Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)

02/03/201419:13(Xem: 15151)
20. Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


7- Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)

Nạn đói tại Veranjà[1]

Sắp đến mùa an cư thứ 12, lúc Phật thuyết pháp dưới cội cây Nimba to lớn mát mẻ, trong khu vườn của ông Naleru, tại làng Veranjà, thuộc xứ Kosala, có một thí chủ Bà-la-môn giàu có tên Agnidattà đến nghe và nêu lên các nghi vấn về Đức Phật nhờ Phật giải thích. Ông Agnidattà hỏi:

Thưa ngài Gotama, tôi được nghe điều này “Sa môn Gotama không cung kính đối với các vị Bà la môn lớn tuổi, già cả, có uy tín, không đứng dậy chào hỏi, không mời ngồi; như vậy thật không thích đáng”. Có đúng như thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai không thấy ai trong thế gian hoặc trong các cõi trời mà Như Lai có thể bày tỏ sự cung kính, vì nếu Như Lai làm như thế thì đầu vị ấy sẽ bị vỡ tan.

Thưa ngài Gotama, tôi được nghe nói sa môn Gotama không biết về phẩm chất (arasarùpo). Có đúng như thế không ?

Này Bà la môn, các phẩm chất về sắc, về thinh, về hương, về vị, về xúc đã được Như Lai tận diệt, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama không biết thưởng thức (nibbhogo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, các sự thưởng thức về sắc, thinh, hương, vị, xúc đã được Như Lai diệt tận, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai. Thưởng thức là nguyên nhân sinh ái nhiễm.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama thuyết về không hành động (akiriyavàdo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về không hành động các điều ác, các điều bất thiện về thân, về lời, về ý.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama thuyết về đoạn diệt (ucchedavàdo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về sự đoạn diệt luyến ái, sân hận, si mê, về sự đoạn diệt các pháp ác và bất thiện.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama có sự ghê tởm (jegucchì). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai ghê tởm thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, ghê tởm sự tạo thành các pháp ác và bất thiện dưới nhiều hình thức.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama là người cách ly (venayiko), xa lìa, từ bỏ. Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về pháp môn đưa đến cách ly, xa lìa, từ bỏ đối với luyến ái, tham, sân, si; cách ly, xa lìa, từ bỏ đối với các pháp ác, các pháp bất thiện dưới nhiều hình thức.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama là người thoát khỏi bào thai (apagabbho), không còn tái sanh nữa. Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, chúng sanh sống trong vô minh ví như gà con đang ở trong quả trứng, bị trùm kín lại. Như Lai là người duy nhất đã phá vỡ vỏ trứng vô minh và chứng đắc quả vị Chánh Đẳng Giác vô thượng ở trên đời. Do đó Như Lai là người đứng đầu và cao cả nhất của thế gian nhờ đã nổ lực tinh tấn thành tựu Tám Thánh Đạo; ly dục ly bất thiện pháp, tâm sanh hỷ lạc, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, có tầm có tứ; đình chỉ tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm, tâm sanh hỷ lạc, chứng đạt và an trú thiền thứ hai; ly hỷ trú xả, xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú thiền thứ ba; xả lạc xả khổ, ly hỷ ưu đã cảm thọ trước, với tâm xả niệm thanh tịnh, chứng đạt và an trú thiền thứ tư; rồi với tâm an trụ, thuần tịnh, không vọng tưởng, không phiền não, nhu thuận, dễ sử dụng, hướng tâm đến Túc Mạng minh, Thiên Nhãn minhLậu Tận minh. Như vậy Như Lai đã diệt tận vô minh và làm cho minh sanh khởi, cũng như con gà con phá vỏ trứng để thoát ra ngoài ánh sáng vậy. Như Lai tự biết việc cần làm đã làm xong, sẽ không còn tái sanh nữa.

Thưa ngài Gotama, ngài quả là bậc Thế Tôn, bậc Vô Thượng, bậc lãnh đạo sáng suốt. Con xin ngài hoan hỉ thu nhận con làm đệ tử tại gia từ nay cho đến trọn đời con, và con xin ngài và thánh chúng hãy nhập hạ năm nay tại vườn xoài nhà con, con sẽ chu cấp mọi vật dụng cần thiết.

