Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Tại sao tu?

20/06/201317:18(Xem: 7268)
9. Tại sao tu?

Dòng pháp Quán Thế Âm

9. Tại sao tu?

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Tại sao phải đặt vấn đề tu, khi điều đó chưa là cấp thiết đối với nhiều người. Có người vào Ðạo một cách lự nhiên, dễ dàng nhờ căn lành đã trồng từ nhiều kiếp trước. Có người trong đau khổ cùng cực chợt hiểu chỉ có Tu mới thoát khổ. Còn đại đa số không thấy cuộc đời đáng buồn đến độ phải "bỏ nó", hay cuộc đời của mình suy đến cùng cũng "chẳng có gì đáng phàn nàn" thì tu để làm gì?

Thật ra ý niệm Tu làm nhiều người sợ hãi. Tu là từ bỏ những gì mình đang yêu thích thì quả là khó khăn và không hứa hẹn điều gì tươi sáng cả...

Thiện-Ác là hai mặt của cuộc đời. Nhưng Thiện Ác cũng là hai mặt của mỗi con người và không thể dễ dàng phân định ranh giới giữa hai khuôn mặt này, không thể dễ dàng quyết định trắng đen.

Mỗi người sinh ra đời đều mang sẵn liều lượng Thiện Ác trong mình–Thiện là Phật mà Ác là chúng sanh. Nhưng thế nào là Thiện và vì sao gọi là Ác? Bất cứ một hành động hay Tư duy nào không lấy Tôi làm nguyên nhân và đích đến thì đó là Thiện. Ngược lại là Ác. Nhưng không có Tôi thì ai hiện hữu? Ai làm việc Thiện ấy? Ðó là Phật của con hay Phật trong con. Có người sẽ gọi đó là Thượng Ðế hàm nghĩa chân lý, điều toàn thiện. Nhưng Thượng Ðế là ban bố dù không nhận lại vẫn mang tướng thi ân. Còn Phật thì ngay cả ý thức thi ân cũng không có. Phật chính là sự tự tại của Thiện. Như thế thì ngoài bản ngã của con ra, mà con nghĩ đích thật là mình, còn có một bản ngã khác, là một đời sống tự do, không lìa con nhưng không lệ thuộc, sẵn sàng hiện diện khi con không tìm cách nhấn mạnh sự có mặt của mình như một thực thể chân lý. Bản ngã ấy là chân tánh của con, Chân tánh ấy là Phật tánh.

Không tìm thấy bản ngã thật ấy, con sẽ đau khổ, sẽ bất an, con không bao giờ bằng lòng với cái mình đang có, hay bằng lòng với thế giới quanh con, vì không thể nào sống yên ổn hòa bình với cái Ác được, dù đó là cái Ác của chính mình.

Tu là tự hoàn thiện mình. Tu không có nghĩa mất cả ánh nắng của cuộc đời, chôn vùi một cái gì thân thiết của con mà có nghĩa sống hoàn toàn, tròn đầy, như đập vỡ vỏ cứng của một quả ngon để thưởng thức.

Không sợ chữ Tu thì con sẽ hiểu tại sao phải tu. Ai cũng có 1 lần cảm thấy sự bất lực vô cùng của mình khi đối diện với cuộc đời, dù là ai chăug nữa. Họ có thể thành công trong những mặt nào đó và lấy hào quang của thành công này che lấp buồn tủi của thất bại khác, nhưng sự đền bù này cũng chính là sự xác định mặt khiếm khuyết kia. Cái nhân của đau khổ vẫn còn đó, dù được che giấu dưới lớp tro than của quên lãng hay nhung gấm của hạnh phúc hiện tiền. Người đời vẫn thường chấp nhận và bằng lòng với cái tương đối ấy. Nên xét lại là hạnh phúc đối với họ giản dị quá–là cho qua đi những đau khổ và thụ hưởng cái mà họ đang có. Ðó là làm quen với Ác và đi đến kếl luận có thể dung hoà Thiện Ác. Vì Ác là gì nếu không là Ðau khổ?

