Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đậm nét tình lam.

10/04/201313:45(Xem: 5557)
Đậm nét tình lam.

CHÙA PHỔ TỪ ẤN HÀNH - PL 2549

Đậm nét tình lam

Thích Từ Lực

---o0o---

Mục Lục:

Phần 1: Chánh Tâm: Chùm Khế Ngọt (trang 13)

Phần 2: Chánh Đức: Miếng dừa non (trang 47)

Phần 3: Chánh Hòa: Tô canh mít (trang 63)

Phần 4: Mở rộng vòng tay (trang 73)

Phần 5: Tâm tình bên lề đại hội (trang 95)

Phụ bản kinh Lăng Nghiêm (trang 129)

Phần 6: Tình lam thắm thiết (trang 131)




Đại Đức Thích Phổ Hòa, nguyên là Huynh trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, một trong những thành viên sáng lập tổ chức Gia Đình Phật Tử. Nhờ có nhân duyên sống với Thầy ở chùa trong một thời gian, mà tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích có liên quan đến tổ chức màu Lam.
 
blank
 
Từ trái sang: Chị Đồng Hóa, Tâm Chánh (nay là ni sư Thích Nữ Tịnh Ngọc),
Thầy Phổ Thuận, Phổ Hòa, Thượng tọa Thích Từ Lực, Sư cô Thích Nữ Phổ Châu,
Chị Tâm Nguyên Quang, anh Tâm Chánh Đạo, anh Nguyên Tịnh. 
 
Tấm gương phục vụ của thầy Phổ Hòa cho tôi cảm hứng, cổ động tôi rất sâu sắc, đồng thời giúp tôi đặt tin tưởng vào thành quả của công tác giáo dục tuổi trẻ mà tôi được dự phần. Tre tàn mong sao măng sớm mọc! Mạn phép được dài dòn với câu chuyện cũ, nhưng, lạ thay, nó lại luôn luôn mới trong lòng tôi. Đó là hình ảnh người Huynh Trưởng, trọn đời cống hiến cho lý tưởng giáo dục tuổi trẻ. Hoạt động nhiều năm trong tổ chức, dầu ở phương vị nào, đảm đương trách nhiệm gì, thực hiện công việc gì, trước sau, Thầy đều phục vụ CHO, VỈ và VỚI Gia Đình Phật Tử. Có lúc tôi thầm đoán, có thể trong giấc mơ, thầy Phổ Hòa cũng nghĩ đến và sống với Gia Đình Phật Tử! Ngoài bản tính lạc quan, hoạc động, quan tâm đến giáo dục tuổi trẻ, thầy Phổ Hòa đến với Gia Đình Phật Tử trong tấm lòng của một người Phật tử thuần thành. Thầy có cơ duyên tu học Phật Pháp từ thuở nhỏ. Bên cạnh Thầy, cụ ông thân sinh Nguyên Tấn (Phan Cảnh Tú), là gia trưởng của đơn vị Hướng Thiện (Huế), luôn khuyến khích và trợ giúp thầy. Sau này, khi đến Hoa Kỳ, Thầy tiến tới vị trí của người trưởng tử Như Lai, tức là người xuất gia.
 
Hôm đó, khoảng 10 năm trước, thầy ghé thăm chùa Hayward, ngồi yên lặng, sát tường, gần khung cửa lớn. Tôi bỗng thấy cảm mến thầy, một sự thân thương lạ lùng phát khởi trong lòng. Lúc đó, tôi chưa biết thầy là một sĩ quan cao cấp trong quân đội, chỉ có biết sơ qua, rằng Thầy là một huynh trưởng kỳ cựu của Gia đình Phật tử. Tôi thấy thương Thầy như thương người cha mình đang ở quê nhà (thật ra, Thầy còn lớn hơn ba tôi 4,5 tuổi!) Tôi viết thư mời Thầy về trú ngụ ở Hayward, cùng sống bên nhau, cùng làm việc Phật sự, mà trong đó, chính yếu là vói đơn vị Chánh Tâm. Tôi còn giữ lá thư Thầy trả lời, và Thầy cũng còn giữ lá thư tôi gởi cho Thầy. Thỉnh thoảng, tôi thấy Thầy có đem ra “khoe” với những người bạn ở xa đến thăm Thầy. Chúng tôi trở thành thầy trò trong ngôi nhà Đạo; ngoài mối liên hệ Tăng thân còn cảm thấy ràng buộc với nhau bởi ba thứ tình khác: như cha con (tuổi tác), như anh em cùng một tổ chức (GĐPT) và chiến hữu, cùng chiến đấu cho lý tưởng tự do, bảo vệ đất nước (huynh đệ chi binh.)
 
Thời gian trôi qua, tôi có rất nhiều cơ hội để gặp gỡ anh chị Huynh trưởng các cấp, và các em Đoàn sinh thuộc các Đơn vị đang sinh hoạt khắp nơi trên thế giới. Bởi vì ai có dịp về miền Bắc Cali cũng đều ghé thăm thầy Phổ Hòa. Từ anh Thục (ở Úc) cho đến cô Trinh (ở Đức) còn những bạn hữu trên các tiểu bang ở Mỹ, ở Canada thì đếm không xuể đâu! Và cứ mỗi lần có dịp ngồi lại với nhau trong tình Lam, tôi lại được nghe những câu chuyện hay ho, vui vẻ, thắm thiết liên quan đến sinh hoạt của Gia đình Phật tử. Từ chuyện riêng tư của anh Từ, chị Cúc, cho đến những vui buồn trong các kỳ trại, tôi lắng nghe và cảm nhận trước anh linh cụ Tâm Minh và các bậc tiền bối, rằng các vị đã đặt tên cho tổ chức chúng ta “Gia Đình Phật Tử” – là rất hay và đúng! Chúng ta - lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo - đều gặp nhau trong tình Gia Đình để cùng sống trên thuận dưới hòa, chăm sóc cho nhau, xây dựng cho nhau, giúp nhau nên người. Tôi cảm thấy rất nhiều hạnh phúc khi LẮNG NGHE và ĐÓN NHẬN những tâm tình quý báu đó. Tôi mang ơn thầy Phổ Hòa rất nhiều.
 
THÍCH TỪ LỰC
 
(Trích “Đậm nét Tình Lam”, Chùa Phổ Từ ấn hành 2005)

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 21811)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 13438)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 6697)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 6221)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 8136)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5763)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5956)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
07/04/2020(Xem: 13350)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6021)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 5291)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]