Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Dục giới

20/06/201318:25(Xem: 7191)
23. Dục giới

Dòng pháp Quán Thế Âm

23. Dục giới

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Ta Bà thế giới là Dục giới. Dục thường được hiểu là, ham muốn của thể xác, nhưng thật ra đó chỉ là một phần nhỏ của tánh Dục ẩn tàng trong mỗi người. Vậy Dục là gì?

Một người yêu tranh vẽ quên cả thời gian mà sống trong tác phẩm yêu thích của mình đó là một tướng của Dục tánh đấy! Qua mắt mà những màu sắc và tư tưởng chuyên chở trong một họa phẩm đến với người xem, tạo nên một cảm giác thõa mãn tâm linh. Cũng thế, qua (xúc, vị thanh, hương) các giác quan khác như tai, lưỡi, mũi, thân, hoặc chỉ do ý tưởng mà yêu thích một thứ gì đó đều là Dục tánh: chính Dục tánh này, đậm nhạt ở mỗi căn trần khác nhau. Tạo nên nghiệp sát: yêu thích giết chóc; nghiệp đạo: thích thú trong hành động chiếm đoạt của cải người khác công khai hay thầm lén; nghiệp dâm: sự ham muốn của xúc giác hay nói cách khác, một sự thoả mãn nào đó về phần mình, qua trung gian của ngoại vật hay con người ngoài nào, chính là sự thoả mãn của Ngã. Như thế, thì Dục chẳng gì khác hơn Bản Ngã.

Thế nên vấn đề phải truy xét và hoá giải, chẳng phải là một hình bóng nào, một tài sản nào, nói chung sự kiện bên ngoài mà từng động niệm của Tâm khi đối cảnh là tướng của Ngã hay Dục.

Vì thế, thấy người dâm dục, tức là mình có dục cảm; thấy người sân hận là con còn nhân sân hận; thấy người ngu si là con chưa trí huệ.

Con sinh ra trên mãnh đất này hay trên một nơi nào khác trên trái đất, cũng nằm trong Dục giới. Con còn đau khổ vì còn Ngã hay Dục, thì mọi người đều đau khổ như con vì còn Ngã. Thấy mình khổ mà chẳng hay người cùng khổ là sự khuếch đại Bản Ngã. Tức là mình Dục. Và khi đấy con là người khổ nhất loài người, chưa tùng có ai khổ như con là lúc thấy mình vĩ đại nhất, trên hết trong loài người, thật là Ngã mạn...

Cho nên có Ngã thì thấy mọi người đều Ngã, vô Ngã thì thấy pháp giới thường trụ. Và Dục giới không còn dấu vết, gọi là Tịnh Ðộ.

Thoát khỏi Dục giới, mênh mông bao trùm Trời Ðất, chẳng phải bằng cái chết, chẳng phải bằng cách ẩn náu nơi thâm sơn cùng cốc tuyệt bóng người, chẳng phải bằng biến đổi, tẩy sạch mọi người mọi vật khỏi Dục của họ, mà chính là thay đổi cái nhìn của mình.

Là người khai sáng một thế giới mới, với cái nhìn tinh khôi chưa từng bị đục nhiễm, thuần nhất một màu thanh tịnh; Dục vọng chung quanh dù có bốc cao như lửa đỏ hay gầm thét như thác ghềnh, cũng không thể nào lay chuyển được một quốc độ. Ðó là Tịnh độ nơi Tâm. Ðó thật sự là Tịnh độ. Cho nên Tịnh độ là thế giới cực lạc cách trần bằng tâm tưởng mà Tâm thì không hạn lượng, có thể ly Dục giới nên đến Tịnh độ chẳng phải chờ qua một kiếp người.

Nhưng yêu thích Niết Bàn, hay Tịnh cảnh vẫn là Dục, vì còn yêu ghét phân chia. Chẳng yêu Niết Bàn mà thiệt trụ Niết Bàn, không hay biết mình thật trụ Niết Bàn mà thật biết mình không còn đau khổ, không còn đau khổ nên Dục giới hiện tướng đồng Tịnh Ðộ là thật chứng Niết Bàn.

Vẫn người và cảnh ấy xưa kia gây đau khổ, mà nay người và cảnh ấy chẳng buộc Tâm con, chỉ là hình ảnh mà không còn tác động, thì tâm đã tách dần Dục giới rồi.

Tình yêu trai gái bao giờ cũng đi liền với thể xác và sự gần gũi thân mật nhất, vì đó là cách biểu hiện chiếm hữu gần đạt đến sự chiếm hữu của tâm linh. Nếu có cách biểu hiện nào khác hơn, tỏ rõ hơn sự chiếm hữu tức thủ, Hữu ấy; thì dục tánh sẽ biểu lộ qua tướng đó.

Thế nên, Dục giới thật sự nằm nơi Tâm mỗi người, Tâm đắm nhiễm càng bao la, thì Dục giới càng rộng lớn vô bờ và chẳng có hành động nào thật sự là Dục hay chẳng Dục, tướng dục nằm nơi Tâm kẻ ấy. Yêu một người thì đến cả ánh mắt cũng có Dục, không yêu thì cả cái nắm tay cũng không Dục tánh.

Ðó là Dục của Ái. Còn dục của Dục thì càng biến tướng không lường. Vì vậy mà con đừng nên phán đoán theo hình tướng, đừng cho rằng người dục hay không dục, mà hãy nhìn lại xem mình có dục hay không. Nếu con muốn nhìn thấy chính mình dục hay không dục, hãy tìm con đường duy nhất là ly Ngã. Chính khi thực hiện ly Ngã là con đã xa lìa Dục giới. Con hãy thật hành.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5553)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5149)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4122)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5832)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6322)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5676)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8029)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4143)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4273)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567