Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Hạ thứ 33, 34, 35 tại Jetavana (năm -557/ -555)

02/03/201421:24(Xem: 17889)
41. Hạ thứ 33, 34, 35 tại Jetavana (năm -557/ -555)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


13- Hạ thứ 33, 34, 35 tại Jetavana (năm -557/ -555)

Theo chúng tôi nghĩ thì trong khoảng 4 năm, từ hạ thứ 32 đến hạ thứ 35, đức Phật chú trọng đến việc thuyết giảng kinh Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật (Mahà Prajna Paramità sutra) nói về Tánh Không của các pháp và pháp môn Quán Bát-Nhã. Tất cả nội dung kinh Đại Bát-Nhã gồm 16 hội, tức 16 thời pháp của đức Phật, tại 4 nơi là núi Griddhakùta (Linh Thứu), tinh xá Jetavana (vườn Cấp Cô Độc), cung trời Paranimmitavàsavatti (Tha Hóa Tự Tại) và tinh xá Venuvana (Trúc Lâm).

Từ hội thứ nhất đến hội thứ 6, đức Phật chỉ dạy cách tu tập pháp Quán Bát-nhã, tức quán thấy năm uẩn (ấm) đều không.

Từ hội thứ 7 đến hội thứ 10, đức Phật nói về những công đức thù thắng, trang nghiêm, không thể nghĩ bàn của pháp tu Quán Bát-nhã, vì đây là pháp môn Nhất Thiết Pháp Thậm Thâm Vi Diệu Lý Thú Bát Nhã Thanh Tịnh đưa người tu đến Nhất Thiết Chủng Trí và Thanh Tịnh Giải Thoát.

Từ hội thứ 11 đến hội thứ 16, đức Phật giảng về 6 pháp Ba-la-mậtcủa Bồ tát là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ Bát-nhã.

Toàn thể nội dung kinh Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật (Mahà Prajna Paramità sutra) được đúc kết một cách hết sức ngắn gọn và trong sáng thành kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh(Prajna Paramità Hrdaya sutra).

Phật nói kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật

Sau nhiều thời pháp về Đại Bát-nhã, một hôm, trong mùa an cư, đức Phật tóm lược như sau :

Này các thầy, pháp môn tu Quán Bát-nhã rất thậm thâm vi diệu, công đức không thể nghĩ bàn. Chính nhờ thực hành thâm sâu pháp môn này mà Bồ tát Quán Tự Tại (Quán Thế Âm, Avalokitesvara) chứng thực được 5 uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức đều là không, nhờ đó Bồ tát đã vượt qua tất cả mọi khổ nạn.

“Này Sàriputta (Xá Lợi Phất), các vị khất sĩ cũng nên thực hành pháp Quán Bát-nhã như thế. Các thầy nên quán sắc thân là không vì sắc thân là vô thường, các thầy cũng nên quán cảm giác (thọ), suy tư nghĩ tưởng (tưởng), biến chuyển của thân tâm (hành), tri giác (thức) do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và bộ óc đều là không, vì đều là vô thường, duyên hợp, không tự tánh.

“Này Sàriputta, một khi chứng được thật tướng của 5 uẩn đều là không, là các thầy đã chứng được vô ngã, do đó trở nên hoàn toàn thanh tịnh giải thoát, không còn sanh tử luân hồi nữa. Đó quả thật là một pháp môn vi diệu không thể nghĩ bàn. Tất cả chư Phật trong ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai, đều nhờ tu pháp môn này mà chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Trong một thời pháp khác của đức Phật tại giảng đường Lộc Mẫu (Migàra matu) trong tinh xá Đông Viên (Pubbàràma), Thượng tọa Ànanda nêu thắc mắc :

Bạch Thế Tôn, theo con hiểu, Quán Bát-nhã là quán 5 uẩn đều không, mà hể 5 uẩn đều không, tức là ngã không, thì 18 giới cũng không và tất cả muôn sự muôn vật đều không.

Quán Bát-nhã có nghĩa là quán tánh không của các pháp. Ví dụ như quán sắc uẩn là không, có nghĩa là suy nghĩ để biết rõ sắc thân là vô thường, do duyên hợp nên không có tự tánh (tự tánh là không).