Đức Phật chấp thuận bằng sự im lặng. Nhưng ông Agnidattà thường bận rộn với việc đi xa buôn bán, ít khi có mặt ở nhà. Trong khi đó nạn đói xảy ra tại Veranjà, ngay trong mùa an cư.

Các vị khất sĩ than thở với nhau là thức ăn xin được mỗi ngày càng lúc càng hiếm. Có nhiều thầy đi khất thực về với chiếc bình bát rỗng không. Các thầy phải ngồi chung lại chia nhau thức ăn xin được. Dân chúng cho biết năm nay ở đây mất mùa, kho lúa dự trữ của chính quyền địa phương cũng sắp cạn, nhà cầm quyền phải phát thẻ cứu trợ thực phẩm cho dân chúng. Dân chúng không đủ ăn thì làm gì có để cúng dường. Số lượng 500 vị khất sĩ nhập hạ là một số lượng quá lớn đối với số dân chúng trong làng.

Đại đức Moggallàna đề nghị nên dời về làng Uttarakuru ở miền nam để tiếp tục an cư, vì ở đó không có nạn đói. Phật bảo :

Không nên làm thế, Moggallàna. Có phải chỉ có một mình mình đói mà thôi đâu. Cả dân làng đều đói, chỉ trừ những nhà giàu. Nếu ta vì đói mà bỏ đi, không chia xẻ những khó khăn, thì làm sao thông cảm được nỗi khổ của dân chúng ở đây ? Này Moggallàna, chúng ta nên ở lại đây cho đến hết mùa an cư.

Một hôm, sau khi đi khất thực về, đại đức Ànanda vào nhà gia chủ mượn một cái cối rồi đổ lúa mạch trong bình bát ra giã đi giã lại trong cối nhiều lần rồi đổ vào một cái trẹt sàng sẩy cho sạch trấu. Xong đâu đấy đại đức lại cho lúa mạch vào bình bát và mang đến sớt vào bát của đức Thế Tôn mời ngài độ ngọ. Phật hỏi :

Này Ànanda, hôm nay thầy đi khất thực được những gì mà còn mang đến chia sẻ với Như Lai nữa vậy ?

Bạch Thế Tôn, đây là lúa mạch đã được con giã sạch trấu và sàng sẩy kỹ lưỡng nên có thể cho người dùng được.

Phật khen :

Thời buổi này mà quý thầy có được thức ăn như vầy là quý lắm rồi. Mà thầy tìm ở đâu ra vậy ?

Bạch Thế Tôn có một thương gia buôn ngựa từ xứ Uttaràpatha ở miền bắc đến, đem theo 500 con ngựa, hiện đang ở tại Veranjà. Sáng hôm nay, con đến trước nhà ông ấy để khất thực. Qua câu chuyện hỏi thăm con về giáo lý, pháp môn tu học và tình trạng của giáo đoàn tại đây, ông thương gia ấy nói với con là hôm nào không xin được thức ăn thì các vị khất sĩ có thể ghé nhà ông để nhận lãnh mỗi vị một bụm tay lúa mạch ăn cho đỡ đói. Lúa mạch này được dự trữ cho ngựa ăn, nhưng phẩm chất khá tốt, có thể giã trấu rồi sàng sẩy sạch sẻ cho người ăn rất bổ dưỡng. Nghe nói thế, con liền ngỏ ý xin thêm một phần về cho Thế Tôn.

Vậy thầy hãy báo tin này cho các vị khất sĩ biết.

Thầy Ànanda ngồi nhìn Phật bốc lúa mạch ăn một cách thản nhiên và ngon lành. Thầy bồi hồi cảm động trước một vị đế vương, một vị giáo chủ đang sống một cuộc đời vô cùng đạm bạc.

Sau buổi pháp thoại chiều hôm đó, đại đức Ànanda báo tin cho đại chúng biết lời nguyện cúng dường lúa mạch của người chủ ngựa. Thầy dặn thêm là chỉ khi nào không xin được thức ăn mới đến nhận lúa mạch vì số lượng lúa mạch cúng dường được trích ra từ các phần ăn của 500 con ngựa.

