Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ I: Các bài sám văn âm chữ Hán

10/05/201317:01(Xem: 19648)
Phần thứ I: Các bài sám văn âm chữ Hán

Tuyển tập các bài sám văn - Tập II: 55 Bài sám âm nghĩa trích lục

Phần thứ I: Các bài sám văn âm chữ Hán

Thích Đồng Bổn sưu tập

Nguồn: Thích Đồng Bổn sưu tập

LỜI NÓI ÐẦU


Sau khi tuyển tập I : 55 BÀI SÁM PHỔ THÔNG được phát hành đến quí độc giả, chúng tôi đã đón nhận nhiều ý kiến đóng góp bổ sung cũng như khích lệ, tiếp tục trích lục trong các tàng thư cũ và mới các bài sám văn hay, có thể làm tư liệu cho các nghi lễ, hoặc tụng đọc lợi lạc âm dương, hoặc làm cơ sở nghiên cứu văn học Phật giáo sau này.
Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn cho ra mắt tuyển tập II : 55 BÀI SÁM ÂM NGHĨA TRÍCH LỤC để bổ sung vào công trình sưu tập lại toàn bộ các áng văn vần, các bài sám hay không để mai một.
Ðây là trích lục những thể loại văn vần nằm rải rác trong các kinh sách mà chưa có ở tuyển tập I. Sở dĩ chúng tôi chú trọng về thể loại văn vần này vì ngoài việc đọc tụng thông thường, sám văn còn có thể dùng để ca, ngâm, xướng, vịnh nhiều cách, dễ dàng thấm đượm vào người nghe bằng điệu tiết trầm bổng theo câu, nhịp và còn dễ dàng học thuộc lòng để sám, tụng hay kể hạnh truyền khẩu theo lối dân gian Việt Nam.
Ngoài các thể văn lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ như tuyển tập trước đã giới thiệu, ở tập này chúng tôi có đưa vào các thể văn như: bảy chữ, tám chữ, biền ngẫu, kệ, mưỡu đầu, đoản hậu... và các bài tụng được ngắt câu theo thể loại văn vần. Thêm vào đó, chúng tôi còn trích lục những áng văn vần hay có thể áp dụng trong các trai đàn chẩn tế như : các áng văn phát nguyện, các áng văn chiến sĩ trận vong, thập loại chúng sinh v.v...
Trong sám văn xưa, còn có các bài văn âm chữ Hán mà các chùa còn sám tụng, dù rằng tất cả đã được dịch ra chữ Việt, nhưng các bài sám văn âm chữ Hán vẫn không mất đi chỗ đứng bởi âm tiết cô đọng và cách dùng chữ khúc chiết. Chúng tôi sưu tập được một phần và đưa vào tuyển tập này, nên có tên gọi là “55 bài sám âm nghĩa trích lục”.
Ðể tiện việc sưu tra bởi các bài sám trùng tên khá nhiều, chúng tôi dùng cách đánh số cho mỗi bài có một mã số riêng. Và thứ tự ấy được nối tiếp với quyển trước để tránh nhầm lẫn, cũng để sau này không trùng lặp. Ở tuyển tập này, chúng tôi bắt đầu là bài thứ 56 đến 110.
Vì sưu tập đến đâu thì biết đến đó nên bao giờ mà công trình sưu tập này còn tiếp tục thì việc phân loại, phân tích chú giải vẫn chư thể hoàn chỉnh, chỉ mong việc góp nhặt này là tiêu điểm ban đầu để lưu trữ tư liệu mà thôi. chúng tôi rất mong được sự góp ý, phát hiện thêm của bậc thức giả gần xa để việc sưu tầm được đầy đủ hơn, hầu không một áng văn xưa nào còn sót lại đâu đó bị quên lãng.
Mùa đông, năm Ất Hợi, 1995
Người góp nhặt
THÍCH ÐỒNG BỔN