“Bạch Thế Tôn, nhưng con còn chưa hiểu "chứng được thật tướng của 5 uẩn là không" là như thế nào ? Xin Thế Tôn từ bi chỉ dạy.

Đức Phật đáp :

Lành thay, này Ànanda, Như Lai sẽ vì ông mà giảng rõ cho cả pháp hội cùng nghe để hiểu thế nào là Quán và An-trú (chứng) Tánh Không[1].

“Ví như trong giảng đường Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, vàng bạc như trong xóm làng, thời phải quán những vật ấy là không. Nhưng có cái không phải không, là sự hiện diện của chúng tăng ni, vậy phải quán chúng tăng ni là có. Nói cho rõ hơn thì ý tưởng về xóm làng thì không, nhưng ý tưởng về người thì có. Đó là an trú tánh không một cách chân thật, không điên đảo.

“Tiến lên một bậc, vị nào muốn an trú nhiều trong tánh không, vị ấy không nên suy niệm đến ý tưởng về xóm làng, cũng không nên suy niệm đến ý tưởng về người, mà nên thường suy niệm đến ý tưởng thuần nhất về rừng vắng. Vị ấy quán trong tâm thức mình, thấy ý tưởng về xóm làng, về người là không, nhưng có cái không phải không, đó là ý tưởng về rừng vắng. Vị ấy biết rằng các phiền não do ý tưởng về xóm làng và người hiện không có trong tâm mình, nhưng các phiền não do ý tưởng về rừng vắng thì hiện có. Cái gì hiện có trong tâm, vị ấy quán là có; cái gì hiện không có trong tâm, vị ấy quán là không. Đó là an trú tánh không một cách chân thật, không điên đảo.

“Tiếp tục tiến thêm một bậc nữa, vị nào muốn an trú nhiều hơn trong tánh không, vị ấy không nên suy niệm đến ý tưởng về xóm làng, về người, về rừng vắng, mà nên thường suy niệm đến ý tưởng thuần nhất về đất. Vị ấy quán trong tâm thức mình, biết rằng các phiền não do ý tưởng về xóm làng, về người, về rừng vắng thì không, nhưng các phiền não do ý tưởng về đất thì có; nếu không có các phiền não do ý tưởng về đất thì vị ấy biết là không. Đó là an trú tánh không một cách chân thật, không điên đảo.

"Cứ như thế, thiền giả sẽ lần lượt vượt qua các thiền chứng về sắc giới từ sơ thiền đến tứ thiền, và các thiền chứng về vô sắc giới từ không vô biên xứ đến phi tưởng phi phi tưởng. Thực chứng đến đâu, thiền giả tự quán tâm mình liền biết. Đến khi trong tâm thiền giả hoàn toàn thanh tịnh, không còn một mảy may phiền não vi tế nào về 5 uẩn, không còn bao giờ khởi suy niệm đến ý tưởng về sắc thân, về cảm giác, về tư tưởng, về biến chuyển, về ý thức là thiền giả đã thực chứng 5 uẩn là không, tức chứng vô ngã.

Nghe đến đây toàn thể thính chúng rất hoan hỉ, phấn khởi, biết rằng Quán Bát-Nhã tức Quán Tánh Không của năm uẩn. Quán sắc uẩn là không, không phải là tuy thấy mình có thân mà cứ tự cho mình không thân bằng cách tự kỷ ám thị. Quán sắc uẩn là không, là suy nghiệm để biết thân vô thường, duyên hợp tạm có, không có tự tánh. Chứng sắc uẩn là không, là không còn khởi ý tưởng về sắc thân nữa, do đó không còn phiền não do ý tưởng về sắc thân gây ra nữa. Đối với bốn uẩn kia cũng thế.