Nên ban hành giới luật lúc nào ?[2]

Một hôm, cũng tại Veranjà, sau khi xuất thiền, đại đức Sàriputta đến hầu Phật và cung kính bạch :

Bạch đức Thế Tôn, Giáo Pháp của vị Phật nào tồn tại lâu dài và Giáo Pháp nào không tồn tại lâu dài ?

Này Sàriputta, Giáo Pháp của chư Phật Vipassì (Tỳ Bà Thi), Sikhì (Thi Khí) và Vessabhù (Tỳ Xá Phù) không tồn tại lâu dài; còn Giáo Pháp của chư Phật Kakusandha (Câu Lưu Tôn), Konàgamana (Câu Na Hàm) và Kassapa (Ca Diếp) tồn tại lâu dài. Phật pháp có tồn tại lâu dài hay không là tùy theo nếp sống kỷ cương của giới xuất gia, do đó cũng tùy theo các giới luật căn bản (Pàtimokkha, Giới Bổn) được ban hành.

Bạch Thế Tôn, nếu vậy chúng con xin thỉnh cầu Thế Tôn hoan hỉ thiết chế và ban hành đầy đủ giới luật để làm mẫu mực ngàn đời cho giới xuất gia.

Chưa được đâu, Sàriputta. Giới luật không thể do một người lập ra đầy đủ trong một ngày. Hãy nhẫn nại. Chừng nào có những vụng dại lỗi lầm phát sanh trong tăng chúng, lúc ấy mới nên ban hành những biện pháp kỷ luật và thiết chế giới luật. Khi thấy các giới điều đã đầy đủ, chúng ta sẽ ban hành Giới Bổn (Pàtimokkha) và Cụ Túc Giới (Upasampada).

Mùa nhập hạ tại Veranjà là đầu đề cho lời giới thiệu 4 giới trọng Ba-la-di[3](Paràjika) trong Tạng Luật (Vinaya Pitaka).

Ngày tự tứ[4]mãn hạ đã tới. Thí chủ Agnidattà từ phương xa trở về. Nghe nói nhiều vị khất sĩ bị đói trong mùa an cư, ông ta rất lấy làm hối hận. Ông ta tổ chức một buổi trai tăng thật long trọng tại nhà, cúng dường Phật ba bộ áo cà-sa và các vị khất sĩ mỗi người một bộ. Sau buổi thuyết pháp, Phật và các vị khất sĩ từ giã ông, lên đường đi hoằng hóa tại Soreyya, Sankassa, Kannakujja, Payàga. Ngài đến Bàrànasì ở ít lâu, rồi từ đó trở về Vesàlì, ở tại tinh xá Mahàvana. Sau đó Phật lại lên đường đi đến xứ Koliya.



[1]Xem Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu 1, chương 1: Veranjà; Tăng Chi Bộ, chương 8 pháp, kinh 11: Veranjà; Trung Bộ 42: kinh Veranjàka; Đường Xưa Mây Trắng, trang 321-323.

[2]Xem Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu 1, chương Veranjà: 7 và 8; Đường Xưa Mây Trắng, trang 324-325.

[3]Bốn giới trọng(Paràjika) là Sát, Đạo, Dâm, Vọng.

[4]Tự tứ(Pavàranà) : Vào ngày mãn hạ, mỗi vị Tỳ kheo phải phát lồ sám hối các tội mình đã phạm trong thời gian an cư để tâm được thanh tịnh và sanh vui mừng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 11692)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
26/06/2021(Xem: 8191)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
26/06/2021(Xem: 12222)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
19/06/2021(Xem: 12600)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
19/06/2021(Xem: 11096)
Mục Lục - Lời vào sách 4-13 CHƯƠNG MỘT 14-35 Sự hình thành của Giáo Hội Phật Giáo VNTN CHƯƠNG HAI 36-102 Bản nội quy của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và thành phần Ban Điều hành của Giáo Hội CHƯƠNG BA 103-167 Giải đáp những thắc mắc CHƯƠNG BỐN 168-294 Khóa Giáo Lý Âu Châu Kỳ 9 Kinh Hoa Nghiêm Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Tịnh Hạnh thứ 11 LỜI KẾT 295-299 HÌNH ẢNH 300-344
18/06/2021(Xem: 9367)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
16/06/2021(Xem: 13038)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
12/06/2021(Xem: 11484)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
12/06/2021(Xem: 9045)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
11/06/2021(Xem: 8989)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567