56. SÁM KHỂ THỦ
(Sám văn âm chữ Hán 1)


Khể thủ Tây phương an lạc quốc,
Tiếp dẫn chúng sinh đại đạo sư,
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.
Ðệ tử chúng đẳng,
Phổ vị tứ ân tam hữu,
Pháp giới chúng sinh,
Cầu ư chư Phật,
Nhứt thừa vô thượng,
Bồ-đề đạo cố,
Chuyên tâm trì niệm,
A Di Ðà Phật,
Vạn đức hồng danh,
Cầu sanh Tịnh độ.
Hựu dĩ nghiệp trọng phước khinh,
Chướng thâm huệ thiển,
Nhiễm tâm dị xí,
Tịnh đức nan thành,
Kim ư Phật tiền,
Kiều cần ngũ thể,
Phi lịch nhứt tâm,
Ðầu thành sám hối.
Ngã cập chúng sinh,
Khoáng kiếp chí kim,
Mê bổn tịnh tâm,
Túng tham sân si,
Nhiễm uế tam nghiệp,
Vô lượng vô biên,
Sở tác tội cấu,
Vô lượng vô biên,
Sở kết oan nghiệp,
Nguyện tất tiêu diệt.
Tùng ư kim nhựt,
Lập thâm thệ nguyện,
Viễn ly ác pháp,
Thệ bất cánh tạo,
Cần tu Thánh đạo,
Thệ bất thoái đọa,
Thệ thành Chánh giác,
Thệ độ chúng sinh;
A Di Ðà Phật,
Dĩ từ bi nguyện lực,
Ðương chứng tri ngã,
Ðương ai mẫn ngã,
Ðương gia bị ngã.
Nguyện thiền quán chi trung,
Mộng mị chi tế,
Ðắc kiến A Di Ðà Phật,
Kim sắc chi thân,
Ðắc lịch A Di Ðà Phật,
Bảo nghiêm chi độ,
Ðắc mông A Di Ðà Phật,
Cam lồ quán đảnh,
Quang minh chiếu thân,
Thủ ma ngã đầu,
Y phú ngã thể,
Sử ngã túc chướng tự trừ,
Thiện căn tăng trưởng,
Tật không phiền não,
Ðốn phá vô minh,
Viên giác diệu tâm,
Quách nhiên khai ngộ,
Tịch quang chân cảnh,
Thường đắc hiện tiền.
Chí ư lâm dục mạng chung,
Dự tri thời chí,
Thân vô nhứt thiết,
Bệnh khổ ách nạn
Tâm vô nhứt thiết,
Tham luyến mê hoặc,
Chư căn duyệt dự,
Chánh niệm phân minh,
Xả báo an tường,
Như nhập thiền định.
A Di Ðà Phật
Dữ Quán Âm - Thế Chí,
Chư Thánh Hiền chúng,
Phóng quang tiếp dẫn,
Thùy thủ đề huề,
Lầu các tràng phan,
Dị hương thiên nhạc,
Tây phương thánh cảnh,
Chiêu thị mục tiền,
Linh chư chúng sinh
Kiến giả văn giả,
Hoan hỉ cảm thán,
Phát Bồ-đề tâm.
Ngã ư nhĩ thời,
Thừa kim cương đài,
Tùy tùng Phật hậu,
Như đàn chỉ khoảnh,
Sanh cực lạc quốc,
Thất bảo trì nội
Thắng liên hoa trung,
Hoa khai kiến Phật,
Kiến chư Bồ-tát,
Văn diệu pháp âm,
Hoạch vô sanh nhẫn:
Ư tu du gian,
Thừa sự chư Phật,
Thân mông thọ ký,
Ðắc thọ ký dĩ,
Tam thân tứ trí,
Ngũ nhãn lục thông,
Vô lượng bách thiên,
Ðà la ni môn,
Nhứt thiết công đức,
Giai tất thành tựu.
Nhiên hậu bất vi an dưỡng,
Hồi nhập Ta bà,
Phân thân vô số,
Biến thập phương sát,
Dĩ bất khả tư nghị,
Tự tại thần lực,
Chủng chủng phương tiện,
Ðộ thoát chúng sinh,
Hàm linh ly nhiễm,
Hoàn đắc tịnh tâm,
Ðồng sanh Tây phương,
Nhập bất thoái địa.
Như thị đại nguyện:
Thế giới vô tận,
Chúng sinh vô tận,
Nghiệp cận phiền não,
Nhứt thiết vô tận,
Ngã nguyện vô tận.
Nguyện kim lễ Phật,
Phát nguyện tu trì,
Công đức hồi thí hữu tình,
Tứ ân tổng báo,
Tam hữu tề tư,
Pháp giới chúng sinh,
Ðồng viên chủng trí.
*
* *
---------------
Trích trong Tam bảo Tôn Kinh, trang 262 – 267, Thích Ca Tự XB, Sài Gòn, 1974

