Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23,

03/09/201100:26(Xem: 5515)
Tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23,

khoatu_auchau_7 

Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“.

Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!

Nơi tổ chức khóa giáo lý là một trung tâm chuyên môn dành để triển lãm gọi là Messe Wieselburg, mỗi khu vực đều rộng mênh mông. Sau khi ghi danh, đóng tiền, nhận phòng, mỗi người nhận một ghế bố để về phòng ngủ của mình. Gọi là phòng ngủ nhưng đúng là một kho hàng quá rộng, nơi tôi ở chứa khoảng gần 100 học viên, ghế bố xếp la liệt với vật dụng cá nhân, trông như một trại tạm cư của người tỵ nạn, thật là vui!

Lễ chính thức khai mạc được cử hành trong chánh điện lúc 10 giờ sáng ngày 22.7.2011. Hội trường dùng làm đạo tràng rộng mênh mông, lối trang trí hài hòa với màu sắc đẹp vô cùng. Hai bên đạo tràng có 2 biểu ngữ lớn:

 „Học rộng, hiểu nhiều, đắm say đạo lý thì Đạo khó hội nhập, Kiên trì tâm chí thực hành thì Đạo rất lớn lao“. (Lời Phật dạy)

Tôn Giáo phải là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và đau khổ của con người“ (Lời của Ngài Đạt Lai Lạt Ma).

Cả đạo tràng rực rỡ một màu vàng vì có gần 90 Tăng Ni tham dự rồi màu nâu sậm của các vị Bồ Tát giới, sau cùng là đồng phục màu lam.

Trong hàng giáo phẩm, có sự hiện diện của các vị tôn túc đến từ các nước Úc, Hoa Kỳ, Âu Châu và Đài Loan:

* Úc Châu:

- Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Đệ nhất Phó Hội Chủ GHPGVNTN hải ngoại Úc Đại Lợi & Tân Tây Lan,

- Thượng Tọa Thích Thiện Hiền,

- Thượng Tọa Thích Phổ Hương,

- Thượng Tọa Thích Tịnh Giáo.

* Hoa Kỳ:

- Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ,

- Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Tổng Thư Ký GHPGVNTN Hoa Kỳ,

- Thượng Tọa Thích Phước Hiền.

* Đài Loan:

- Pháp Sư Thích Quảng Tâm đến từ Đài Loan.

* Âu Châu:

- Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu,

- Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, Phó Chủ Tịch kiêm Cố Vấn Tăng Sự GHPGVNTN Âu Châu,

- Hòa Thượng Thích Như Điển, Tổng Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu,

- Thượng Tọa Thích Quảng Hiền, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Âu Châu,

- Thượng Tọa Thích Minh Giáo, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự GHPGVNTN Âu Châu,

- Thượng Tọa Thích Tâm Huệ, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTN Âu Châu,

- Thượng Tọa Thích Giác Thanh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ GHPGVNTN Âu Châu,

- Thượng Tọa Thích Thông Trí, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN Âu Châu cũng chính là Trưởng Ban Tổ Chức Khóa Tu Học,

- Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN Âu Châu.

* Ngoài ra còn có một số quan khách người Áo:

- Ông Magister Gunther Leichtfried, Thị Trưởng thành phố Wieselburg,

- Bà Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa và Môi trường, Bà Irene Weiss và phu quân,

- Linh Mục Magister Franz Dammer,

- Ông Hütlle, đại diện chính quyền thành phố Wieselburg,

- Kỹ sư Refenner Erwin, Đặc trách Giao thông của thành phố Wieselburg,

- Ông Phó Chủ Tịch của Messe Wieselburg, ông Karl Maitz,

- Giám đốc Kỹ thuật của Messe Wieselburg, ông Bernhard Ebenfuhrer.

- Ông Hội Trưởng Hội Phật Giáo Áo Quốc, ông Gerhard Weisgarb.

- Thượng Tọa Nhật Bản, Chùa Hòa Bình tại Vienna: Thượng Tọa Masunaga.

* Các cơ quan báo chí, truyền thông tại Áo:

- Đại diện báo Kurier, bà Julia Schrenk,

- Đại diện báo Noen, ông Christian Eplinger và ông Schweighofer.

- Đại diện đài truyền hình quốc gia Áo ORF, bà Buchebner.

