Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sa Di Oai Nghi Giản Lược (pdf)

22/05/201819:04(Xem: 10100)
Sa Di Oai Nghi Giản Lược (pdf)
Sa Di oai nghi gian luoc_thich phuoc thai

                                              

  Thành Kính Đảnh Lễ:

 

*Thập phương chư Phật chứng minh.

* Nhị vị Tổ sư Liên Trì và Hoằng Tán chứng giám.

* Cố Đại lão Hòa thượng Thượng Hành Hạ Trụ.

* Cố Đại lão Hòa thượng Thượng Phước Hạ Huệ.

Ngưỡng bái vọng quý Ngài chứng minh và gia hộ

                  

  Thành kính Tri Ân:

 

* Thâm ân các đấng sanh thành giáo dưỡng.

* Thâm ân chư vị tôn túc Tăng Ni, các bậc Thầy và Thiện hữu tri thức

* Đại Đức Thích Phước Viên và Đại Đức Thích Phước Quảng đã tận tình giúp cho phần kỹ thuật trình bày và in ấn.

* Sư Cô Thích Phước An và phật tử Lệ Phượng đã chỉnh sửa bản in.

* Quý liên hữu trong hai đạo tràng: Phước Huệ và Quang Minh cùng quý ân nhân phật tử xa gần đã phát tâm hỷ cúng tịnh tài ấn tống.

 Xin tất cả nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa và chân thành của soạn giả.

 Nguyện đem công đức nầy hồi hướng cho quý ân nhân cùng pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

 

 

  Lời Đầu Sách

 

Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu theo đạo Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, tất cả đều phải lấy giới luật làm đầu. Người tu hành không giữ giới, khác nào như ngựa không có dây cương. Ngựa không dây cương, đó là con ngựa hoang. Cũng thế, người tu hành, nếu không nghiêm trì giới luật, thì dễ buông lung tâm ý, sống bê tha dễ bị sa đọa. Bởi thế, việc học hỏi giới luật là điều tối cần thiết hệ trọng. Đối với các vị Sa di, nhất là những vị còn trẻ tuổi, nếu không học hỏi về những cách thức: "Khai, Giá, Trì, Phạm" thì không biết đâu để mà vâng giữ hành trì cho đúng pháp. Mười giới luật của Sa di là căn bản của giới Tỳ kheo và Bồ Tát. Muốn xây dựng một ngôi nhà có nhiều từng lầu, thì việc đầu tiên là phải xây nền móng cho thật kiên cố vững chắc. Có thế, thì ngôi nhà đó mới đứng vững được. Cũng thế, người xuất gia muốn tiến lên thọ Đại giới hay Cụ túc giới (Giới Tỳ kheo) thì phải lấy mười giới Sa di nầy làm căn bản. Thiếu mười giới nầy giống như xây nhà lầu, thiếu nền móng vững chắc vậy.

 

Giới luật là nền tảng của Định, Huệ. Người tu muốn được định huệ khai phát, thì phải hành trì giới luật nghiêm minh. Một đoàn thể Tăng già muốn phát triển lớn mạnh, tất nhiên, cũng phải lấy giới luật làm nền tảng xây dựng. Bởi thế trong Tạng Luật có câu: "Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ. Tỳ ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt". Câu nầy có nghĩa là: Tạng giới luật còn, thì Phật pháp còn. Tạng giới luật mất, thì Phật pháp cũng mất. Vì giới luật là mạng sống của Phật pháp. Thế nên bước đầu vào đạo, người xuất gia cần phải nỗ lực gia công học hỏi luật nghi cho rành rẽ trong vai trò bổn phận của một người đầu tròn áo vuông đã phát nguyện thế phát theo Thầy. Nhơn Giới mới sanh Định và nhơn Định mới phát Huệ. Đó là con đường Tam vô lậu học mà bất cứ người tu học Phật nào cũng phải đi qua.

 

Ngoài phần giới luật ra, người xuất gia còn phải học hỏi phần oai nghi. Sách có câu: "Có oai khá sợ, có nghi khá kính". Oai nghi tuy là hình thức bề ngoài, nhưng nó cũng rất quan trọng trong việc hành đạo. Tổ Quy Sơn có dạy: "Đường đường tăng tướng, diện mạo khả quan". Đó là nói lên cái tác phong phẩm hạnh đạo đức cao đẹp của người xuất gia cần phải có. Bốn oai nghi: đi, đứng, nằm ngồi, mỗi mỗi đều phải gìn giữ cẩn thận, không được thô tháo vụt chạt, mà mất đi tư cách phong thái của một ông thầy.

 

Nhằm giúp phần nào cho các vị thọ giới Sa di tập sự ngắn hạn hay thực thụ trọn đời, chúng tôi cố gắng biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy. Khi biên soạn, phần nhiều chúng tôi dựa vào quyển Sa Di Luật Giải của Tổ Châu Hoằng do cố Hòa thượng thượng Hành hạ Trụ phiên dịch. Chúng tôi chia quyển sách nầy ra làm hai phần: Phần một, nói về Mười Giới Sa di và phần hai là phần Oai Nghi. Phần Oai Nghi nầy, về phần chánh văn (âm Hán Việt ) và dịch nghĩa văn xuôi, thì chúng tôi hoàn toàn y cứ vào quyển Sa Di Luật Giải nói trên. Tuy nhiên, chúng tôi có thêm vào phần văn vần làm theo thể thơ song thất lục bát khi đọc lên nó có vần điệu để cho người học dễ nhớ.  Ngoài ra, chúng tôi có thêm phần: Giải thích từ ngữ, Đại ý và Lược giảng. Vì mỗi Thiên oai nghi, có Thiên khá dài nên chúng tôi tạm phân ra từng bài ( nói đúng hơn là phân ra từng đoạn ) để cho người học dễ học và dễ nhớ. Riêng phần Lược giảng, chúng tôi cũng vẫn y cứ vào phần Chú giải của Tổ Hoằng Tán mà tóm lược làm ra. Vì xét thấy, phần Chú giải của Tổ Hoằng Tán có những đoạn văn quá dài, so với trình độ học hỏi của những vị Sa di trẻ tuổi thật khó có thể lãnh hội hết được. Do đó, mà chúng tôi không sao chép lại nguyên văn mà chỉ dựa vào đó rồi rút ra những ý chánh hoặc có đôi khi thêm vào một vài ý tưởng của chúng tôi cho phù hợp với căn cơ và hoàn cảnh xã hội hiện tại.  

 

Việc biên soạn nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhắm thẳng vào các vị Sa di trẻ, tuy nhiên, người lớn tuổi học cũng không phải là vô ích. Trong khi biên soạn, dù chúng tôi có cố gắng đến đâu, cũng không sao tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Kính mong các bậc cao minh, cụ nhãn, các bậc Thiện hữu trí thức phủ chính chỉ giáo cho.

 

Soạn giả xin hết lòng thành kính tri ân đa tạ.

 

Pháp Lạc Thất

Phật lịch 2560 Dương lịch 2016

Tỳ kheo Thích Phước Thái
Chân thành cảm tạ Thầy Phước Thái (tác giả) & Thầy Phước Viên đã gởi tặng
Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử tập sách này (T.Nguyên Tạng, 22-5-2018)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13184)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 22159)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 5453)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 16965)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 13007)
Xin quí vị bấm vào xem PDF
08/04/2013(Xem: 24798)
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
08/04/2013(Xem: 6136)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
05/04/2013(Xem: 28629)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
02/04/2013(Xem: 13064)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội. 4
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]