57. SÁM QUI MẠNG
(Sám văn âm chữ Hán 2)


DI SƠN THIỀN SƯ
Qui mạng thập phương Ðiều Ngự Sư.
Xiển dương thanh tịnh vi diệu pháp,
Tam thừa, tứ quả giải thoát Tăng,
Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ.
Ðệ tử chúng đẳng:
Tự vi chơn tánh,
Uổng nhập mê lưu,
Tùy sanh tử dĩ phiêu trầm,
Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.
Thập triền thập sử,
Tích thành hữu lậu chi nhơn.
Lục căn lục trần,
Vọng tác vô biên chi tội.
Mê luân khổ hải,
Thâm nịch tà đồ.
Trước ngã đam nhơn,
Cữ uổng thố trực.
Lụy sanh nghiệp chướng,
Nhứt thế khiên vưu,
Ngưỡng Tam bảo dĩ từ bi,
Lịch nhứt tâm nhi sám hối.
Sở nguyện: Năng nhơn chững bạt,
Thiện hữu đề huề,
Xuất phiền não chi thâm uyên.
Ðáo Bồ đề chi bỉ ngạn.
Thử thế: phước cơ mạng vị,
Các nguyện xương long.
Lai sanh: trí chủng linh miêu,
Ðồng hy Tăng tú.
Sanh phùng trung quốc,
Trưởng ngộ minh sư.
Chánh tín xuất gia,
Ðồng chơn nhập đạo
Lục căn thông lợi,
Tam nghiệp thuần hòa.
Bất nhiễm thế duyên,
Thường tu phạm hạnh.
Chấp trì cấm giới,
Trần nghiệp bất xâm.
Nghiêm hộ uy nghi,
Quyên phi vô tổn.
Bất phùng bát nạn,
Bất khuyết tứ duyên,
Bát nhã trí dĩ hiện tiền,
Bồ-đề tâm nhi bất thoái.
Tu tập chánh pháp,
Liễu ngộ đại thừa,
Khai lục độ chi hạnh môn,
Việt tam kỳ chi kiếp hải,
Kiến pháp tràng ư xứ xứ,
Phá nghi võng ư trùng trùng,
Hàng phục chúng ma,
Thiệu long Tam bảo.
Thừa sự thập phương chư Phật,
Vô hữu bì lao,
Tu học nhất thiết pháp môn,
Tất giai thông đạt.
Quảng tác phước huệ,
Phổ lợi trần sa,
Ðắc lục chủng chi thần thông,
Viên nhất sanh chi Phật quả.
Nhiên hậu: Bất xả pháp giới,
Biến nhập trần lao,
Ðẳng Quan Âm chi từ tâm.
Hành Phổ Hiền chi nguyện hải.
Tha phương thử giới,
Trục loại tùy hình,
Ứng hiện sắc thân,
Diễn dương diệu pháp.
Nê lê khổ thú,
Ngạ quỉ đạo trung,
Hoặc phóng đại quang minh,
Hoặc hiện chư thần biến.
Kỳ hữu kiến ngã tướng,
Nãi chí văn ngã danh,
Giai phát Bồ-đề tâm,
Vĩnh xuất luân hồi khổ.
Hỏa thạch băng hà chi địa,
Biến tác hương lâm.
Ẩm đồng thực thiết chi đồ,
Hóa sanh Tịnh độ.
Phi mao đới giác,
Phụ trái hàm oan,
Tận bãi tân toan,
Hàm triêm lợi lạc.
Tật dịch thế nhi,
Hiện vi dược thảo,
Cứu liệu trầm kha.
Cơ cẩn thời nhi,
Hóa tác đạo lương,
Tế chư bần nổi.
Ðản hữu lợi ích,
Vô bất hưng sùng.
Thứ kỳ: lụy thế oan thân,
Hiện tồn quyến thuộc,
Xuất tứ sanh chi cốt một,
Xả vạn kiếp chi ái triền.
Ðẳng dữ hàm sanh,
Tề thành Phật đạo.
Hư không hữu tận,
Ngã nguyện vô cùng,
Tình dữ vô tình,
Tề thành Phật đạo.
*
* *
----------------
- Trích kinh Nhật Tụng chữ Hán cổ bản.

58. SÁM NHỨT TÂM
(Sám văn âm chữ Hán 3)


Nhứt tâm quy mạng,
Cực Lạc thế giới,
A Di Ðà Phật,
Nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã,
Từ thệ nghiếp ngã.
Ngã kim chánh niệm,
Xưng Như lai danh,
Vị Bồ-đề đạo,
Cầu sanh Tịnh độ.
Phật tích bổn thệ:
Nhược hữu chúng sinh,
Dục sanh ngã quốc,
Chí tâm tín nhạo,
Nãi chí thập niệm,
Nhược bất sanh giả,
Bất thủ chánh giác.
Dĩ thử niệm Phật nhơn duyên,
Ðắc nhập Như lai
Ðại thệ hải trung,
Thừa Phật từ lực,
Chúng tội tiêu diệt,
Thiện căn tăng trưởng,
Nhược lâm dục mạng chung,
Tự tri thời chí,
Thân vô bịnh khổ,
Tâm bất tham luyến,
Ý bất điên đảo,
Như nhập thiền định.
Phật cập Thánh chúng,
Thủ chấp kim đài,
Lai nghinh tiếp ngã,
Ư nhứt niệm khoảnh,
Sanh Cực lạc quốc,
Hoa khai kiến Phật,
Tức văn Phật thừa,
Ðốn khai Phật huệ,
Quảng độ chúng sinh,
Mãn Bồ-đề nguyện,
Quảng độ chúng sinh,
Mãn Bồ-đề nguyện.
*
* *
-------------
- Trích kinh Nhật Tụng, Sen vàng ấn bản, THPG Tp. HCM ấn hành, 1991

59. SÁM THẬP PHƯƠNG
(Sám văn âm chữ Hán 4)


Thập phương Tam thế Phật
A Di Ðà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng sinh
Oai đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy y.
Sám hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây phương cảnh,
Phân minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Ðồng sanh Cực lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh tử,
Như Phật độ nhứt thiết,
Vô biên phiền não đoạn,
Vô lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng sinh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư không hữu tận,
Ngã nguyện vô cùng,
Hư không hữu tận,
Ngã nguyện vô cùng,
Tình dữ vô tình,
Ðồng viên chủng trí.
-------------
- Trích Kinh Nhật Tụng, THPG Tp. HCM ấn hành, 1991

