Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhờ Mẹ đau cả nhà tin Phật.

10/04/201313:19(Xem: 3507)
Nhờ Mẹ đau cả nhà tin Phật.

NHỜ MẸ ÐAU CẢ NHÀ TIN PHẬT

KHÔNG TRÌ LÊ HỮU DẢN

---o0o---

Bà Mẹ ấy là vợ tôi, và cũng nhờ Bà đau mà tôi bắt đầu ăn chay trườngđược 10 năm rồi. Tôi còn nhớ ngày xưa, hồi tôi còn là học sinh trung học, mẹ tôi nấu cơm tháng cho các bạn tôi từ Quảng Trị, Quảng Nam, Ðà Nẳng đến Huế học, bà cho biết trước: "mỗi tháng bác nấu đồ chay ngày rằm và mồng một, trò nào không ăn chay được kể cả con bác thì chịu phiền ra quán mà ăn", nên tôi và một số bạn thường phải đi ăn cơm quán vì không ăn chay được.

Năm ngoái tôi có viết bài "Cần Sám Hối? Phải Ăn Chay! Cần Cầu Nguyện? Cũng Phải Ăn Chay!", nói lên sự lợi ích thiết thực của việc ăn chay qua kinh nghiệm của tôi và được Thầy Nguyên Tạng, Tu Viện Quảng Ðức ở Úc cho lên mạng lưới, nên một số Phật tử ở Sàigòn đã đọc bài ăn chay đó, trong số đọc giả này có bà Tạ Thị Phước, ngày 10.10.02 đã e-mail hỏi Thầy với nguyên văn như sau: "Nhân dịp đọc đề tàiCần sám hối phải ăn chay! Cần cầu nguyện cũng phải ăn chayhttp://www.quangduc.com/AnChay/10samhoianchay.htmlcủa bác Không Trì Lê Hữu Dản, con thấy có đề cập đến sách Tài Liệu Soi Sáng SỰ THẬT (EOT), xin Thầy cho con thêm chi tiết về sách này như tựa sách EOT là chữ tắt của...? để con vào thư viện tìm...Bản photo e-mail trên, tôi đã in vào sách EOT-03, trang 456, kế tiếp là bản dịch Anh ngữ bài viết tiếng Việt: Need To Repent? Become A Vegetarian! Need To Pray? Also Become A Vegetarian!

Vợ tôi tên là Nguyễn Thị Tịnh, Pháp danh Diệu Thanh, năm nay 76 tuổi, thua tôi 5 tuổi nhưng sức khỏe yếu kém hơn tôi nhiều vì Bà sinh hạ đến 11 con: 6 trai và 5 gái, cọng thêm dâu, rễ chúng tôi hiện có tất cả 21người con. Nay do Mẹ đau mà đại gia đình được trở thành một tiểuđạo tràng, được hướng dẫn tu tập bởi chú Thiệt Minh (con trai thứ 4) mới thọ giới sa-di từ Huế qua, ngay tại Niệm Phật Ðườngvừa thiết lập xong tại nhà của chúng tôi ở số 39781 Costa way, Fremont CA 94538.

Diễn tiến bệnh trạng của Mẹ:

Ðã hơn một năm rồi, các con có mướn được một chị trung niên tên Huệ đến ở trong nhà chăm sóc cho Mẹ 24/24, đút cho Bà ăn thức ăn đã xay nghiền thật nhuyển. Cuối tháng qua bổng nhiên Bà bị ho có nhiều đàm, trở ngại viẹâc ăn uống, nên 7 giờ sáng ngày Thứ Năm 24.4.03 tôi phải đưa Bà đến phòng Emergency bệnh viện Washington chữa trị, cho đến hơn 12 giờ trưa bác sỹ cho về sau khi đã thử nghiệm máu, Xray...và cấp phái mua thuốc ho thường không có trụ sinh vì b/s bảo là Bà không bị sốt. Về nhà, chị Huẹâ vẫn đút cho Bà ăn trưa phần cháo tôi đã nấu để chúng tôi ăn chung mỗi buổi sáng. Mãi đến 2 giờ trưa hôm sau, Thứ Sáu 25.4.03, con dâu thứ 3 từ San Jose lên thăm đút chè đậu ván Bà còn ăn được, nhưng vài tiếng sau chị Huệ đút cho Bà ăn bửa tối, Bà lên cơn ho liên tục nên không ăn được. Thủy, con gái thứ 3 đi làm về thấy vậy phải lái xe van đưa Mẹ đến bệnh viện Washington lại. Bác sỹ tại phòng Emergency liền cho hút hết đàm ra rồi chuyển ngay qua phòng CCU (Critical Care Unit), phòng này chuyên trị những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch bằng những dụng cụ y khoa tân kỳ; ông ta khuyên Thủy nên báo cho thân nhân biết và cho ông số phone của người đại diện để ông tiện liên lạc lúc cần. Thủy gọi điện thoại về cho chồng là Lương, vừa nói vừa khóc trong điện thoại (tôi còn thức, nhắc phone lên nghe): nhờ anh gọi điện thoại báo tin cho tất cả anh chị em trong gia đình biết là Mẹ đang ở trong tình trạng nguy hiểm lắm tuy bác sỹ hứa sẽ cứu chữa đến cùng!, liền đó Lương lần lượt gọi hết cho mọi nhà biết.