Nhưng còn một lối thoát, còn một con đường dẫn con đến nơi ý niệm về Ác cũng không có, huống là sự hình thành của tội ác. Bóng dáng đau khổ vắng bặt nơi đây, chỉ thuần một màu An lạc. Tại sao con không dấn thân vào con đường hạnh phúc viên toàn ấy? Con dường ấy là đường Tu.

Cho nên, Tu là đến với những gì vui hơn cái mà con đang hưởng. Những kỹ luật gặp trên đường Tu là điều tất yếu để giải quyết chất Ác. Chính là sự hoại diệt của điều ác để hiển bày điều Thiện. Sự hoại diệt này là Nhân là Quả – mà điều Ác chất chứa trong nó nên phải lãnh chịu. Khi Ác đã không còn thì không có Sống-Chết, không có đau khổ, không có ranh giới, không còn phải khép mình vào căn phòng Thiện để đối kháng với Ác, Thiện là con, con là thiện, thì điều gì con làm lại không là điều thiện? Nơi đâu trong con lại không là không gian của Thiện.

Thì còn phải khép mình vào một lề lối nhất định nào để hành Thiện? Ðó là giải thoát khỏi cái ác, khỏi đau khổ, khỏi cả ý niệm về dau khổ, khỏi cả ý niệm về sự giải thoát ấy. Ðó chính là giải thoát.

Vì thế, Tu không phải là từ bỏ hạnh phúc cuộc đời để đến với hạnh phúc của Ðạo.

Tu là đi từ hạnh phúc mong manh đến hạnh phúc vĩnh cữu. Tu là vẫn hít thở không khí ấy, vẫn nhìn thấy vầng dương cũ rực nắng mỗi ban mai, vẫn bầu trời đầy sao của ngày xưa choàng lên tâm tư mỗi khi đêm đến, vẫn những người con đã gặp bao lần, vẫn hoàn cảnh mà cuộc đời đã đặt con trong đó... Nhưng con ơi! Nhận thức của con không còn như xưa nữa! mặt trời thế gian, chỉ là hình ảnh thô thiển của mặt trời đã sáng trong con. Những người con gặp gỡ là những chiếc bóng của chính họ, mờ nhạt và yếu ớt trước cuộc đời, trước sinh tử của mình và cuộc đời cùng những hoàn cảnh thuận-nghịch, buồn vui xưa, nay chẳng còn chuyên chở được tình cảm của con. Con đã thoát con nhỏ bé ngày xưa. Ngày xưa... phải, vì những tâm tánh nhãn quan cũ, cứ lùi mãi vào vô tận, mang tính vô thực của một huyền thoại, nhưng thiếu chất thơ, con bây giờ mới thật sự sống.

Hãy san bằng chướng ngại ngăn cách con với Thường Hằng. Hãy làm người lữ khách mà mỗi bước chân đến cõi không thời gian nở đóa sen vô ưu. Hãy là con mãnh sư uy dũng giữa đám người đành chịu khuất phục trước nỗi khổ thầm - Tu là một quyết định sáng suốt nhất trong đời người. Không chỉ là sự sáng suốt của tuổi nào 10, 20, 70, 80 hay hơn nữa, mà đấy là sự sáng suốt của vô lượng tuổi, vượt ngoài giới hạn của tuổi tác, là tiếng nói của Phật trong con, vang gọi con vào cuộc Ðại hành hương. Hãy đi chớ sợ! Lấy lòng tin thắp đuốc soi đường, mỗi nổ lực sẽ có vạn nghìn mắt Phật thương nhìn, mỗi vấp ngã sẽ có vạn nghìn cánh tay Bồ Tát nâng lên. Con đi bằng sức mình nhưng không bao giờ lẽ loi, không bao giờ cô độc hoàn toàn.

Hãy tiến tu!





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5523)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5124)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4109)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5807)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6312)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5671)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8010)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4130)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4267)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567