60. SÁM PHỔ HIỀN THẬP ÐẠI NGUYỆN
(Sám văn âm chữ Hán 5)


Ðệ tử chúng đẳng,
Tùy thuận tu tập,
Phổ Hiền Bồ-tát,
Thập chủng đại nguyện:
Nhứt giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như lai,
Tam giả quảng tu cúng dường,
Tứ giả sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả tùy hỉ công đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tùy Phật học,
Cửu giả hằng thuận chúng sinh,
Thập giả phổ giai hồi hướng.
*
* *
-----------------
- Trích Kinh Nhật Tụng, THPG Tp. HCM ấn hành, PL. 2536-1992

62. SÁM NGÃ NIỆM
(Sám văn âm chữ Hán)


Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp,
Thất viên minh tánh tác trần lao,
Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi,
Dị trạng thù hình tao khổ sở.
Túc tư thiểu thiện sanh nhơn đạo,
Hoạch ngộ di phong đắc xuất gia,
Phi truy, tước phát loại Sa môn,
Hủy giới phá trai đa quá hoạn,
Hoại sanh hại vật vô từ niệm,
Ðạm nhục san huân dưỡng uế xu,
Chúng nhơn tài thực tứ xâm man,
Tam bảo tư duyên đa hổ dụng,
Tà mạng ác cầu vô yểm túc,
Ðam dâm thị tửu dũ hoang mê,
Mạn Phật, khinh Tăng, báng Ðại thừa,
Bội nghĩa cô thân hủy sư trưởng,
Văn quá sức phi dương kỷ đức,
Hạnh tai lạc họa yểm tha năng,
Hư cuống khi vưu cạnh lợi danh,
Ðấu cấu thị phi tranh nhơn ngã,
Ác niệm tà tư vô tạm tức,
Khinh phù trạo tán vị thường đình,
Truy phàm nhơn sự dũ tinh chuyên,
Trì tụng Phật kinh duy khốn khổ,
Ngoại hiện oai nghi tăng siểm trá,
Nội hoài ngã mạn cánh sơ cuồng,
Lại đọa huân tu tứ thùy manh,
Xan tật tham lam vô úy sỉ,
Dã điền uế bổn tương hà dụng,
Ðại hải phù thi bất cửu đình.
Ký vô nhứt niệm khả tư thân,
Taát đọa tam đồ anh chúng khổ.
Ngưỡng nguyện Bổn sư Vô Lượng Tho,ï
Quán Âm, Thế Chí, Thánh Hiền Tăng.
Ðồng triền oai quang phổ chiếu lâm,
Cộng tứ minh gia hàm cứu bạt,
Vô thỉ kim sanh chư tội chướng,
Lục căn tam nghiệp chúng khiên vưu,
Nhứt niệm viên quang tội tánh không,
Ðẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh.
*
* *
--------------
Trích Kinh Nhật Tụng, THPG Tp. HCM ấn hành, PL. 2536 -1992

62. SÁM KHỂ THỦ QUAN ÂM
(Sám văn âm chữ Hán 7)


Khể thủ Quan Âm Ðại bi chủ,
Nguyện lực hoằng thâm tướng hảo thân.
Thiên trí trang nghiêm phổ hộ trì,
Thiên nhãn quang minh biến quán chiếu.
Chơn thật ngữ trung tuyên mật ngữ,
Vô vi tâm nội khởi bi tâm,
Tốc linh mãn túc chư hy cầu,
Vĩnh sử diệt trừ chư tội nghiệp.
Long Thiên Thánh chúng đồng từ hộ,
Bách thiên tam muội đốn huân tu,
Thọ trì thân thị quang minh tràng,
Thọ trì tâm thị thần thông tạng.
Tẩy địch trần lao nguyện tế hải,
Siêu chứng Bồ-đề phương tiện môn.
Ngã kim xưng tụng thệ qui y,
Sở nguyện tùng tâm tốc viên mãn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc tri nhất thiết pháp.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đăng trí huệ nhãn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc độ nhất thiết chúng.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đắc thiện phương tiện.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc thừa Bát nhã thuyền.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đắc việt khổ hải.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc đắc giới định đạo.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đăng Niết bàn sơn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc hội vi vi xá.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đồng pháp tánh thân.
Ngã nhược hướng đạo sơn,
Ðao sơn tự tồi chiết.
Ngã nhược hướng hỏa thang,
Hỏa thang tự khô kiệt.
Ngã nhược hướng địa ngục,
Ðịa ngục tự tiêu diệt.
Ngã nhược hướng Ngạ quỉ,
Ngạ quỉ giai bảo mãn.
Ngã nhược hướng Tu la,
Ác tâm tự điều phục.
Ngã nhược hướng chúng sinh ,
Tự đắc đại trí tuệ.
Nam Mô Ðại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát.
*
* *
----------------------
- Trích Ðại Bi Sám Pháp, THPG. Tp. HCM ấn hành, PL. 2536 -1992