Sáng hôm sau, Thứ Bảy 26.4.03, tất cả 5 con trai đều có mặt, thay phiên nhau vào thăm Mẹ ở phòng CCU trừ chú Thiệt Minh, mới được tin sẽ đến phi trường San Francisco vào trưa mai chủ nhật 27/4. Ðến lượt tôi vào thăm thì Bà ngủ do thuốc trụ sinh chuyền thẳng vào máu để trị phổi bị nhiễm trùng, Bà thở bằng máy chuyền oxy, thỉnh thoảng máy báo động qua tiếng còi làm tôi lo ngại và đau lòng khi thấy ống nhựa luồn vào lỗ mủi, vào cuống họng, cườm tay còn băng bó vì bị lấy máu nhiều lần để thử nghiệm!

Trưa chủ nhật, Thọ lấy xe của tôi đi đón em Cường (chú Thiệt Minh) về thẳng bệnh viện thăm Mẹ. Riêng tôi ngày nào cũng có đến thăm nhưng chỉ đứng nhìn Bà chừng 5, 10 phút vì không chịu nỗi tiếng còi báo động của máy đo nhịp thở khi Bà thở quá mau. Tình trạng của Bà vẫn không tăng không giảm, cho đến trưa Thứ Ba 29, tôi đến thăm nghe trai trưởng là Phú nói: ông bác sỹ có hỏi con rằng, gặp trường hợp Mạ đứng timcó cần chođiện giậtkhông?tôi bảo: không cần, nên để Mạ ra đi thoải mái không đau đớn gì cả!Tôi liền ra xe lái thẳng về Milpitas để gặp giáo sư Ðoàn Văn Thông xin bói một quẻ dịch. Vừa đến cửa thì g/s Thông đi ra định lên Oakland xem cho khách đã hẹn trước, ông mời tôi vào phòng bốc quẻ, ông đếm 10 hột rồi ghi số 10 vào giấy, ông xem đồng hồ lúc đó là 12g kém 20, ông đóng ngoặc con số 7 cọng với số 10 thành 17 và ông vẽ cái miệng ở giữa số 10 và 17 rồi bảo là "ho" làm tôi càng tin vào lời ông giải quẻ tôi đã bốc với kết luận ông viết bằng mực đỏ trên giấy là "Thời gian trong vòng 31 ngày thôi", ông bỏ tờ giấy đó vào bì thư đưa cho tôi.

Về đến nhà tôi liền điện thoại lên tu viện Kim sơn, một sư cô cho biết Thầy Viện Trưởng đi vắng, nên tôi soạn thư Fax gửi mời Thầy Viện Trưởng chủ trì một lễ cầu nguyện tại gia cho vợ. Nhận thư Fax, Thầy điện thoại báo cho gia đình biết là sẽ đến Fremont làm lễ vào lúc 4 giờ chiều mai, Thứ Tư 30/4. Nhờ vậy mà các con có đủ thì giờ chuẩn bị cho buổi lễ thật chu đáo và sẳn sàng ăn chay để cầu nguyện cho Mẹ. Chiều hôm ấy, tất cả các con đều tập họp đông đủ để đón rước phái đoàn chư tăng tu viện Kim Sơn gồm Thượng Tọa Viện Trưởng, một Thượng Tọa mới từ Việt Nam qua và một sư chú. Buổi lễ đã được cử hành với nghi thức trang nghiêm chẵng khác gì ở chùa vậy. Xong lễ, thay vì giảng pháp, Thầy Viện Trưởng tặng những băng giảng mới nhất của Thầy cho đạo tràng hiện diện kèm theo Thư Mời DỰ LỄ PHẬT ÐẢN và Các Khóa Tu THIỀN QUÁN. Thầy ngỏ ý hoan hỷ tiếp nhận chú Thiệt Minh lên Kim Sơn tu tập nhưng chú trình với Thầy rằng trong hiện tại, chú phải tu tập tại nhà để được gần Mẹ và cầu nguyện cho Mẹ hết khổ ách bệnh tật trước khi tìm chùa để tu.

Sáng hôm sau, Thứ Năm 1/5 sẳn có con rễ là Lương rất kinh nghiệm v/v tân trang nhà cửa, tôi nhờ thực hiện ngay công tác biến cải phòng thờ thành một Niệm Phật Ðường cho gia đình và Lương đã hoàn thành chỉ vài ngày sau, kể cả phòng ở riêng cho chú Thiệt Minh, thuận tiện cho chú tụng kinh sáng và chiều.