Sau những nghi thức thường lệ là phần phát biểu của quan khách. Từ ông Thị trưởng Wieselburg, cũng như ông Tổng Giám Đốc Messe Wieselburg, bà Bộ Trưởng Văn Hóa & Môi Trường đều hết lòng ca ngợi, không ngờ chỉ trong một cơ sở để làm Messe (triển lãm) mà có thể tổ chức một đạo tràng trang nghiêm to lớn như thế này. Khóa tu học đã biến nơi này thành một ngôi chùa mới thật ấm cúng, tạo thêm sinh khí mới cho thành phố Wieselburg. Ông Hội Trưởng Hội Phật Giáo Áo Quốc cũng đã ca tụng sự thành lập các Khóa Giáo Lý vĩ đại trong suốt 23 năm trời.

Đây là lần thứ 3, Thượng Tọa Thích Thông Trí đảm nhận chức vụ Trưởng Ban Tổ Chức một cách tuyệt vời. Tuy nước Áo đảm nhiệm tổ chức khóa tu học nhưng cũng có sự trợ giúp của hai Chi Hội Hòa Lan và Đức.

Số học viên ngày khai giảng chỉ có 615 người với 89 Tăng Ni nhưng đến cuối khóa đã tăng lên đến 932 học viên và 92 Tăng Ni, tổng cộng 1024 người tham dự. Các học viên đã đến từ các nước Ái Nhĩ Lan, Áo, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đài Loan, Đức, Hòa Lan, Na Uy, Mỹ, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Việt Nam, Nga, Thụy Điển.

 

Khoatu_AuChau

 

* Thành phần Ban Giảng Huấn gồm có:

- Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc.

- Thượng Tọa Thích Tâm Huệ, Thượng Tọa Thích Phổ Hương, Thượng Tọa Thích Quảng Hiền, Thượng Tọa Thích Giác Thanh, Thượng Tọa Thích Phước Hiền, Thượng Tọa Thích Thiện Hiền.

- Đại Đức Thích Giác Trí và Đại Đức Thích Nguyên Hùng.

Chương trình tu học gồm có phần lý thuyết, giảng giải nghĩa lý uyên thâm của kinh điển để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của người cư sĩ hoặc tăng sĩ. Phần ứng dụng thực hành, học viên sống như thời gian Tu Bát Quan Trai: Sáng, trưa, chiều, tối đều có chương trình tu tập khít khao: Sáng sớm lễ Phật, học Giáo lý, thọ trai theo nghi thức Quá đường, đi kinh hành. Chiều học Giáo lý, sau bữa cơm chiều mỗi tối đều có khóa công phu Tịnh Độ, rồi học Giáo lý nữa.

Như vậy, mỗi ngày bắt đầu bằng một thời công phu khuya vào lúc 6 giờ sáng. Mọi người đều ngồi xếp hàng ngay ngắn, trang nghiêm cùng với chư Tăng Ni tụng kinh lễ Phật. Đạo tràng không đủ chỗ ngồi phải ngồi tràn ra ngoài, tiếng tụng kinh vang dậy, tất cả những tấm lòng chỉ biết hướng về nương tựa Phật. Thời công phu khuya là thời của Lăng Nghiêm, phải để cho tâm hồn chạy theo nhịp mõ rộn ràng tiếng nhặt tiếng khoan, tai lắng nghe những âm thanh trầm bổng vi diệu, ý tập trung vào từng câu từng chữ, không tán loạn, bởi vì tụng Lăng Nghiêm mà lơ đãng một chút xíu là không theo kịp được.

Từ tinh thần lục hòa của Phật tử, khả năng ai làm được gì là sẵn sàng nhận việc ấy, làm không xuể thì người khác tiếp tay, làm gì sai thì cùng nhau sửa, hằng trăm người tấp nập với công việc mà không nghe một lời phiền trách, không thấy một nếp nhăn trên những gương mặt đỏ hồng bên bếp lửa, trên những giọt mồ hôi vì khuân cái này, vác cái kia.

Mọi người, dù làm đủ thứ việc khác nhau nhưng chỉ tựu chung về một mục đích:

- Ban Trai Soạn chu tất ẩm thực.

- Ban Tiếp Tân lo đưa đón quý Tăng Ni.

- Ban Vệ Sinh lo quét dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài.

- Ban Chuyển Vận chạy như con thoi, lo mua thêm cái này, sắm cái kia.

- Ban Âm Thanh sốt sắng gắn loa gắn máy, chưa kể Ban Trang Trí phải đến trước mấy ngày.

Hằng ngày đều có những hồi chuông thức chúng báo hiệu giờ thính pháp, giờ tọa thiền, giờ công phu, giờ xuống phòng ăn v.v... Đó là lúc tâm chúng tôi rộn rã vì phút chốc, sau tiếng chuông rung, không gian sẽ rực rỡ y vàng, ý nâu và màu lam thanh kiết tràn ngập cả đạo tràng.