63. SÁM VĂN PHÁT NGUYỆN
(Sám văn âm chữ Hán 8)


Như lai ai hựu,
Bồ-tát đề huề,
Phóng bạch hào nhi tốc chiếu ngã thân,
Thùy kim thủ nhi tảo ma ngã đảnh.
Liễu lộ tẩy hôn thiên chi cấu,
Tịch tịnh hoàn không.
Liên hoa hàm dưỡng thánh chi thai,
Như như bất động.
Linh tế huyền tịnh,
Huyễn ký Ta bà.
Vĩnh vô tai nạn chi ngu,
Trường hữu phước duyên chi lạc.
Chướng trừ hôn loạn,
Nghiệp viễn tham sân,
Công đức viên long,
Căn trần thanh tịnh.
Chí nhược mạng lâm bảo tọa,
Thời khắc tri tiên.
Thân thể khinh yên,
Tâm thần kiên định.
Vạn duyên phóng khứ,
Tứ thánh nghinh lai.
Ly thử phương nhi,
Thừa tọa kim đài.
Vãng bỉ quốc nhi,
Tùy tùng bảo ngự.
Tràng phan lầu các,
Ðổ thánh cảnh dĩ phân minh.
Thủy điểu thu lâm,
Văn pháp âm nhi diễn xướng.
Ký nhi hoa khai thượng phẩm,
Quả chứng nhứt thừa.
Ðãi ngã tác Phật,
Như Phật độ sanh.
Phiếm vô để chi từ,
Châu tiếp qui An dưỡng.
Không đại thiên chi nhẫn độ,
Diệu nhập quang minh.
Các loại tiêu diêu,
Tề thành giải thoát.
Phổ nguyện: Gia đình kiết khánh,
Quốc giới an ninh.
Ða sanh phụ mẫu,
Lịch đại tôn thân,
Siêu phàm nhập Thánh.
Hiện tồn quyến thuộc,
Tăng phước hoàn duyên,
Tề triêm lợi lạc.
Nam Mô A Di Ðà Phật .
*
* *
----------------
- Trích Tam bảo Tôn kinh, Thích Ca Tự xb, Sài Gòn, 1974

64. SÁM HỒI HƯỚNG NGUYỆN VĂN
(Sám văn âm chữ Hán 9)


Ðệ tử chúng đẳng,
Hiện thị sanh tử phàm phu,
Tội chướng thâm trọng,
Luân hồi lục đạo,
Khổ bất khả ngôn;
Kim ngộ tri thức,
Ðắc văn A Di Ðà danh hiệu,
Bổn nguyện công đức,
Nhứt tâm xưng niệm,
Cầu nguyện vãng sanh,
Nguyệt Phật từ bi bất xả,
Ai lân nhiếp thọ.
Ðệ tử chúng đẳng,
Bất thức Phật thân,
Tướng hảo quang minh,
Nguyện Phật thị hiện,
Linh ngã đắc kiến,
Cập kiến Quán Âm Thế Chí,
Chư Bồ-tát chúng,
Bỉ thế giới trung,
Thanh tịnh trang nghiêm,
Quang minh diệu tướng đẳng,
Linh ngã liễu liễu đắc kiến,
A Di Ðà Phật.
Ngã kim trì niệm A Di Ðà,
Tức phát Bồ-đề quảng đại nguyện:
Nguyện ngã định huệ tất viên minh,
Nguyện ngã công đức giai thành tựu.
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm,
Nguyện cộng chúng sinh thành Phật đạo.
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.
Nguyện ngã lâm dục mạng thời,
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại,
Diện kiến ngã Phật A Di Ðà,
Tức đắc vãng sanh Cực lạc sát.
Ngã ký vãng sanh Cực lạc dĩ,
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện,
Nhứt thiết viên mãn tận vô dư,
Lợi lạc nhất thiết chúng sinh giới.
Ngã Phật chúng hội hàm thanh tịnh,
Ngã thời ư thắng liên hoa sanh,
Thân đổ Như lai vô lượng quang,
Hiện tiền thọ ngã Bồ-đề ký.
Mong ngã Như lai thọ ký dĩ,
Hóa thân vô số bá câu chi,
Trí lực quảng đại biến thập phương,
Phổ lợi nhất thiết chúng sinh giới.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nguyện sanh tây phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thoái Bồ-tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức,
Trang nghiêm Phật tịnh độ,
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tức phát Bồ-đề tâm,
Tận thử nhứt báo thân,
Ðồng sanh cực lạc quốc.
Tận thử nhứt báo thân,
Ðồng sanh an dưỡng quốc.
--------------
- Trích Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, THPG. Tp. HCM ấn hành, 1990

