Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nén hương lòng tiễn đưa Nghệ Sĩ Kim Ngọc.

10/04/201313:18(Xem: 3594)
Nén hương lòng tiễn đưa Nghệ Sĩ Kim Ngọc.

nghesikimngoc

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNGTIỄN ĐƯA
HƯƠNG LINH NGHỆ SĨ KIM NGỌC

Soạn giả DƯƠNG KINH THÀNH

Tôi không có nhiều kỷ niệm với cô Kim Ngọc trên bình diện hoạt động nghệ thuật sân khấu xã hội. Nhưng ở khía cạnh nghệ thuật sân khấu Phật giáo thì một vài kỷ niệm cũng nói lên được nhiều điều .Nhất là một người nổi tiếng như Cô ,đã sớm hòa nhập vào trang sử văn hóa nghệ thuật Phật giáo trong những tháng ngày còn khó khăn ,thì đó là cả một công trình rất to lớn và mang nhiều ý nghĩa , vì nó được khởi phát từ tâm . 

Ngày ấy ,quan hệ của tôi chỉ gói gọn gồm cố NSND Út Trà Ôn , nghệ sĩ Út Bạch Lan ,nghệ sĩ Kim Ngọc ,Cô Sáu Châu , Cô Ba (Chị Chồng của Cô Kim Ngọc)…Đây chính là những nghệ sĩ đã sớm tham gia ,khơi dậy nền nghệ thuật sân khấu Phật giáo và góp phần thúc đẩy các phong trào văn nghệ Phật giáo khắp nơi nở rộ . 

Đỉnh điểm đáng nhớ nhất là năm 1991 .

Đây là thời gian các hoạt đông văn hóa Nghệ thuật Phật giáo được nở rộ nhiều mặt .Nhất là hai mảng Cồ Nhạc-Cải lương và Tân Nhạc .Tôi được Thượng Tọa Thích Đồng Bổn giao nhiệm vụ phát triển và xây dựng Cổ Nhạc-Cải lương Phật giáo .Tất cả đếu manbg tính chất tiên phong nên có vấp phải rất nhiều cản ngại . Nhưng với tâm nguyện của Thấy Đồng Bổn và sự trọ lực quý báu ban đầu của Bác Mười ,Cô Út,Cô Ba .cô Kim Ngọc ,Thầy khuyên tôi cố gắng hoàn thành một vở cải lường ,vì một vở cải lương sẽ quy tụ được nhiều nhân tố đóng góp hơn . 

Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”.Vì là một công trình mang danh Phật giáo nên ai cũng đều thận trọng trong chuyên môn của mình .Do đó phần phục trang tôi phải tự vẽ luôn và giao cho vị có trách nhiệm thực hiện .Khi vẽ phục trang ,ngoài ý nghĩa Phật giáo ra phần còn lại chính cô Kim Ngọc đã giúp tôi rất nhiều trong việc đánh giá tính cách nhân vật ,để từ đó có ý tưởng phát họa trang phục . 

Trong thời gian viết vở ,Cô Kim Ngọc thường hay hỏi thăm tôi và nói cứ phân cho Cô vai nào cũng được,đừng có ngại ,bởi theo cô “Đây là việc cúng dường Tam Bảo ,vai nhỏ lớn gì cũng là cái tâm của mình cả “.Dù vậy ,tôi cũng cố gắng hư cấu ra hai nhân vật ,phù hợp với khả năng và tái nghệ của cô ,để cô có dịp dốc hết tài năng của mình cho vở diễn .Lúc này Nghệ sĩ Quốc Hòa đã là bạn diễn thường xuyên của cô rồi .Tôi tìm đến nhà cô (lúc đó còn ở đường Trần Hưng Đạo) hỏi dọ xem cô có thể mời nghệ sĩ Quốc Hòa cùng tham gia không .Cô cười ha hả,vỗ vai tôi rất mạnh nhưng lại nói “Được hôn cưng ?”.Có nghĩa là Cô lo ngại có diễn chút hái vui vui trong một vở Phật giáo được không .Tôi nói hoàn toàn không có ghì cả và chính Bác Mười Út Trà Ôn nói thêm vô Cô mới an lòng chấp nhận .Và thế là tôi viết cho nghệ sĩ Quốc Hòa vai Quan Cận Thầnvà Cô là Vợ Quan Cận Thần.Hai nhân vật này chuyên chở tính đạo lý rất lớn ,giúp hổ trọ ý nghĩa đường dây câu chuyện thêm sinh động , và nhất là giúp giảm bớt tính căng thẳng vốn xuyên suốt cả vở diễn . 

