Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)

02/03/201421:20(Xem: 18168)
38. Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


10- Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)

Những câu hỏi không được Phật trả lời[1]

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :

Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?

Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.

- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?

Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :

- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :

1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?

2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?

3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?

4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?

Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :

- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?

Đức Phật đáp :

- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :

Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?

Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.

Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :

Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?

Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết “vô ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không thể trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”.

Như Lai không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả[3]

Một hôm, Thượng tọa Anuruddha đang ở trong am ở Mahàvana tại Vesàlì thì có một nhóm du sĩ ngoại đạo đến chào hỏi xã giao rồi chất vấn như sau:

Chúng tôi nghe nói sa môn Gotama là bậc giác ngộ vẹn toàn và Giáo Pháp của người rất cao siêu mầu nhiệm. Thầy là đệ tử của sa môn Gotama. Vậy xin thầy cho chúng tôi biết sau khi chết sa môn Gotama có còn hiện hữu hay không ?

Rồi các du sĩ buộc Thượng tọa Anuruddha chọn một trong bốn câu trả lời sau đây :

a) Sau khi chết, sa môn Gotama còn.

b) Sau khi chết, sa môn Gotama mất.

c) Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất.

d) Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất.

Thầy Anuruddha biết rằng trong bốn câu trả lời đó không có câu trả lời nào phù hợp với Giáo Pháp của Phật. Thầy im lặng. Nhưng các vị du sĩ không bằng lòng sự im lặng đó. Họ buộc thầy phải nói một cái gì. Cuối cùng Thượng tọa nói :

Này các bạn, theo sự hiểu biết của tôi thì trong bốn câu trả lời đó không có câu nào diễn tả được sự thật về sa môn Gotama cả.

Các vị du sĩ cười bảo nhau :

Coi bộ vị sa môn này là người mới tu hay tối dạ nên ông ta không thể trả lời được câu hỏi của mình đâu. Thôi, chúng ta nên đi cho rồi.

Nói xong, họ bỏ đi.

Cách đó mấy hôm, sau giờ thuyết pháp của Phật, Thượng tọa Anuruddha đem việc xảy ra trình lên Phật. Thầy nói :

Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn soi sáng cho chúng con, để chúng con được học hỏi thêm và có thể trả lời được mỗi khi bị hỏi những câu tương tợ.

Này Anuruddha, theo thầy thì sa môn Gotama hiện đang ở đâu ? Có thể tìm sa môn Gotama nơi sắc thân này không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama nơi cảm giác (thọ) không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama nơi tư tưởng, nơi hành động và lời nói, hay nơi tri thức không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Vậy, này Anuruddha, có thể tìm sa môn Gotama ngoài sắc thân này không?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama ngoài cảm giác không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama ngoài tư tưởng, ngoài hành động và lời nói, hay ngoài tri thức không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Đúng thế, này Anuruddha, sa môn Gotama không ở nơi ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sa môn Gotama cũng không ở ngoài ngũ uẩn; sa môn Gotama không ở nơi thất đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức; sa môn Gotama cũng không ở ngoài thất đại. Nói sa môn Gotama ở nơi nào, có hay không, còn hay mất đều không đúng sự thật. Do đó từ trước đến nay Như Lai chỉ tuyên bố khổ và đoạn diệt khổ. Này Anuruddha, sa môn Gotama còn đang ngồi đây mà thầy còn không thể khẳng định được có hay không thì sau khi sa môn Gotama diệt độ rồi làm sao thầy có thể nói còn hay mất ? Này Anuruddha, sau khi ngọn lửa tắt, ngọn lửa đi về đâu ?

Này Anuruddha, thầy nên biết tự thể, tự tánh của vạn pháp là Chân Như (Tathàgata) mầu nhiệm, bất biến, bất sanh, bất diệt, trong cái tổng thể đó vạn vật luân chuyển, biến đổi như trò ảo thuật, không thể nói có hay không, còn hay mất. Thế nên Như Lai (Tathàgata) không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả.

Đức Phật đã dứt lời từ lâu mà các vị khất sĩ vẫn ngồi yên, im lặng, trầm ngâm, không nói một lời nào.


[1]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 478-480; Tăng Chi Bộ, chương 10 pháp, kinh 95: Uttiya.

[2]Xem Tương Ưng Bộ, chương 44, kinh 10: Ànanda; Trường Bộ (Digha nikàya) 9.

[3]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 480-483; Trung Bộ 22, 63 và 72; Tiểu Bộ, Itivuttaka, chương 4: 13; Tương Ưng Bộ, chương 22, kinh 85:Yàmaka, và kinh 86: Anuruddha; Tương Ưng Bộ, chương 44, kinh 1: Trưởng Lão Ni Khemà, và kinh 2: Anuruddha..

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2016(Xem: 14408)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
22/12/2016(Xem: 10766)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
14/10/2016(Xem: 6540)
Kỷ Yếu Chùa Pháp Vân, Tân Phú, Sài Gòn (PDF)
08/10/2016(Xem: 28810)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
18/08/2016(Xem: 5826)
Tuyển Tập Biên Khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016
15/07/2016(Xem: 13332)
1. Lời ngỏ. Ban Biên Tập 2. Diễn Văn Khai Mạc Khóa An Cư kỳ 17. TT Thích Tâm Phương 3. Hình ảnh Chư Tôn Đức Tăng Ni 4. Hình ảnh quý Phật tử tùng hạ 5. Bài kệ của Bồ Tát Di Lặc. HT Thích Huyền Tôn 6. Tuyết điểm đầu non. HT Thích Bảo Lạc 7. Hai hình ảnh một chuyến đi (thơ). HT Thích Tín Nghĩa 8. Con đường đi đến giải thoát sanh tử. HT Thích Như Điển 9. Thực hành Bồ Tát Hạnh. HT Thích Trường Sanh 10.Thơm danh Quảng Đức (thơ). HT Thích Giác Lượng 11.Còn mãi ánh trăng. HT Thích Minh Hiếu 12.Tăng trưởng lòng từ bi. TT Thích Nguyên Trực 13.Tri ân Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn. TT Thích Tâm Phương 14.Ngắm Trăng Lăng Già. TT Thích Nguyên Tạng 15.Sức mạnh của Tăng Già. ĐĐ Thích Phổ Huân 16.Nghịch duyên trui rèn. ĐĐ Thích Viên Thành 17.Năm phương pháp diệt trừ phiền giận. ĐĐ Thích Đạo Nguyên 18.An Cư, mùa nạp năng lượng nhiều phước đức. Thích Thị Kỉnh
18/05/2016(Xem: 8140)
Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
02/05/2016(Xem: 7985)
Dòng sông đen ngòm chảy quanh thành phố; lặng lờ trôi bên những lầu đài và những căn nhà tồi tàn xiêu vẹo; luồn dưới những cây cầu nhỏ bắc qua hai bờ rác rến. Ai người thức/ngủ bên sông. Đêm ngày lao xao tiếng nói, giọng cười, và đôi khi là tiếng gầm thét của bão giông, sấm chớp. Lang thang đầu ghềnh, cuối bãi. Vời vợi mắt nhìn trời xanh. Ngồi một chỗ lắng nghe sông dài chuyển động. Quyện theo gió vẫn là hương thơm quen thuộc từ đồng nội kéo về. Ôi, nhớ nụ cười của Cha.
08/04/2016(Xem: 18765)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
24/03/2016(Xem: 5947)
Đôi Lời Phật Dạy_Đỗ Đình Đồng tuyển dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]