65. TỤNG KINH SÁM HỒI HƯỚNG VĂN
(Sám văn âm chữ Hán 10)


Ðệ tử chúng đẳng,
Nghiệp lực chướng ma,
Thần chí thác loạn,
Sở lịch căn độn,
Tự nhiên tưởng lai,
Thoát lược hỗn hào,
Ðiên đảo trùng điệp,
Lâm văn tuẫn ý,
Tự ngộ cú sai,
Quai thanh trược chi chính âm,
Nệ giải hội chi tà kiến.
Hoặc sự đoạt kỳ chí,
Tâm bất tại kinh,
Tụng niệm khởi cư,
Ðoạn tuyệt cách việt.
Cửu tụng giải đãi,
Nhân sự phẫn sân,
Nghiêm khiết hoặc thiệp ư cấu trần,
Túc kính hoặc thành ư độc mạn.
Thân khẩu phục dụng chi bất tịnh,
Y quan lễ mạo chi phất cung.
Cúng bất như nghi,
Xử phi kỳ địa.
Quyển thư nhụ loạn,
Trụy lạc ô thương.
Chủng chủng bất chuyên bất thành,
Ðại tàm đại cụ,
Cung nguyện chư Phật Bồ tát,
Pháp giới, hư không giới,
Nhất thiết Thánh chúng,
Hộ pháp Thiện thần Thiên long đẳng,
Từ bi lân mẫn,
Sám địch tội khiên,
Tất linh tụng kinh công đức,
Chu viên tất toại.
Ðệ tử chúng đẳng,
Hồi hướng tâm nguyện,
Thượng lự dịch nhuận hoặc ngộ,
Chú giải hoặc phi,
Truyền thụ sai thù,
Âm thích suyển thác,
Hiệu đối nhưng cải chi thất,
Thư tả san khắc chi ngoa,
Kỳ sư kỳ nhân,
Tất vị sám hối.
Trượng Phật thần lực,
Sử tội tiêu trừ.
Thường chuyển pháp luân,
Khởi tế hàm thức.
Dĩ thử kinh chú công đức,
Hồi hướng Hộ pháp Long thiên.
Tam giới nhạc độc linh thông,
Thủ hộ Già Lam chân tể.
Kỳ phúc bảo an bình thiện,
Trang nghiêm Vô thượng Bồ-đề.
Phổ nguyện pháp giới chúng sinh,
Cộng nhập Tỳ lư tính hải.
*
* *
------------
Trích Chư Kinh Nhật Tụng, Tổ đình Vĩnh nghiêm,
Thành Hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992

66. VĂN NIỆM THỰC
(Sám văn âm chữ Hán 11)


Nam mô Ðạo tràng Giáo chủ,
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thập phương Tam bảo,
Bồ-tát, Thánh Tăng.
Phục nguyện bất xả từ bi,
Thùy quang đổng chiếu.
Niệm đệ tử chúng đẳng:
Bất canh nhi thực,
Bất chức nhi y,
Huyết nhục hình khô,
Toàn mông tín thí.
Ngưỡng ngã Phật :
Linh quang vô cực,
Lân mẫn hữu tình.
Lưu phúc hải chi hồng ba,
Phổ từ phong chi cự phiến.
Linh thí giả đắc,
Ðàn ba la mật,
Quân triêm pháp vũ chi ân.
Thụ dụng giả thành,
Viên tịnh Bồ-đề,
Cộng phó Liên trì chi hội.
Công vô lậu khuyết,
Phúc bất đường quyên.
Nguyện Phật từ bi,
Ai mẫn nhiếp thụ.
Nguyện tứ từ bi,
Ai mẫn nhiếp thụ.
Tam Bát La Già Ðá. (3 lượt)
*
* *
--------------
-Trích Chư Kinh Nhựt Tụng,Tổ Ðình Vĩnh Nghiêm, THPG. Tp. HCM ấn hành, 1992

67. PHÁP GIỚI CHÚNG SINH SÁM VĂN
(Sám văn âm chữ Hán 12)


Ðệ tử chúng đẳng.
Chí tâm sám hối.
Thập phương chư Phật,
Chân thực kiến tri,
Ngã cập chúng sinh
Bản tính thanh tịnh,
Chư Phật trụ xứ
Danh Thường Tịch Quang,
Biến tại sát na,
Cập nhất thiết pháp.
Nhi ngã bất liễu,
Vọng kế ngã nhân,
Ư bình đẳng pháp trung,
Nhi khởi phân biệt.
Ư thanh tịnh tâm trung,
Nhi sinh nhiễm trược.
Dĩ thị điên đảo,
Ngũ dục nhân duyên,
Sinh tử tuần hoàn,
Kinh lịch tam giới,
Tọa thử tương tục,
Bất niệm xuất kỳ,
Nhi phục ư trung,
Tạo cực ác nghiệp,
Tứ trọng ngũ nghịch,
Cập nhất Xiển đề,
Phi hủy Ðại thừa,
Báng phá Tam bảo,
Báng vô chư Phật,
Ðoạn học Bát nhã.
Dụng thập phương Tăng vật,
Dụng Phật tháp vật,
Ô phạm hạnh nhân,
Tập cận ác pháp,
Ư phá giới giả,
Cánh tương tán hộ,
Tam thừa đạo nhân,
Chủng chủng hủy mạ,
Nội phú quá thất,
Ngoại hiện uy nghi,
Thường dĩ ngũ tà,
Chiêu nạp tứ sự,
Bất tịnh thuyết pháp,
Phi luật giáo nhân
Nhân Phật xuất gia,
Phản phá Phật pháp.
Vi nghịch Sư trưởng,
Như pháp giáo hối,
Tứ hành tam khuể,
Vô tàm sỉ tâm,
Dĩ thị nhân duyên,
Chư ác nghiệp lực,
Mệnh chung đương đọa,
A tỳ địa ngục,
Mãnh hỏa xí nhiên,
Thụ vô lượng khổ,
Thiên vạn ức kiếp,
Vô giải thoát kỳ.
Kim thủy giác tri,
Sinh đại tàm quý,
Sinh đại bố úy,
Thập phương Thế Tôn,
A Di Ðà Phật,
Cửu dĩ ư ngã,
Sinh đại bi tâm,
Vô số kiếp lai,
Vị độ ngã cố,
Tu Bồ-đề đạo,
Bất tích thân mệnh,
Kim dĩ đắc Phật,
Ðại bi mãn túc,
Chân thực năng vi,
Nhất thiết cứu hộ.
Kim ngã tạo ác,
Tất đọa tam đồ,
Nguyện khởi ai lân,
Thụ ngã sám hối,
Trọng tội đắc diệt,
Chư ác tiêu trừ,
Nãi chí Sa bà,
Sinh nhân vĩnh tận,
Chư Phật Tịnh độ,
Như nguyện vãng sinh,
Ðương mệnh chung thời,
Tất vô chướng ngại.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ-tát Ma ha tát.
*
* *
---------------
-Trích Chư Kinh Nhựt Tụng, Tổ đình Vĩnh Nghiêm, THPG. Tp. HCM ấn hành, 1992

