Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18 Lợi Tha

28/11/201017:27(Xem: 8856)
18 Lợi Tha

 

PHẬT LỊCH 2513
Phật Học Tùng Thư Mục C cuốn thứ 15
LUẬN ĐẠI TRƯỢNG PHU
TÁC GIẢ: ĐỀ BÀ LA BỒ TÁT
DỊCH GIẢ: TỲ KHEO TRÍ QUANG
CHỨNG MINH: HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH KHIẾT.

XVIII. LỢI THA

Thế gian vị kỷ nên lao nhọc thân tâm trong sinh tử; Bồ tát tâm trí thảnh thơi vì thường từ bi lợi người. Người ta ngoài pháp tự lợi không có chi vui, Bồ tát ngoài điều lợi tha không có chi vui.

Bồ tát nếm được khí vị khoái lạc của sự lợi tha, nên biết lợi tha là tự lợi. Bỏ tự lợi thích lợi tha thì biết tự lợi là lợi tha, lợi tha là tự lợi, vì sự an vui lợi người là sự an lạc lợi mình.

Người có người cao người vừa người thấp. Người thấp thấy người vui thì lòng mình khổ sở. Người vừa thấy mình khổ sở là khổ. Người cao thì thấy người vui thì mình vui, người khổ thì mình khổ.

Trong bốn hành vi nhiếp pháp của Bồ tát có lợi hành đồng sự. Đồng là gì? Là người khổ mình khổ, người vui mình vui. Từ bi bình đẳng, không thấy người mình khác nhau, nên Bồ tát cùng chúng sinh đồng vui đồng khổ. Nên Bồ tát đặc biệt tự sinh lo khổ, vì lo cứu vớt khổ não cho chúng sinh. Không ngó quá khứ, chẳng nghĩ vị lai, Bồ tát chỉ ngó ý muốn chúng sinh muốn gì thì làm lợi ích thỏa mãn cho họ, vì Bồ tát thấy ý muốn của người là ý muốn của mình.

Thế gian lợi người thì hy vọng đền trả, Bồ tát lợi tha thì xả bỏ tất cả. Lòng từ bi rất bình đẳng, bình đẳng thương mến tất cả chúng sinh, nhưng với người oán thù Bồ tát càng làm lợi ích cho họ. Sự hoan hỷ của Bồ tát khi vì những người oán thù làm lợi ích, thí dụ hy sinh tánh mạng cho họ chẳng hạn, thì sự hoan hỷ ấy đến cực độ: có thế mới là rất bình đẳng, không vậy thì thật bất bình đẳng.

Với người oán thù mà càng làm lợi ích, đó là xứng hợp tâm từ bi mà hành động.

Bồ tát đối với chúng sinh lòng thương bình đẳng, nhưng với người độc ác càng tha thiết thương xót hơn. Lòng thương của Bồ tát thương mến chúng sinh khác nào lòng thương cha mẹ gửi nơi bầy con, nhưng lòng thương của Bồ tát thương người ác cũng như cha mẹ lo cho đứa con hư: càng hư càng lo, càng ác càng thương. Chúng sinh oán thù đối với Bồ tát chỉ một lòng ác, Bồ tát từ bi đối với oán thù chỉ một lòng thương.

Thế gian được đền ân thì lòng hoan hỷ, sự hoan hỷ ấy không bằng sự hoan hỷ của Bồ tát khi làm lợi ích cho kẻ oán thù. Thế gian chưởi người, người không trả lời thì hoan hỷ; Bồ tát bị người chửi mà lòng không giận trả thì hoan hỷ.

Tham ái của phàm phu biến khắp cả ba cõi, từ bi của Bồ tát cũng khắp cả ba cõi.

Bồ tát thương chúng sinh khổ sở trong địa ngục không bằng thương chúng sinh si mê ở thiên đường.

Chúng sinh vì tự lợi lạc nên bị vô số khổ não bao vây, Bồ tát vì lợi lạc người nên cũng bị vô số khổ não bao vây.

Chúng sinh ai cũng đồng một ý muốn, muốn mình hết khổ được vui. Bồ tát nào cũng đồng một ý muốn, muốn người hết khổ được vui.

Người đem lợi về mình thì đó là nguyên nhân mừng mà cũng là nguyên nhân lo. Thấy vậy, người đem lợi đến cho người cũng lo cũng mừng: lo vì thấy đó là ích kỷ, mừng vì thấy họ được tạm vui.

Cho nên bốn vô-lượng là nội tâm thực hành từ bi vì người, bốn nhiếp-pháp là vì người thực hành diệu hạnh lợi tha: cả hai đều rất tối thắng. Bốn vô lượng có năng lực xuất sinh diệu hạnh thế gian và diệu hạnh xuất thế, nghĩa là xuất sinh bốn nhiếp-pháp. Nên bốn nhiếp-pháp và bốn diệu hạnh đồng một mục đích: mục đích lợi ích chúng sinh và mục đích trí giác vô thượng. Động lực lợi ích chúng sinh là bi, động lực trí giác vô thượng là trí, Bi hay lợi tha, trí hay xả bỏ: không sinh tâm hơn thua, không nghĩ sự cao thấp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2011(Xem: 7664)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
11/02/2011(Xem: 4562)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổ và cách sống an vui hạnh phúc...
10/02/2011(Xem: 4967)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
20/01/2011(Xem: 7188)
Nguyên tác: Mindfulness with Breathing - Unveiling the secrets of life (A manual for serious beginners). Giác niệm về hơi thở - Phát hiện các bí ẩn của đời sống (Thủ bản cho các bạn Phật tử mới quyết tâm tu học). Nguyên tác Thái ngữ: Bhikkhu Buddhadasa (1986). Bản dịch Anh ngữ: Bhikkhu Santikaro (1988). Bản dịch Việt ngữ: Cư sĩ Thiện Nhựt (2004).
20/01/2011(Xem: 3169)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8264)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6086)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 6986)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2446)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3568)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567