Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Chết Đi Về Đâu (sách PDF)

18/08/201408:18(Xem: 18272)
Người Chết Đi Về Đâu (sách PDF)


Nguoi Chet Di Ve Dau
Lời nói đầu

Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thődol, trước đây được một vị Lạt-ma Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chőgyam Trungpa. Sau đó đã có thêm bản tiếng Pháp của bà Marguerite La Fuente, dịch lại từ bản tiếng Anh. Chúng tôi đã sử dụng phần lớn bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyên Châu, cũng được dịch từ bản tiếng Anh.

Căn cứ vào nhan đề Bardo Thődol của nguyên tác, có thể gọi sách này là Tử thư, hoặc đã từng được gọi là Luận vãng sanh. Ngoài phần chính văn của Luận vãng sanh, chúng tôi cũng đưa vào sách này phần Dẫn nhập của tiến sĩ W. Y. Evans Wentz, phần Giảng luận của Hòa thượng Chőgyam Trungpa và Luận văn tâm lý học của Carl Gustav Jung, và cuối cùng là một số suy nghĩ của người biên soạn. Với sự trình bày nhiều ý kiến khác nhau về cùng một chủ đề, chúng tôi đặt tựa sách theo chủ đề ấy là “Người chết đi về đâu”. 

Nội dung chính của sách này quả thật đã trả lời câu hỏi ấy. Đây là những lời nhắn gửi với người chết, những lời tụng đọc trong lúc cầu siêu sau khi chết, nhằm có thể giúp cho người chết đạt đến một cảnh giới tốt đẹp nhất có thể có trong điều kiện riêng của mỗi người. Tuy không chính thức nằm trong hệ thống kinh điển Phật giáo, nhưng đây có thể xem là một cuốn luận bao trùm nhiều quan điểm của các tông phái trong đạo Phật. Điều này thật ra cũng không có gì khó hiểu, nếu chúng ta biết rằng các tông phái khác nhau chẳng qua chỉ là những phương tiện để dẫn đến cùng một mục tiêu duy nhất là giác ngộ.

Nếu phải phân loại sách này trong rừng kinh sách phong phú của đạo Phật, thì có thể xếp vào Tịnh độ tông và Mật tông. Xếp vào Tịnh độ tông, vì nó nhắc nhở thần thức người chết kiên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà để được vãng sanh về cõi Cực Lạc của ngài. Xếp vào Mật tông vì sách này xuất phát từ Tây Tạng và có những mô tả rất lạ lùng về cảnh tượng sau khi chết, không hề có trong Nam tông hay Bắc tông.

Nhưng xếp loại như thế cũng rất miễn cưỡng. Vì nội dung sách này còn chủ trương phải nhận rõ mọi cảnh tượng chẳng qua chỉ là biến hiện của chân tâm, và chủ trương này lại chính là thuộc về Thiền tông, vốn xuất phát từ tự lực để giác ngộ. Thiền tông được một số người xem là khác hẳn với Tịnh độ tông, vốn dựa nhiều vào đức tin nơi tha lực. Còn nói sách này thuộc về Mật tông cũng không đúng hẳn, vì trong sách nói rất ít về những khẩu quyết, thần chú, mà chỉ tha thiết giảng giải cho thần thức người chết về tâm và hoạt động của tâm thức, như Phật đã từng giảng về chân tâm trong kinh Lăng Nghiêm. Độc giả đã đọc kinh Lăng Nghiêm hẳn sẽ thấy đây là một hệ thống lý luận rất chặt chẽ, khoa học, chủ trương giải thoát bằng trí huệ, không hề dựa vào những khẩu quyết, thần chú.

Ngoài ra, nội dung sách này còn gợi nhiều liên tưởng đến Duy thức tông, đến các kinh quan trọng như Tâm kinh Bát-nhã, kinh A-di-đà... Các yếu tố quan trọng trong Duy thức tông như ngũ uẩn, bát thức... được trình bày hết sức sinh động chứ không còn là những yếu tố tâm lý như nhiều người hiểu. Đọc sách này mới thấy Tâm kinh Bát-nhã đúng là “bộ kinh một trang” nhưng đã cô đọng hết những gì chư Phật thuyết dạy. Còn những ai đã từng tụng đọc kinh A-di-đà, đọc sách này thì niềm tin càng thêm kiên cố và sẽ bớt phần sợ hãi khi lâm chung.