68. SÁM VĂN PHÁT NGUYỆN
(Sám văn âm chữ Hán 13)


Ðệ tử chúng đẳng,
Chí tâm phát nguyện,
Nguyện cộng tu tịnh hạnh nhân,
Tam nghiệp sở sinh,
Nhất thiết chư thiện,
Trang nghiêm tịnh nguyện,
Phúc trí hiện tiền,
Nguyện đắc Di Ðà Thế Tôn,
Quán Âm, Thế Chí,
Từ bi tiếp thụ,
Vị ngã hiện thân,
Phóng tịnh quang minh,
Chiếu súc ngã đẳng,
Chư căn tịch tĩnh,
Tam chướng tiêu trừ
Nhạo tu tịnh hạnh,
Thân tâm nhuận trạch,
Niệm niệm bất thất,
Tịnh độ thiện căn,
Cập ư mộng trung,
Thường kiến bỉ quốc,
Chúng diệu trang nghiêm,
Úy diệt ngã tâm,
Linh sinh tinh tiến.
Nguyện đắc lâm mệnh chung thời,
Dự tri thời chí,
Tận trừ chướng ngại,
Tuệ niệm tăng minh,
Thân vô bệnh khổ,
Tâm bất điên đảo,
Diện phụng Di Ðà,
Cập chư quyến thuộc,
Hoan hỷ khoái lạc,
Ư nhất sát na,
Tức đắc vãng sinh,
Cực lạc thế giới.
Ðáo dĩ tự kiến,
Sinh liên hoa trung,
Mông Phật thụ ký,
Ðắc thụ ký dĩ,
Tự tại hóa thân,
Vi trần Phật sát,
Tùy thuận chúng sinh,
Nhi vi lợi ích,
Năng linh Phật sát,
Trần số chúng sinh,
Phát Bồ-đề tâm,
Câu thời ly khổ,
Giai cộng vãng sinh,
A Di Ðà Phật,
Cực lạc thế giới.
Như thị hạnh nguyện,
Niệm niệm hiện tiền,
Tận vị lai thời,
Tương tục bất đoạn,
Thân ngữ ý nghiệp
Thường tác Phật sự.
Nam Mô Tây phương
Cực lạc Thế giới
Ðại từ Ðại bi
A Di Ðà Phật.
*
* *
---------------------
-Trích Chư Kinh Nhựt Tụng, Tổ đình Vĩnh Nghiêm,
THPG Tp. HCM ấn hành, 1992

