- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
ĐIỂM NĂM
SỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC TU TÂM
ĐIỂM NĂM VÀ THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT
20Trong hai người chứng, hãy lấy người chính yếu.
Trong mọi hoàn cảnh có hai sự chứng kiến : cái thấy của người khác về bạn và cái thấy của riêng bạn về chính bạn. Trong hai cái đó, chứng nhân chính yếu là cái nội quán của riêng bạn. Bạn không nên chỉ theo ý kiến của người khác về bạn. Sự thực hành của châm ngôn này là luôn luôn chân thật với chính bạn. Thường thường khi bạn làm điều gì, bạn muốn có một loại hồi chuyển về thế giới của bạn. Bạn có những ý kiến riêng về việc bạn làm tốt thế nào và bạn cũng có những ý kiến của người khác bạn đã làm tốt thế nào. Thường thường bạn giữ ý kiến riêng của bạn về chính bạn. Trước tiên bạn có những ý kiến của bạn về một sự việc nào đó và rồi bạn mở rộng chi nhánh ra và hỏi ai khác : “Điều đó tốt chứ ? Bạn nghĩ thế nào về chuyện tôi làm ?” Đó là một trong những câu hỏi truyền thống xảy ra trong những gặp gỡ giữa thầy và trò.
Trong nhiều trường hợp, người ta rất có ấn tượng vì bạn bởi vì bạn trông có vẻ sung sức và nhiều vui vẻ và bạn có vẻ biết rõ cái bạn đang làm. Một số lời khen ngợi. Ngược lại, một số chỉ trích đến với bạn từ những người khác, họ không biết đầy đủ và rõ ràng điều đang thực sự xảy ra bên trong bạn. Châm ngôn này nói rằng, trong hai người chứng hãy lấy người chứng chính yếu làm cái thực sự, đích thực. Người chứng chính thức ấy chính là bạn vậy.
Bạn là người độc nhất biết rõ chính bạn. Bạn là người độc nhất đã ở cùng với bạn từ khi bạn sanh ra. Và ngay trước đó, bạn đã mang theo mớ hành lý khổng lồ nghiệp quả của riêng bạn theo mình. Bạn quyết định chui vào tử cung người này hay người khác ; bạn đã tái sanh trong bụng của ai đó và bạn đi ra khỏi đó và bạn vẫn mang theo hành lý của bạn cùng với mình. Bạn cảm nghiệm đau khổ và sung sướng của riêng bạn và mọi sự. Bạn là người duy nhất kinh nghiệm tuổi thơ của bạn, khổ và sướng của nó ; bạn đã trải qua tuổi thiếu niên, khổ và sướng của nó ; bạn là người trải nghiệm tuổi trưởng thành của bạn ; khổ và sướng của nó. Bạn đang bắt đầu trải nghiệm những năm trung niên, khổ và sướng của nó ; và cuối cùng, bạn sẽ kinh nghiệm sự già nua và cái chết, khổ và sướng của nó. Bạn không bao giờ lìa khỏi chính bạn dù một giây phút. Bạn tự biết mình rất rõ. Bởi thế, bạn là quan tòa tốt nhất của chính bạn. Bạn biết bạn hư hỏng, hoang đàng thế nào, bạn biết bạn cố gắng nhạy bén như thế nào và bạn biết bạn đôi khi cố gắng lén lút như thế nào.
Thường thường chủ từ “tôi” đi với một động từ. “Tôi có nên làm điều này chăng ? Tôi có làm điều gì sai trái chăng ? Nếu tôi có làm, cũng chẳng có ai biết.” Chỉ có chúng ta biết. Chúng ta có thể làm điều đó và chúng ta có thể trốn thoát nó. Có nhiều trò gian manh hay dự định “bạn” và “chính bạn” luôn luôn làm chung, hy vọng rằng không có ai khám phá ra. Nếu bạn phải để toàn bộ sự việc phơi bày ra, sẽ rất là bối rối khó chịu. Bạn sẽ thấy quá xa lạ. Ngược lại, dĩ nhiên cũng có khả năng khác. Bạn có thể cố gắng thành ra rất tốt đến độ một số người có ấn tượng về bạn và về bao nhiêu nỗ lực bạn đã đặt vào chính mình. Bạn có thể làm một người đàn ông tốt hay một người đàn bà tốt. Nhưng nếu bạn phải giải thích hết ra, không ai thực sự tin bạn đang cố gắng trở thành tốt như thế nào. Người ta nghĩ đó chỉ là chuyện chơi.
Chỉ có bạn thực sự hiểu được chính bạn. Bạn biết từng khoảnh khắc. Bạn biết cách nào bạn làm mọi việc : cách bạn đánh răng, cách bạn chải tóc, cách bạn tắm, cách bạn mặc áo quần, cách bạn nói chuyện với người khác, cách bạn ăn, thậm chí khi bạn không đói lắm. Trong mọi việc ấy, “tôi” và “động từ” vẫn còn tiến hành một cuộc nói chuyện về mọi thứ khác. Thế nên có một số điều không nói ra xảy ra trong bạn luôn luôn. Bởi thế, người chứng kiến chính yếu, hay quan tòa chính yếu, là chính bạn. Sự phán xét bạn đang tiến bộ như thế nào trong thực hành lojong của bạn là của chính bạn.