Sách này mô tả rõ ràng cảnh tượng mà tâm thức sẽ thấy sau khi chết, những giai đoạn từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác. Sách cũng nói về tác động của nghiệp lực và con đường dẫn đến tái sanh. Mô tả như thế, không phải để thỏa mãn trí tò mò của người đọc, vì thật ra sách này là để dành cho các vị Lạt-ma chủ trì lễ cầu siêu, nhằm chỉ dẫn cho thần thức người chết biết được rằng những cảnh tượng đều chỉ là do nơi tâm thức biến hiện ra, để họ không sanh tâm sợ hãi. Nội dung sách thể hiện một tấm lòng từ bi, thương xót vô hạn với những chúng sanh còn trầm luân trong cõi luân hồi.

Theo tương truyền, sách này do ngài Padma­sambhava[1] soạn. Ngài là người đã đưa đạo Phật vào Tây Tạng. Trong cuốn “Đường mây qua xứ tuyết”, hòa thượng Govinda đã nhắc nhở nhiều đến vị đại sư này, được dân Tây Tạng xem là hóa thân của đức Phật Thích Ca. Theo hòa thượng Chőgyam Trungpa. Ngài Padmasambhava không những chỉ viết cuốn Bardo Thődol này, là tập luận nhằm “Giải thoát qua lắng nghe”, ngài còn viết một loạt các tập luận khác, trong đó có cả việc hướng dẫn “Giải thoát bằng sáu giác quan”. Các tập luận khác hiện nay vẫn chưa được dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp. Đại sư Padma­sambhva chính là người đã đẩy lùi ảnh hưởng của giáo phái Bon, đưa đạo Phật – với cứu cánh cuối cùng là giải thoát – vào văn minh Tây Tạng.

Cuốn Bardo Thődol này được tìm thấy trong một ngọn núi ở Tây Tạng, vốn dành cho các vị Lạt-ma đạo cao đức trọng để tụng đọc bên người chết, hoặc cầu siêu cho họ trong những tuần sau khi chết. Vào năm 1919, một vị Lạt-ma người Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh và trao cho tiến sĩ W. Y. Evans Wentz, người Anh, và ông này đã viết thêm phần dẫn nhập rồi xuất bản tại Anh Quốc. Đến năm 1933 thì nó được bà Marguerite La Fuente dịch sang tiếng Pháp. Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, hòa thượng Thích Quang Phú đã cho xuất bản cuốn Liễu sanh thoát tử, chính là bản dịch sách này, nhưng dịch lại từ một bản dịch chữ Hán của ông Liêu Địch Nguyên. Chúng tôi đã xem và nhận thấy bản này chỉ dịch một phần rất ngắn của nguyên bản, có lẽ vì bản chữ Hán vốn đã không được đầy đủ. 

Hòa Thượng Chőgyam Trungpa cho rằng tập Luận vãng sanh là một cuốn sách rất có ích, vì không chỉ dành cho người chết, mà là cả cho người sống nữa. Vì thế, cho dù có những hạn chế nhất định về năng lực, trình độ, nhưng chúng tôi cũng cố gắng hết sức để thực hiện công việc biên soạn sách này. Mong sao sẽ tiếp tục có thêm các vị thiện tri thức góp phần vào sửa đổi, bổ khuyết, để những lần tái bản thêm phần đầy đủ và chính xác hơn. 

Nội dung sách này rất sâu sắc, không giống như những cuốn sách bình thường khác. Vì thế, đứng từ góc độ những người biên soạn, chúng tôi xin mạn phép lưu ý mấy điều sau đây:

Sách này nói về chân tâm và hoạt động của tâm thức sau khi chết. Thể của tâm thì vắng lặng, trống rỗng, không sanh không diệt, nhưng dụng của tâm thì vô cùng vô tận. Ví như tất cả các giai điệu đều phát sanh từ sợi dây đàn, nhưng bản thân dây đàn không phải là các giai điệu đó. Mỗi giai điệu đều có hay có dở, có dài có ngắn, có bổng có trầm, có bắt đầu có chấm dứt; nhưng dây đàn thì không hay không dở, không dài không ngắn, không sanh không diệt. Nếu có chúng sanh nào sanh ra trong giai điệu nhạc, sanh sau khi giai điệu nhạc bắt đầu, và chết trước khi giai điệu nhạc chấm dứt, thì chắc chắn không bao giờ người ấy có thể hiểu được thể tánh của dây đàn. Chúng ta, người sống cũng như kẻ chết, đều đang quay cuồng trong các “giai điệu nhạc”, không ngờ rằng mình mang trong người thể tánh thanh tịnh không sanh diệt, tức là Phật tánh. Hiểu như thế, thì sách này cũng không khác kinh Lăng Nghiêm, kinh Bát Nhã, nên cũng không chỉ dành riêng cho người chết. 

