Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Khoa Phật Học Cấp Một (PDF)

29/01/201322:44(Xem: 7210)
Giáo Khoa Phật Học Cấp Một (PDF)
Buddha_14

GIÁO KHOA PHẬT HỌC

CẤP MỘT
Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ
Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc

(Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản – nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân, Đài-loan)
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, chú thích bổ túc, đánh máy, và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Hòa thượng Thích Đỗng Minh chứng nghĩa
Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam in lần thứ nhất tại Việt-nam, năm 2002
(lưu hành nội bộ),
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ nhì tại California, Hoa-kì, năm 2002
Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một

Giao_Khoa_Phat_Hoc

LỜI GIỚI THIỆU

Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt-nam đã 20 thế kỉ. Quốc văn của Việt-nam với Hán văn của Trung-quốc lúc bấy giờ, có thể nói là cùng đúc chung một lò. Từ xưa đến nay, tất cả các sách giáo khoa Phật học tại Việt-nam đều dùng Hán hệ làm chủ yếu.

Trước đây khoảng 5 năm, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài-loan có tặng cho tôi một bộ sách giáo khoa Phật học bằng Hán văn, mang tên là “Phật Học Giáo Bản”, gồm 3 quyển, dành cho 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Bộ sách do cư sĩ Phương Luân (người Đài-loan) soạn. Tôi đọc thấy hay. Phương pháp soạn sách có khoa học. Tôi gợi ý với ông Hạnh Cơ (là sư đệ và là học trò của tôi hiện ở
Gia-nã-đại) nên dịch bộ sách ấy ra Việt ngữ, và soạn thêm một vài phần bổ túc, để làm thành một bộ sách giáo khoa Phật học thích ứng với tăng ni sinh Việt-nam. Cư sĩ Hạnh Cơ đã tán đồng ý kiến của tôi, và hoan hỉ nhận trách nhiệm thực hiện Phật sự này.

Nay, quyển Một (Sơ cấp) của bộ sách ấy đã hoàn thành, có tên là “Giáo Khoa Phật Học - cấp một”. Sách được làm thành hai bản: một bản dành cho giáo thọ, và một bản dành cho học chúng. Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh phát tâm ấn hành để phổ biến cho tăng ni sinh trong nước cũng như ngoài nước.

Tôi trân trọng tán thán công đức của Hòa thượng Tịnh Hạnh cùng hai cư sĩ Hạnh Cơ và Tịnh Kiên; đồng thời xin giới thiệu bộ sách Giáo Khoa Phật Học này đến quí vị giáo thọ và tăng ni sinh quốc nội cũng như quốc ngoại.

Tì kheo THÍCH ĐỖNG MINH
(nguyên Vụ Trưởng Vụ Phật Học Viện,
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)
Nha-trang, Việt-nam,
ngày Trưởng-tịnh có trăng,
tháng Mười Một năm Canh Thìn,
Phật lịch 2544 (2000)

MỤC LỤC CẤP I
Lời Giới Thiệu (HT. Thích Đỗng Minh)
Cẩn Bạch (lời dịch giả)
Phàm Lệ (lời tác giả - dịch)
Bài 1 Phật
Bài 2 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (1)
Bài 3 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 1, 2 và 3
Bài 4 Đức Phật Dược Sư
Bài 5 Mười Hiệu Như Lai
Bài 6 Phật Pháp
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 4, 5 và 6
Bài 7 Bồ Tát
Bài 8 Bồ Tát Di Lặc
Bài 9 Bốn Cảnh Núi Nổi Tiếng ở Trung Quốc (1)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 7, 8 và 9
Bài 10 Bốn Cảnh Núi Nổi Tiếng ở Trung Quốc (2)
Bài 11 Sáu Pháp Qua Bờ (1)
Bài 12 Sáu Pháp Qua Bờ (2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 10, 11 và 12
Bài 13 Cư sĩ Duy Ma Cật
Bài 14 Mười Địa của Bồ Tát
Bài 15 Bốn Cách Thu Phục - Bốn Tấm Lòng Rộng Lớn - Bốn Lời Nguyện Lớn
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 13, 14 và 15
Bài 16 Tăng và Sáu Pháp Hòa Kính
Bài 17 Bốn Thánh Đế
Bài 18 Bốn quả Thanh Văn
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 16, 17 và 18
Bài 19 Duyên Giác Thừa và Mười Hai Nhân Duyên (1)
Bài 20 Duyên Giác Thừa và Mười Hai Nhân Duyên (2)
Bài 21 Quay Về Nương Tựa
Ba Ngôi Báu
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 19, 20 và 21
Bài 22 Bảy Chúng và Giới Luật
Bài 23 Luân Hồi Sáu Nẻo (1)
Bài 24 Luân Hồi Sáu Nẻo (2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 22, 23 và 24
Bài 25 Mười Nghiệp Đạo Lành (1)
Bài 26 Mười Nghiệp Đạo Lành (2)
Bài 27 Năm Uẩn Đều Không
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 25, 26 và 27
Bài 28 Lỗi Lầm của Sự Uống Rượu
Bài 29 Đại Thiên Thế Giới
Bài 30 Kiếp và Sự Thành Hoại của Thế Giới
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 28, 19 và 30
Bài 31 Ba Tai Nạn Lớn và Ba Tai Nạn Nhỏ
Bài 32 Đời Ác với Năm Thứ dơ bẩn
Bài 33 Địa Ngục Vô Gián và Vua Diêm La
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 31, 32 và 33
Bài 34 Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (1)
Bài 35 Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (2)
Bài 36 Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (3)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 34, 35 và 36
PHỤ LỤC: Bậc Đạo Sư Cao Cả
Tài Liệu Tham Khảo
XEM PHIÊN BẢN PDF: GIÁO KHOA PHẬT HỌC CẤP MỘT PDFpdf_icon


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 19591)
Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức. Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.
17/08/2014(Xem: 20414)
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.
17/08/2014(Xem: 18313)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Tuy nhiên, từ khi tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho đến lúc Thiền tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ Năng (638 - 713) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những tông phái mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hoằng hóa của Lục tổ Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Quả đúng như bài kệ nổi tiếng được cho là do tổ Đạt-ma truyền lại:
17/08/2014(Xem: 27610)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu. Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
17/08/2014(Xem: 24436)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 19480)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
17/08/2014(Xem: 15063)
Phát tâm Bồ Đề - Đạt Lai Lạt Ma; Việt dịch: Phan Châu Pha - Tiểu Nhỏ
17/08/2014(Xem: 21571)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 14200)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn: Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò Cao thấp tuy có khác Một thả cũng tuyệt mù Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ. *
17/08/2014(Xem: 16982)
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]