69. SÁM VĂN PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN
(Sám văn âm chữ Hán 14)


Ðại từ đại bi mẫn chúng sinh,
Ðại hỉ đại xả tế hàm thức
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm
Chúng đẳng chí tâm qui mạng lễ.
Sở hữu thập phương thế giới trung,
Tam thế nhất thiết nhân sư Tử,
Ngã dĩ thanh tịnh thân ngữ ý
Nhất thiết biến lễ tận vô dư.
Phổ Hiền hạnh nguyện oai thần lực,
Phổ hiện nhất thiết Như lai tiền,
Nhất thân phục hiện sát trần thân,
Nhất nhất biến lễ sát trần Phật.
Ư nhất trần trung trần số Phật,
Các xứ Bồ-tát chúng hội trung,
Vô tận pháp giới trần diệc nhiên,
Thâm tín chư Phật giai sung mãn.
Các dĩ nhất thiết âm thinh hải,
Phổ xuất vô tận diệu ngôn từ,
Tận ư vị lai nhất thiết kiếp,
Tán Phật thậm thâm công đức hải.
Dĩ chư tối thắng diệu hoa man,
Kỹ nhạc đồ hương cập tán cái,
Như thị tối thắng trang nghiêm cụ,
Ngã dĩ cúng dường chư Như lai.
Tối thắng y phục tối thắng hương,
Mạc hương, thiêu hương dữ đăng chúc,
Nhất nhất giai như Diệu Cao tụ,
Ngã tất cúng dường chư Như lai.
Ngã dĩ quảng đại thắng giải tâm,
Thâm tín nhất thiết tam thế Phật,
Tất dĩ Phổ Hiền hạnh nguyện lực,
Phổ biến cúng dường chư Như lai.
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sinh,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.
Thập phương nhất thiết chư chúng sinh,
Nhị thừa hữu học cập vô học,
Nhất thiết Như lai dữ Bồ-tát,
Sở hữu công đức giai tùy hỉ.
Thập phương sở hữu thế gian đăng,
Tối sơ thành tựu Bồ-đề giả,
Ngã kim nhất thiết giai khuyến thỉnh,
Chuyển ư vô thượng diệu pháp luân.
Chư Phật nhược dục thị Niết-bàn,
Ngã tất chí thành giai khuyến thỉnh,
Duy nguyện cửu trụ sát trần kiếp,
Lợi lạc nhất thiết chư chúng sinh.
Sở hữu lễ tán cúng dường phước,
Thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân,
Tùy hỉ sám hối chư thiện căn,
Hồi hướng chúng sinh cập Phật đạo.
Nguyện tương dĩ thử thắng công đức,
Hồi hướng vô thượng chân pháp giới,
Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng già,
Nhị đế dung thông tam muội ấn,
Như thị vô lượng công đức hải,
Ngã kim giai tất tận hồi hướng.
Sở hữu chúng sinh thân khẩu ý,
Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,
Như thị nhất thiết chư nghiệp chướng,
Tất giai tiêu diệt tận vô dư.
Niệm niệm trí châu ư pháp giới,
Quảng độ chúng sinh giai bất thoái,
Nãi chí hư không thế giới tận,
Chúng sinh cập nghiệp, phiền não tận,
Như thị tứ pháp quảng vô biên.
Nguyện kim hồi hướng diệc như thị.
Nam mô Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát Ma ha tát.
----------------------
-Trích Chư Kinh Nhựt Tụng, Tổ đình Vĩnh Nghiêm,
THPG. Tp. HCM ấn hành, 1992

(Phụ lục)
VĂN TẮM PHẬT
(Phụ lục 1)


Ngã kim quán mộc chư Như lai,
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ.
Ngũ trược chúng sinh lịnh ly cấu,
Ðồng chứng Như lai tịnh pháp thân.
Tỳ Gia thành lý bất tằng sanh,
Sa la thọ gian bất tằng diệt.
Bất sanh bất diệt lão Cù Ðàm,
Nhãn trung khán kiến trùng thiêm tiết.
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát,
Tịnh Phạn Vương cung sinh Tất Ðạt.
Phúng thủy cửu long thiên ngoại lai,
Bổng túc liên hoa tùy địa phát.
Án mâu ni mâu ni tam mâu ni tá phạ ha.
*
* *
---------------
Trích Kinh Nhựt Tụng cổ bản tự.

(Phụ lục)
VĂN CHÚC TÁN HỘ PHÁP
(Phụ lục 2)


Thiên, A tu la, Dược xoa đẳng,
Lai thính pháp giả ưng chí tâm.
Ủng hộ Phật pháp sử trường tồn,
Các các cần hành Thế Tôn giáo.
Chư hữu thính đồ lai chí thử,
Hoặc tại địa thượng hoặc cư không.
Thường ư nhân thế khởi từ tâm,
Trú dạ tự thân y pháp tru.ï
Hằng dụng giới hương đồ huynh thể,
Thường trì định phục dĩ tư thân.
Boà-đề diệu hoa biến trang nghiêm,
Tùy sở trụ xứ thường an lạc.
Nam mô Hộ Pháp Tạng Bồ-tát Ma ha tát.
-----------------
Trích kinh Nhựt tụng cổ bản Hán tự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16025)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
26/06/2021(Xem: 9876)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
26/06/2021(Xem: 15590)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
19/06/2021(Xem: 16358)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
19/06/2021(Xem: 12988)
Mục Lục - Lời vào sách 4-13 CHƯƠNG MỘT 14-35 Sự hình thành của Giáo Hội Phật Giáo VNTN CHƯƠNG HAI 36-102 Bản nội quy của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và thành phần Ban Điều hành của Giáo Hội CHƯƠNG BA 103-167 Giải đáp những thắc mắc CHƯƠNG BỐN 168-294 Khóa Giáo Lý Âu Châu Kỳ 9 Kinh Hoa Nghiêm Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Tịnh Hạnh thứ 11 LỜI KẾT 295-299 HÌNH ẢNH 300-344
18/06/2021(Xem: 12126)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
16/06/2021(Xem: 18346)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
12/06/2021(Xem: 14946)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
12/06/2021(Xem: 11483)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
11/06/2021(Xem: 11391)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]