Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Nghi

20/06/201318:18(Xem: 7296)
20. Nghi

Dòng pháp Quán Thế Âm

20. Nghi

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Bao nhiêu là ngộ nhận, bao nhiêu là ác nghiệp, bao nhiêu là địa ngục trong một chữ Nghi? Chẳng phải vì thế mà Nghi là một trong các thứ độc cần loại bỏ khỏi Tâm đó ư? Nhưng, với con...

Nghi, đó có phải bức tường thành bảo vệ tình cảm của con khỏi những thương tổn và mất mát? Ðó có phải là trí khôn tránh cho con những sai lầm và thất bại trong đời? Nghi có phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy hơn bất cứ ai?

Con thường cho rằng ngày xưa, vì không nghi ngờ mà con đã gặp một sự phản bội gây nên bệnh trạng tinh thần trong suốt thời hoa niên. Nếu con nghi thì nỗi thất vọng sẽ không lớn.

Không đâu–Dù không bất ngờ, con cũng sẽ không bao giờ đương nỗi sự việc kia. Chỉ có Trí huệ và sức kham nhẫn mới giúp con qua được Nghiệp báo. Phải–Đó là gì? Nếu không là Nghiệp báo? Ðột nhiên tình ruột thịt hóa ra thù hận. Lẽ ra con phải nghĩ: "Ðây là điều hết sức bình thường. Vì đây là dư báo đời trước, vì điều này không xảy ra cho người khác, mà xãy đến cho mình, chắc hẵn mình có dự phần gieo nhân ở một thời gian quá khứ, tiền kiếp chẳng hạn. Bây giờ, ẩn nhẫn cho điều báo ác kia qua, vì nhân đã gieo có thời gian mới đến, thì khi đủ thời hạn cũng sẽ đi". Nếu con đã Nghi ngờ, con còn khổ hơn, vì suốt lúc quả bất thiện chưa kịp đến, chính con đã nghiền ngẫm nó rồi.

Tâm có Nghi, nên con tưởng rằng Nghi sẽ hóa giải Ác nghiệp cho con. Từ một vài lần bị mất niềm tin do vô minh, con không hoàn toàn tin vào bất cứ ai.

Này con, nhưng trong suốt thời gian sống không tin tưởng, con có bao giờ thực sự hạnh phúc, hay thanh thản nhờ áo giáp Nghi tình?

Không, chưa bao giờ con thấy lòng an ổn. Như thế thì Nghi đâu giúp gì được cho con. Nếu nghi là đã được phòng ngừa thì luật nhân quả chẳng tác động đến người đa nghi ư?

Vì Nghi nên con nhìn mọi sự qua Nghi kiến, làm lớn thêm vô minh và Ác nghiệp.

Ðức Phật có nói đừng tin lời Phật vì lý do "đó là Phật thuyết" chẳng phải bảo rằng hãy Nghi ngờ lời Phật nói, nếu phải Nghi thì tất cả lời nói bảo đừng tin, con cũng nên nghi nốt.

Ngài muốn phá chấp cho con, muốn con thật chứng những chân lý kia mà nói thế. Con hãy tin và tự tìm hiểu vì sao mà Ngài thuyết như đã thuyết. Phật đã vượt qua sanh tử để thấy những điều Ngài đã thấy, để nói những điều Ngài đã nói, phần con, con chưa có khởi hành và đến đích, con nên tin vào lời Người đã qua bờ kia; không phải như những giáo điều, mà là những kinh nghiệm sống. Nếu không, đó là tự con đã bằng Phật, vậy hãy chứng tỏ điều đó qua Đạo nghiệp của mình.

Thế thì, điều đầu tiên làm hành trang để đến giải thoát là Tin.

Ðừng sợ bị thất vọng vì tin người. Có nhân quả, có Nghiệp báo trước sau vô cùng công bằng và chính xác. Hơn nữa, Tin đã là hạnh phúc, đã là yên ổn. Nếu sự vật diễn ra không như con muốn con vẫn cứ tin. Tất cả chúng sanh sẽ thành Phật, đừng vì giây phút này mà phạm lỗi lầm không tin vào vô biên.

Cõi này là Dục giới, nên tất nhiên người cõi đời này đều mang sẵn tánh dục theo mình tự thuở lọt lòng. Nhưng Ðức Thích Ca cũng thành Phật ngay tại cõi này nên đây cũng chính là Phật quốc.

Người có trí huệ thì vượt lên tánh dục, lòng ham muốn của mình điều khiển nó, thay vì để nó ngự trị và điều khiển họ. Tại sao phải vượt lên Tánh Dục? Vì nô lệ bất cứ một thú vui nào là bất an và cứ phải tìm kiếm nó. Đó là xa lìa giải thoát. Gìải thoát chẳng phải là điều ràng buộc mới, bắt con xa lìa dục vọng, mà là sự an ổn tự nhiên đến, khi con không tìm cầu thú vui.

Cho nên, là người, ai cũng có dục, nhưng người cầu Ðạo thì hẵn là ít dục hơn và ít bị tác dộng bởi dục vọng của người khác vì tâm không bỏ ngõ. Con đừng vì vài trường hợp ngoại lệ mà không tin vào Ðạo. Đó là Nghi. Vì sao trong trăm nghìn người Tinh Tấn, con chỉ thấy kẻ thụt lùi! Vì sao trong trăm nghìn đệ tử Phật, con chỉ muốn nghĩ đến Đề Bà Ðạt Đa?

Nghi là chướng Thánh Ðạo, nên người Nghi là kẻ tiểu nhân, là tự khinh mình và khinh thường người.

Có những điều mà con chỉ có thể hiểu bằng Tâm nếu không nghi, vì ngũ quan không đủ tinh tế để giúp con thâu nhận.

Con có bao giờ nghĩ rằng mắt con chưa hề cho con một hình ảnh thật của bất cứ sự vật nào? Con không thấy lưng của người đối diện cùng lúc với mặt bằng mắt trần, không thể thấy trọn vẹn dáng vẻ cái bát ăn cơm vì nhìn từ mỗi phía đều khác. Nhưng tổng hợp những cái thấy đó lại, con cảm được hình dáng sự vật. Với tâm Nghi, đoan chắc cái nhìn này là đúng hoặc là sai, con sẽ chẳng bao giờ biết được cái bát tròn hay không tròn.

Vì thế, mà cái con thấy bằng mắt, nghe bằng tai, thật ra là cái cảm bằng Tâm.

Tâm nghi là vạn vật đáng ngờ.

Tâm không Nghi, vạn vật hiện tướng như nó đang là. Ðó gọi là Linh Cảm.

Nước chảy xuôi từ cao xuống thấp là điều thường thấy, nhưng nếu thấy điều ngược lại, con chớ vội cho điều tin trước là sai, hoặc điều thấy sau là sai. Cả hai thái độ đều là Nghi tình, đều không đúng. Con thấy sự việc như nó xảy ra và tìm hiểu, đó là Trí huệ. Phàm sự vật gì có tướng đều có hoại, có tướng chảy xuôi tất có tướng không chảy xuôi. Biết điều này trước ngũ quan, trước khi mắt thấy, tai nghe, đó là Linh Cảm. Cho nên Bồ Tát Linh cảm cái vui của chúng sanh trước khi chúng sanh vui, linh cảm tiếng khổ của chúng sanh trước khi chúng sanh khổ.

Thần lực của Tín tâm không thể nghĩ bàn, con hãy thôi nghi.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 675)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 1397)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5391)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 18365)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10429)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4805)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5353)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 5440)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5187)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5323)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567