nhau.
Từ khi có đất trời là có xuân, xuân biểu hiện giữa muôn ngàn sự sống linh hoạt và sống động. Xuân là một bức tranh đời kỳ diệu; là bản trường ca vô tận, với nhiều cung bậc trầm bổng khác nhau, chuyển sức sống lên tận mạch nguồn của muôn vật và nhân sinh; xuân mở ra cho con người một bầu trời đầy trăng sao và hy vọng;
TRUNG BỘ KINH: Tóm tắt, Hướng dẫn, Tìm hiểu, Toát yếu.
Xin giới thiệu đến các bạn:
1) Thích Minh Châu. Tóm tắt Kinh Trung Bộ (2010)
2) Thích Nữ Trí Hải. Toát yếu Kinh Trung Bộ (2002)
3) Thich Chơn Thiện. Tìm hiểu Trung Bộ Kinh (2017)
4) Thích Nhật Từ. Hướng dẫn đọc kinh Trung Bộ (2019)
NỘI DUNG SỐ NÀY:
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4
¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
¨ TỊNH (thơ Diêu Linh), trang 10
¨ KỶ NIỆM PHẬT ĐẢN 2019 (ĐNT. Tín Nghĩa), trang 11
¨ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (thơ Tánh Thiện), trang 14
¨ THÔNG TƯ CẦU AN CHO HT. THÍCH NGUYÊN TRÍ (Hội Đồng Điều Hành), trang 15
¨ GIỚI LÀ BẬC THẦY CAO CẢ NHẤT (HT. Thích Thiện Siêu), trang 16
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 10 tháng 12 năm 2000, tức là ngày 15 tháng 11 năm Canh Thìn, tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên, tất cả chúng ta đều có mặt để cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho đời sống lứa đôi của hai Phật tử Quốc An và Ngọc Diệp.
Thưa Đại Chúng,
Cùng hai con quý mến!
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.