Khóa học được chia ra làm 5 lớp:

Lớp 1A, 1B, Lớp 2, Lớp 3 dành cho Tăng Ni và Lớp Oanh Vũ. Người cao tuổi nhất là 85 tuổi và nhỏ nhất 5 tuổi. Nước Đức phần nhiều dẫn đầu vì số học viên tham dự đông rồi đến nước Pháp.

Trong khóa tu còn có Lễ Cầu Siêu cho Hòa Thượng Thích Hành Đạo, Chùa Phổ Đà ở Nam Cali.

Điều cảm động là Hòa Thượng Thích Thắng Hoan dù tuổi đã cao nhưng hằng năm vẫn từ Hoa Kỳ sang tham dự đều đều các Khóa Giáo Lý Âu Châu và đó là ước nguyện của Ngài.

khoatu_auchau_5

Pháp Sư Quảng Tâm người Đài Loan, cũng đã ca tụng hết lòng tinh thần học Phật của Phật tử Việt Nam từ muôn phương quy tụ về đây.

Sự tu học rất thành tâm dù chỗ ở không được đầy đủ tiện nghi như những khóa trước. Phải tán thán công đức vô lượng của Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Trưởng Ban Điều Hành các Khóa Tu Học – đã vượt qua mọi chướng duyên để tổ chức Khóa Tu Học hằng năm. Không có Ngài thì sẽ không có những Khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu như ngày nay, cũng như lời phát biểu của Thượng Tọa Thích Thông Trí, Trưởng Ban Tổ Chức - trong ngày khai giảng:

Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu đã trải qua 23 năm tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh sinh hoạt của Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại, sự kiện Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu có thể tồn tại suốt 23 năm là điều rất đáng khích lệ và trân quý. Trong thế giới bất an và đầy biến động bởi thiên tai, nhân họa xảy ra từng ngày, mạng sống con người thật mong manh như sương khói thì sự có mặt bình an của chúng ta trong Khóa Tu Học Phật Pháp này quả là quý giá vô ngần!“.

Theo lời của Hòa Thượng Thích Minh Tâm: „Chưa có Khóa Giáo Lý nào mà phí tổn đưa đón học viên cao như vậy. Hơn 400 học viên xử dụng phương tiện bằng máy bay, 1 người đến cũng phải đi đón, có những học viên không đến được nhưng không thông báo mà phi trường lại xa chỗ tu học đến 135 Km. Tuy nhiên nhờ sự vận động của Phó Ban Ngoại Vụ là đạo hữu Đinh Kim Dung cộng với cảm tình dành cho Phật Giáo, ông Giám đốc Messe Wieselburg đã giảm giá thuê hội trường. Ngoài ra các gian hàng như uốn tóc, bán bánh trái, khí công... đã ủng hộ tất cả số tiền kiếm được.

Lễ bế mạc đã diễn ra trong bầu không khí không kém phần trang nghiêm như lễ khai giảng cùng với sự hiện diện của các quan khách người Áo. Ban Tổ Chức đã tặng quà lưu niệm cho quan khách, cám ơn Đạo hữu Đinh Kim Dung - người đã liên lạc tìm ra địa điểm – phát bằng và tặng quà các các học viên đứng hạng 1, 2, 3 trong khóa thi; đặc biệt là học viên thứ 1000 cũng có quà lưu niệm.

 

khoatu_auchau_3

 

Ông Thị trưởng thành phố Wieselburg, cũng như ông Tổng Giám đốc Messe Wieselburg cùng bà Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa & Môi Trường đều rất vui lòng nếu được gặp lại tất cả, sẵn sàng đón nhận khóa tu được tổ chức lần thứ 2 tại thành phố này.

Báo chí ở Áo, tờ báo hằng tuần NOEN đã hết lòng ca ngợi và ca tụng sự thành lập một khóa học vĩ đại như vậy. Thành phó Wieselburg trong suốt 10 ngày qua đã bừng lên một sức sống mới và lần đầu tiên họ được chứng kiến cả ngàn người im lặng, trang nghiêm trong một đạo tràng đượm ngát trầm hương và tình người.