Dù vở diễn chỉ dừng lại ở mức thể nghiệm nhưng các nhân tố tích cực đóng góp đã cố gắng và hy sinh rất nhiều .Vì lả vở ban đầu ,còn nhiều khiếm khuyết nhưng có thể nói cũng từ đó mà các vở sau phát triển hòan thiện hơn . 

Bên cạnh những vở Cải Lượng như vậy ,còn có cá buổi biểu diễn phục vụ ,dù ở đâu ,xa xôi hay gần và có ảnh hưởng đôi chút giờ giấc chạy sô ,Cô Kim Ngọc luôn hoan hỷ vui vẻ ,chưa bao giờ nghe hoặc thấy Cô lộ một cử chỉ khó chịu nào . 

Trong suốt quảng thời gian đó ,tôi đã vâng lời Thầy Đồng Bổn biên tập và thực hiện 6 album Ca Cổ Phật Giáo ,chương trình nào Cô cũng đều tham gia đóng góp .Cô ca vọng cổ rất ngọt ,đến nỗi khi vừa mới nghe qua băng mộc ,Thầy Đồng Bổn phải gọi điện cho Cô và khen lấy khen để . 

Những tháng ngày đáng nhớ ấy qua rồi .cũng khá lâu lắm rồi .Đó cũng là thời gian tôi chưa lần gặp lại Cô ,dù vẫn nghe thấy Cô trên các phương tiện truyền thông hàng ngày .Vậy mà hôm nay Cô lại ra đi ,bỏ lại sau lưng nhiều công đức còn ngập tràn trong tâm khản của riệng tôi .Tôi chợt nghĩ ,những công đức đó chính là nhiên liệu nội tại ,giúp đưa Cô đi về nơi thanh thản nhất của nẻo đạo .Cách bày trí Linh cữu của Cô cũng nói lên được chất nhà Phật ,Tiền Phật Hậu Linh ,rất đúng,rất đẹp lẽ đạo . 

Cô Kim Ngọc ! Một người Nghệ sĩ Phật tử rất đẹp trong tâm trí tôi và cả mọi người đang hướng đến một chân trời hạnh phúc vĩnh hằng ,không còn khổ đau .chẵng có oán hờn .như lời Cô nói vui với tôi trong một lần đi diễn “Cô ráng làm nhiều ,để mai sau nếu có mất (Cô nói từ “NGỦM”)thì còn có chút đỉnh vốn liếng mà xài “

Đúng vậy ! Ngày hôm nay mọi người khóc thương tiếc Cô mà Cô thì ung dung tự tại ra đi ,chẵng chút vướng bận gì cõi trấn thế .đó há chẵng là vốn lẫn lãi-lãi quá nhiều đấy ư ? 

Sáng mai này tôi không có dịp được trực tiếp đưa tiễm Cô về nơi an nghĩ cuối cùng ,do vậy ,tôi viết đôi dòng này ,xin đượng làn nén nhang thắp lên ven đường đễ vĩnh biệt .Mong Cô chứng tri cho lòng tôi ,một người em thửo còn sum họp bên Thầy Đồng Bổn ngáy nào .

nghesikimngoc-3


Nghệ sĩ hài Kim Ngọc – Mẹ Hiếu Hiền qua đời vì đột quỵ

nghesikimngoc-4

Những hình ảnh như thế này chỉ còn trong kỷ niệm

nghesikimngoc-5

Hai mẹ con Hiếu Hiền ngày nào cùng đứng chung trên một sân khấu.

nghesikimngoc-baoquoc

Nghệ sĩ Kim Ngọc & Nghệ Sĩ Bảo Quốc

nghesikimngoc-hieu

Nghệ sĩ Kim Ngọc qua đời khi đang đi show tại Long Thành – Đồng Nai. Hôm nay nghệ sĩ Kim Ngọc hát tại UBND huyện Long Thành – Đồng Nai, hát xong 2 câu vọng cổ sau đó bà được đưa vào bệnh viện Long Thành thì bà bị đột quỵ và qua đời luôn tại đây vào lúc 11h30 trưa ngày 16/1/2011.

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 22226)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 14126)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 6893)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 6271)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 8485)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5823)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 6056)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
07/04/2020(Xem: 13729)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6271)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 5393)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]