[1]Xem Trung Bộ 121 và 122: kinh Tiểu Không và kinh Đại Không (Culla Sunnata và Mahà Sunnata); Trung A Hàm: kinh 190.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2021(Xem: 18232)
Nhận được lời mời của TT Thích Nguyên Tạng (Trưởng Ban Báo Chí và Xuất Bản Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN ) tôi sẽ là Thông tín viên cho Trang Nhà Quảng Đức và được tham dự Phiên họp của Hội Đồng Hoằng Pháp. Thật là một vinh dự cho một người Phật tử tín tâm hằng khao khát được góp chút ít thiện chí, cùng tán trợ việc hoằng dương chánh pháp theo tinh thần của Hội Đồng Hoằng Pháp. Với niềm hoan hỷ ấy, đệ tử Huệ Hương ( Úc Châu) kính xin được tường thuật lại những gì đã thu thập trong buổi Đại Hội Hoằng Pháp lần 1 năm 2021, được mở rộng trên diễn đàn online theo hệ thống trực tiếp Zoom. Vào 4:00 giờ sáng thứ Bảy ngày 27/11/2021 theo giờ Âu Châu hoặc giờ thay đổi tại nhiều địa phương khác nhau: Sài Gòn (Việt Nam): 10:00 sáng thứ Bảy 27/11/2021; Los Angeles (USA): 8pm thứ Sáu 26/11/2021; Ottawa (Canada): 11pm thứ Sáu 26/11/2021; Melbourne (Australia): 2pm thứ Bảy, 27/11/202.
25/11/2021(Xem: 37460)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 18102)
Các sách của Bình Anson dạng ebook PDF 1) Căn bản hành thiền (2020) 2) Những lời Phật dạy (2016) 3) Lợi ích của thiền hành (1997, 2016) 4) Vì sao tôi theo Đạo Phật? (2020) 5) Mười pháp quán tưởng (2019) 6) Về quả vị Dự Lưu (2021). - Tuyển tập các bài viết -Trích lục kinh điển Pali 7) Căn bản Phật giáo (2020) 8 ) Bốn bài thiền tập căn bản (2020) 9) Thương yêu là thông cảm (2005) 10) An bình tĩnh lặng (2005) 11) Giới thiệu Đạo Phật (2007) 12) Phật pháp vấn đáp (2020) 13) Lý thuyết và thực tế (2008)
23/11/2021(Xem: 20589)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/11/2021(Xem: 7883)
Các dịch phẩm của Hòa thượng THÍCH TÂM QUANG (1924-2019) Chùa Tam Bảo, Fresno, California, USA
22/11/2021(Xem: 18157)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
20/11/2021(Xem: 5676)
Khi được Trưởng lão Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, bổ nhiệm vào vai trò “đồng Tổng biên tập” dự án “Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam”[1] năm 2019, tôi bắt tay vào việc biên soạn và đến tháng 11/2021, tôi đã hoàn tất các bản thảo, dự kiến xuất bản trong cuối năm 2021: (i) Tổng mục lục Tam tạng Pāḷi, (ii) Mục lục Tam tạng Đại Chánh, (iii) Tổng mục mục Tam tạng Phật giáo, (iv) Thư mục tham khảo Tam tạng Đại Chánh. Bốn quyển sách này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp tôi tiếp tục biên soạn quyển “Tổng mục lục Thánh điển Phật giáo Việt Nam”, dự kiến hoàn tất trong năm 2022.
18/11/2021(Xem: 31893)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 9114)
01. Niết-bàn 02. Vô minh 03. Giáo lý Vô thường 04. Không có ngã hay Không phải ngã 05. Pháp môn Không phải ngã 06. Định nghĩa của Niệm 07. Giáo dục lòng Từ Bi 08. Tin vào Trái Tim: Giáo lý về Saṁvega & Pasāda 09. Làm sao để hiểu tâm mình? 10. Hoà Giải, Phải & Trái 11. Gốc rễ của chủ nghĩa Lãng mạn Phật giáo * AFFIRMING THE TRUTHS OF THE HEART - BUDDHIST ESSAYS by Thanissaro Bhikkhu CONTENTS 01. The Image of Nirvāṇa 02. Ignorance 03. All About Change 04. No-self or Not-self? 05. The Not-self Strategy 06. Mindfulness Defined 07. Educating Compassion 08. Affirming the Truths of the Heart: The Buddhist Teachings on Saṁvega & Pasāda 09. How to Read Your Own Mind 10. Reconciliation, Right & Wrong 11. The Roots of Buddhist Romanticism
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]