Cuối khóa, các học viên được đi thăm thành phố Vienna, tất cả 5 xe Bus, Trưởng đoàn xe Bus của tôi là Thầy Pháp Quang với gương mặt hiền hòa, nụ cười đôn hậu, ưu ái chăm sóc và hướng dẫn các học viên hết lòng. Vì thì giờ có hạn mà phái đoàn lại đông nên chúng tôi chỉ được ghé thăm hoàng cung Áo, đặc biệt Nữ hoàng Thérese có tới 18 người con. Ngoài ra chỉ được „cỡi ngựa xem hoa“ mà thôi. Những con đường rợp bóng mát bởi hai hàng cây xanh, lá giao đầu nhau tạo thành một vòm cung thiên nhiên xanh mát trên đầu. Thành phố Vienna nằm ở vị trí như là một ngả tư của trung tâm Âu Châu, trong lòng chảo Vienna có sông Danube chảy qua, sông này chảy dài qua nhiều nước Âu Châu nhưng sông Danube ở Áo trong xanh và đẹp hơn ở Hungary đúng như bài hát Dòng Sông Xanh cùa nhạc sĩ John Strauss mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời.

Tuy thành phố Vienna có nhiều kiến trúc lãng mạn rực rỡ nhưng một nơi có nhiều du khách nhất, đó là ngôi nhà Mozart đã từng sinh sống. Đây là nơi dân Áo tự hào về Mozart, một thiên tài âm nhạc từ lúc còn bé, mới 5 tuổi đã sáng tác bài „Twinkle, twinkle little Star“. Cuộc đời ông cũng thăng trầm nhiều nỗi truân chuyên, có lúc giàu có nhưng rượu chè, xài hoang, đến lúc chết (35 tuổi) nghèo, không có tiền chôn cất tử tế.

Ngoài ra, điều làm tôi lưu ý là những con ngựa trên xe thổ mộ dành cho du khách dạo chơi thành phố đều là những con ngựa được tuyển chọn, ngựa đẹp, ngực nở, eo thon, rắn chắc; những cỗ xe lại được trang trí rất đẹp mắt.

Cuối cùng chúng tôi được ghé thăm chùa Hòa Bình của Nhật Bản. Chùa nằm trên một ngọn đồi, trước mặt là dòng sông Danube chảy hiền hòa, khung cảnh quá nên thơ làm chúng tôi không nỡ giã từ ra về.

 

Ngay_2_khoa_tu_AuChau (29)Ngay_2_khoa_tu_AuChau (30)

Những ngày tu học, tôi đã được sống trong một thế giới khác. Vâng, đối với tôi là một thế giới khác, một thế giới cho tôi những cảm thọ an lạc mà tôi chưa từng có. Trong 10 ngày qua, Phật Pháp đã tưới tẩm chan hòa, làm dịu mát bao vườn tâm khô cháy vì phiền não chập chùng bủa vây. Hình ảnh các Chư Tôn Đức Tăng Ni thể hiện năng lượng Từ Bi, Trí Tuệ, Chánh Niệm, Nhu Hòa trên từng bước chân Tịnh Độ, từng nụ cười Di Lặc, từng ánh mắt từ bi Quan Âm đã là những bài pháp sống động vô giá cho những Phật tử có cơ duyên tìm về Khóa Giáo Lý. Quý Thầy đã từng nói với các học viên rằng: „Quý vị đến khóa học ngày đầu túi đầy tâm rỗng nhưng cuối khóa thì túi rỗng tâm đầy!“.

Quả thật, đại hội Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu đã là cơn pháp vũ ào ạt, dũng mãnh làm bừng xanh từng ngọn cỏ lá cây. Với sự chỉ dạy không ngừng nghỉ của quý Thầy, bao thiện tri thức đã đốt đuốc cho hàng Phật tử tin, nghe để cùng nhau đi vào con đường Phật thừa.

Chúng ta đừng than khóc nghiệp dày phước mỏng, không được sanh ra thời Phật tại thế, vì nếu ta mở được lục căn bằng mầu nhiệm Chân Như thì lục trần lục thức sẽ dẫn ta tới đất Phật ngay thời này.-

 

(München, tháng 8.2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2011(Xem: 4870)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
20/01/2011(Xem: 7030)
Nguyên tác: Mindfulness with Breathing - Unveiling the secrets of life (A manual for serious beginners). Giác niệm về hơi thở - Phát hiện các bí ẩn của đời sống (Thủ bản cho các bạn Phật tử mới quyết tâm tu học). Nguyên tác Thái ngữ: Bhikkhu Buddhadasa (1986). Bản dịch Anh ngữ: Bhikkhu Santikaro (1988). Bản dịch Việt ngữ: Cư sĩ Thiện Nhựt (2004).
20/01/2011(Xem: 3122)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8121)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 5942)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 6851)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2415)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3531)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 4481)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 2702)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567