Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năng lượng của tinh tấn

11/07/201604:38(Xem: 9618)
Năng lượng của tinh tấn

Buddha_1

NĂNG LƯỢNG CỦA TINH TẤN

 

Chuông báo thức lúc 4:30, tôi phải dậy trong cái lạnh giá rét của mùa Đông. Ánh đèn hai bên đường chiếu sáng từng khoảng, cánh cổng chùa vẫn còn đóng kín, những cơn gió mang hơi lạnh buốt thổi qua, những trụ cờ và hàng rào thì đứng sừng sững, nhưng những cây cổ thụ trong khuôn viên tu viện thì xào xạc lay động theo luồng gió, bầu trời không đen mà nó cứ nhờ nhờ lên một màu buồn thảm não, ánh đèn trong Bảo tháp Tứ ân chiếu ra những tia sáng yếu ớt làm cho không khí cảnh trí như càng lạnh hơn. Tuy thời tiết bên ngoài chỉ 6 độ C có hôm chỉ 4 độ C mà thôi, nhưng đối với tôi cái lạnh không làm ảnh hưởng đến tôi nhiều lắm, vì trong tôi có một một nguồn năng lượng. Đó là ánh sáng từ quang của Đức Từ Phụ đã giúp tôi tạo ra một năng lượng bằng sự tinh tấn để sưởi ấm tâm và thân của tôi.

" Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn

không gì bằng giải thoát của đời ta

sống điêu linh trong kiếp sông Ta bà

chỉ có tinh tấn mới vượt qua tất cả"

Tinh tấn là ngăn các điều ác chưa sanh, nghĩa là những điều ác từ trước đến giờ mình chưa làm đến, thì từ nay về sau đừng cho nó phát sanh. Tinh tấn cũng là diệt các điều ác đã sanh cho thật mau, ví như từ trước đến nay đam mê sắc dục, giận dữ kiêu căng, nay ta phải tinh tấn đừng cho nó tăng trưởng thêm mà phải tìm cách đoạn trừ. Tinh tấn là làm phát sanh điều lành và làm cho nó ngày càng tăng lên.

Sư Phụ Tâm Phương lúc nào cũng dạy rằng "Con phải siêng năng cần mẫn dù ở bất cứ nơi đâu" và Sư Phụ lại nói tiếp: "Sư phụ đến Úc này năm 33 tuổi không có một ngày nào Sư phụ bỏ tụng kinh và không làm việc".

Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TNHN tại Úc Đại và Tân Tây Lan, đây cũng là một phước duyên lớn tôi được làm thị giả hầu quý Hòa Thượng và quý Thượng Tọa và cũng được quý Ngài dạy bảo rất nhiều, như Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng, Hòa Thượng Hội Chủ chỉ giáo: " Học là phải đi đôi với hành con ạ". Còn Hòa Thượng Phương trượng chùa Viên Giác thì dạy, con người tu phải thực tu, phải hành trì và phải có nội lực, trong suốt thời gian Ngài đi du học cũng như làm việc Ngài không bao giờ bỏ thời công phu sáng dù Ngài rất bận. Đó là những lời dạy vô cùng cao quý của một vị Trưởng Lão đối với hàng hậu học, cũng như là một người Cha dạy bảo những đứa con còn thơ dại của mình.

Đó cái gương để hàng hậu học chúng con noi theo, và cũng là những ngọn hải đăng, những ngọn đuốc soi sáng và sưởi ấm thân tâm của con trong những đêm Đông.

Vì vậy tinh tấn đã giúp tôi ấm lên trong cái giá rét của mùa Đông tại đây. Và lời Đức Phật dạy vẫn còn văng vẳng bên tai: "Hỡi các ngươi hãy tinh tấn lên để giải thoát". Sau những ngày tu tập tại Trường Hạ Quảng Đức, trong tâm con đã khởi lên những ý niệm "Tinh tấn diệt vô minh", giúp cho con có thêm sức mạnh và niềm vui nội tâm trong khóa tu 10 ngày:

Vô minh phiền não dẫy đầy

Đã muôn kiếp trước luân hồi trả vay

Lục đạo xoay chuyển, chuyển xoay

Biết bao nhiêu kiếp, vẫn mê với lầm.

 

Nam mô Đức Phật từ bi

Thuyết ra vô số pháp môn tu hành

Pháp nào cũng lắm oai thần

Cứu người thoát khỏi luân hồi khổ đau.

 

Pháp môn tinh tấn đứng đầu

Ngăn các điều ác chưa từng sanh ra

Vọng ngôn ỷ ngữ dâm tà

Diệt mau kẻo trễ nó đà lấn sang.

 

Thiện nghiệp thì phải đủ đầy

Rộng ra cùng khắp muôn loài chúng sanh

Lạc Bang chín phẩm sẵn giành

Niết bàn tịch tĩnh ở nhà Lạc Bang

 

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Viết tại Trường Hạ Quảng Đức 2016

Thích Đăng Từ

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3434)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8999)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6854)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7756)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2712)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3813)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5308)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3014)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3160)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10661)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]