Sách này nói về sáu cõi trong thế giới Ta-bà: cõi trời, cõi a-tu-la, cõi người, cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ và cõi địa ngục. Chúng ta ngày nay đang ở trong cõi người, nhưng mai kia chết đi, tùy theo nghiệp thiện ác lại có thể thác sanh vào một trong sáu cõi. Cách nghĩ này không sai, nhưng chưa đầy đủ. Chúng ta, đành rằng với thân người, nhưng thật ra cũng đang luân chuyển qua lại trong sáu cõi đó từng ngày, từng lúc, từng khoảnh khắc. Nếu ta đang khởi lên một niềm an vui xuất phát từ tâm định tĩnh, tâm xả bỏ, thì ta đang ở cõi trời. Ngược lại, nếu trong lòng đang sôi sục hận thù thì ta đang ở trong địa ngục. Sáu cõi trong thế giới Ta-bà không gì khác hơn là sáu trạng thái tâm lý của các loài, trong đó có loài người. Sáu trạng thái đó tồn tại cùng lúc trong mỗi loài và tùy theo nghiệp lực mà chúng sanh có thân thể của một loài nhất định. Sách này chỉ rõ đặc trưng của sáu trạng thái đó và được hòa thượng Chőgyam Trungpa lý giải thêm.

Đọc sách này, có người sẽ nảy sanh nghi vấn khi thấy trong sách vừa nói rằng mọi cảnh tượng đều do tâm thức biến hiện, lại vừa khuyên thiết tha quán tưởng tới Tam bảo, tới Phật A-di-đà. Như thế thì, Phật A-di-đà cũng do tâm thức biến hiện, hay là một tha lực tồn tại độc lập? Đây là một nghi vấn cố hữu của người học đạo, cũng chính là chỗ rẽ của Thiền tông và Tịnh độ tông. Thiền tông dựa trên tự lực và dùng trí huệ phá chấp để đạt tới giác ngộ, trên cơ sở “Phật không ngoài Tâm”. Tịnh độ tông xem tha lực là tồn tại thật, nên thiết tha niệm Phật sẽ được cứu độ. Tuy nhiên, thật ra thì cách phân biệt này vốn là giả tạo. Vì khi niệm Phật tới mức nhất tâm bất loạn, người niệm cũng đạt tới trạng thái định của thiền, trong ngoài không còn phân biệt. Tuy thế người đời vẫn chia làm hai phái, và kinh sách cũng đi về hai ngã. Điều này nói lên tính cách bao quát lạ lùng của sách này, vì cả hai quan điểm trên đều được dung nhiếp theo chân lý Bát nhã “sắc tức thị không, không tức thị sắc”. 

Dù vậy, hẳn sẽ có nhiều người vẫn tự hỏi, thế thì thế giới và chư Phật có thật hay không? Mỗi người có thể sẽ phải tự trả lời cho mình câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu thấy thế giới là có thật, địa ngục, ngạ quỷ là có thật, thì chư Phật cũng là có thật để từ bi cứu độ; còn nếu thấy chư Phật chỉ là biến hiện của Phật tánh, của hạt minh châu trong chân tâm thanh tịnh mỗi người, thì ngạ quỷ, địa ngục khi ấy cũng chỉ là biến hiện của tâm bất thiện, có gì là đáng sợ?

Đối với người chết, không có gì qui báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình. Sự tin tưởng và tình cảm chí thành là phương tiện truyền đạt tới người chết những lời nhắn nhủ cuối cùng. Trong sách này có nói rõ, khóc lóc than vãn chỉ làm người chết thêm bối rối. Thái độ cần thiết là một tình cảm chân thành, một tâm thức vững chắc biết rõ rằng cái chết chỉ là một giai đoạn trong quá trình miên viễn của đời sống. Người chết sẽ cảm nhận được tâm kiên cố đó và cũng vững vàng theo, bớt phần sợ hãi. Nội dung những lời nhắn nhủ chính là những lời khai thị trong sách này. Tùy căn cơ người chết, có thể nhấn mạnh nhiều đến ý niệm “Phật trong tâm” hay theo hướng Tịnh độ, thiết tha quán tưởng đức A-di-đà. Tổ Ấn Quang cho rằng, trong thời Mạt pháp, đại đa số chúng sanh thích hợp với phương pháp niệm Phật cầu vãng sanh, không mấy người đủ sức tự lực để giải thoát. Trong trường hợp này, người thân cần nhắc nhở người sắp lâm chung chí thành quy y Tam bảo, thiết tha quán tưởng đức A-di-đà. Người sống cũng như người chết chỉ cần nhất tâm niệm sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật”, hình dung ngài xuất hiện rõ rệt trước mắt mình, “như bóng trăng trong nước”. Trong mọi trường hợp, người sống cần lấy tâm thành kính, thanh tịnh để cầu siêu quán tưởng. Nếu không, thần thức dễ sanh tâm sân hận, càng thêm đau khổ cho họ.