Ðúng 1 tuần, ngày Thứ Năm 8/5, lần đầu tiên y tá đở Bà ngồi, chêm gối ở cổ và đầu cao lên để Bà nhìn ra tôi làm cho tôi vô cùng sung sướng. Và đến sáng chủ nhật 11/5, trong lúc tôi đang ở nhà nấu cháo ăn tại bếp thì cháu nội là Kim, đang được thực tập bác sỹ 1 tháng tại BV Stanford, gọi điện thoại kể: ông nội ơi, con mới kể chuyện vui cho bà nội nghe, bà nội cười ông nội ạ!tôi nhảy tưng lên mừng vui hơn ai cho tiền cho bạc nữa. Trưa Thứ Tư 14/5 tôi đến thăm thì hay tin b/s sẽ xẽ cổ cho ống chuyền oxy vào thay vì cho vào miệng, và xẽ bụng cho ống chuyền thức ăn trực tiếp vào dạ dày thay vì cho ống vào mủi. Sáng Rằm tôi và Thiệt Minh lên tu viện Kim Sơn dự lễ cúng duờng trai tăng mà Thầy Viện Trưởng đã mời hôm 30/4 đến làm lễ cầu nguyện tại nhà. Xong lễ trai tăng, chúng tôi chạy thẳng về bệnh viện thì y tá cho biết là b/s vừa giải phẩu xong 2 việc trên và sau 4 giờ chiều Bà sẽ được chuyển lên bệnh viện nhỏ St Luke ở San Leandro.

Chiều Thứ Hai 19/5, tôi lên ÐH UC Berkeley dự lễ ra trường của cháu đích tôn Nam Le, về nhà được tin Bà bị sốt nên đã được chuyển qua phòng ICU (Intensive Care Unit) của bệnh viện lớn St Rose ở Hayward. Sáng Thứ Ba 20/5 tôi lên thăm thì đã có Thiệt Minh đang đứng cạnh Mẹ niệm Phật cho Mẹ nghe, y tá cho biết là Bà đã hết sốt và thở đều. Thiệt Minh kể chuyện hỏi Mạ có đau không? Mạ lắt đầu (không) và cười nữa. Ðến chiều thì họ chuyển lên phòng 1 của ICU trên lầu 4. Trưa hôm sau tôi lên thăm thì được Phú kể là họ đã rút ống chuyền thức ăn ở bụng ra rồi vì lỗ xẽ của b/s b/v Washington bị nhiễm trùng do chuyền thức ăn vào quá sớm. Bác sỹ cho biết, đợi 5, 7 hôm vết xẽ lành sẽ xẽ lỗ khác để chuyền thức ăn vào, tạm thời phải chuyền qua mủi và nếu hết sốt họ sẽ chuyễn về lại b/v St Luke.

Có theo dõi thật kỷ mới rõ lòng thương vô biên của mỗi con đối với Mẹ. Anh cả Phú thì bất chấp luật lệ, hình phạt và sự phiền trách của vợ, tự lái xe đến b/v thăm Mẹ trong khi bằng lái đã bị police tịch thâu! còn út Vinh thì muốn Mẹ được nằm tại b/v lớn St Rose có đủ tiện nghi hơn dù phải đóng thêm tiền phòng; nhưng hỏi ra mới biết mỗi ngàyphải đóng đến từ 2 đến 3 ngàn lận chứ không phải mỗi tháng! vì Mẹ chỉ có Health Insurance Part B, tiếc thay Ba không đau lại có bảo hiễm sức khỏe hạng A có thể nằm lâu dài bất cứ bệnh viện nào với giá 3 ngàn một ngày, vì Ba có làm việc cho trường học Mỹ trong mấy năm đầu thập niên 80. Trưởng nữ Tâm thì bỏ nhà ở Gilroy lên Fremont kể từ ngày Mẹ đau, thường ngày đến b/v thăm Mẹ trước khi về San Jose làm việc và chiều tụng kinh cầu nguyện cho Mẹ.

Tính đến nay, chú Thiệt Minh đã hướng dẫn đạo tràng gia đình tụng kinh Lương Hoàng Sám được 6 cuốn, hy vọng tụng xong bộ kinh 10 cuốn này thì Mẹ sẽ hết bệnh. Và nếu tính ngày Mẹ khởi sự đau đến hôm nay thì vừa đúng 31ngày, con số mà giáo sư Ðoàn Văn Thông đã ghi vào tờ giấy giãi quẻ. Cũng kể từ hôm nay, Phương, con dâu thứ 3 đã phát nguyện, chiều thứ bảy hàng tuần sẽ nấu cơm chay đải đạo tràng ăn sau khi tụng kinh xong.

Fremont, chiều chủ nhật 25 tháng 5 năm 2003.

Không Trì Lê Hữu Dản

---o0o---

suthat2003


Tài liệu soi sáng
SỰ THẬT 2003
( Evidence of the Truth 2003)
do Cư sĩ Hương Bình Lê Hữu Dản biên soạn

Thỉnh sách này tại
Lê Hữu Dản
39781 Costa Way
Fremont, CA 94538. USA
Tel/fax: 510. 651 6423
Email: huongbinh@aol.com


---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2020(Xem: 10016)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 4505)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 3970)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
30/03/2020(Xem: 3754)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 5195)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 5610)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 4785)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 6019)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 4150)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
10/12/2019(Xem: 4494)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567