Cầu mong tập sách này đem lại giải thoát cho người chết, đem lại an vui cho người thân của họ vì đã làm được điều gì đó lợi lạc cho người vừa qua đời, đem lại chút lắng đọng cho những người khác, vốn biết mình sẽ chết nhưng quá sợ hãi đến nỗi không dám nghĩ tới sự thật hiển nhiên này.

Nếu có ai nhờ đọc sách này được đôi phần lợi lạc, dù là ở bất cứ thế giới nào, thì đó là phần thưởng cao quí nhất đối với những người biên soạn.

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 

400_Nguoi_Chet_Di_Ve_Dau_Sach_Tay_Tang_Noi_Ve_Cai_Chet_Bardo_Thodol

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2021(Xem: 19650)
305. Thiền Sư Minh Trí (? - 1196) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 305 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 02/11/2021 (28/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
30/10/2021(Xem: 19835)
304. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 304 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 30/10/2021 (25/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169
28/10/2021(Xem: 21210)
303. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 303 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm 28/10/2021 (23/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 30
26/10/2021(Xem: 16445)
302. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 26/10/2021 (21/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
26/10/2021(Xem: 5260)
Có hay không có Nghiệp? Có hay không có Tự ngã? Có hay không có Thời gian? Có hay không có một Linh hồn? Thật là những câu hỏi choáng váng đặt ra trong cuốn sách “Tổng Quan Về Nghiệp” của Thầy Tuệ Sỹ do Hội Đồng Hoằng Pháp xuất bản năm 2021. Nghiệp, là kinh nghiệm được tích lũy và tồn tại trong nhiều đời sống. Không có thời gian, không có ký ức thì lấy đâu cho nghiệp vận hành, tạo tác, lưu trữ, lưu xuất, dị thục, nhân quả? (ii) Có thực không có nhiều đời sống? Một đời trước và đời sau - những đời sau- để cho ký ức gợi lại, nhân quả. Bằng chứng đâu? Nhưng, nếu hỏi tôi tin không? Tôi tin. Tại sao tin? Không biết! Phải chăng, thỉnh thoảng ta gặp một người nào đó thấy như đã từng hẹn nhau từ muôn kiếp trước, hay một nơi chốn thấy như về mái nhà xưa? Ký ức được lưu trữ ở đâu để tạo thành Nghiệp?
23/10/2021(Xem: 17693)
Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 301 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 23/10/2021 (18/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 1
21/10/2021(Xem: 19015)
Thiền Sư Tín Học (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 299 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 21/10/2021 (16/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
19/10/2021(Xem: 18328)
Sư phụ giải thích: Ý nghĩa đạo hiệu của Thiền sư Đại Xả, là sự buông bỏ vĩ đại, Xả là một hạnh trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người tu là buông bỏ những gì mà người thế gian đang tìm cầu, tranh giành và nắm giữ. Buông xuống được mới có an lạc. Đại xả là nền tảng đưa đến giải thoát và giác ngộ. Thiền sư Đại Xả là hành giả thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Thần Chú của Bồ Tát Phổ Hiền. Sư phụ đã phone hỏi thăm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài cũng là một hành giả tu trì Mật Tông, HT đã cung cấp ngay bài tâm chú của Phổ Hiền Bồ Tát như sau: “ Án bạt đề lễ, bạt đề lễ, tô bạt đề lễ, bạt đà ra, bạt trí, trãn đà ra, tì ma lễ tóa ha” Sư phụ cũng kể thêm rằng, hiện tại Hòa Thượng Huyền Tôn mỗi ngày khi dùng thuốc Ngài đều thọ trì Thần chú này 21 biến vào thuốc, vào nước trước khi uống, năm nay HT đã 93 niên kỷ nhưng Ngài vẫn khỏe mạnh với nước da trắng hồng hào tươi tắn. Sư Phụ hỏi bí quyết gì để HT có được sức khỏe thượng thừa như thế, HT đã tiết lộ thêm rằng, mỗi ngày khi
16/10/2021(Xem: 18673)
NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ Đây là Thời Pháp Thoại thứ 298 của TT Nguyên Tạng từ 11:30am, Thứ Bảy, 16/10/2021 (11/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567