Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Nghi

20/06/201318:18(Xem: 8000)
20. Nghi

Dòng pháp Quán Thế Âm

20. Nghi

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Bao nhiêu là ngộ nhận, bao nhiêu là ác nghiệp, bao nhiêu là địa ngục trong một chữ Nghi? Chẳng phải vì thế mà Nghi là một trong các thứ độc cần loại bỏ khỏi Tâm đó ư? Nhưng, với con...

Nghi, đó có phải bức tường thành bảo vệ tình cảm của con khỏi những thương tổn và mất mát? Ðó có phải là trí khôn tránh cho con những sai lầm và thất bại trong đời? Nghi có phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy hơn bất cứ ai?

Con thường cho rằng ngày xưa, vì không nghi ngờ mà con đã gặp một sự phản bội gây nên bệnh trạng tinh thần trong suốt thời hoa niên. Nếu con nghi thì nỗi thất vọng sẽ không lớn.

Không đâu–Dù không bất ngờ, con cũng sẽ không bao giờ đương nỗi sự việc kia. Chỉ có Trí huệ và sức kham nhẫn mới giúp con qua được Nghiệp báo. Phải–Đó là gì? Nếu không là Nghiệp báo? Ðột nhiên tình ruột thịt hóa ra thù hận. Lẽ ra con phải nghĩ: "Ðây là điều hết sức bình thường. Vì đây là dư báo đời trước, vì điều này không xảy ra cho người khác, mà xãy đến cho mình, chắc hẵn mình có dự phần gieo nhân ở một thời gian quá khứ, tiền kiếp chẳng hạn. Bây giờ, ẩn nhẫn cho điều báo ác kia qua, vì nhân đã gieo có thời gian mới đến, thì khi đủ thời hạn cũng sẽ đi". Nếu con đã Nghi ngờ, con còn khổ hơn, vì suốt lúc quả bất thiện chưa kịp đến, chính con đã nghiền ngẫm nó rồi.

Tâm có Nghi, nên con tưởng rằng Nghi sẽ hóa giải Ác nghiệp cho con. Từ một vài lần bị mất niềm tin do vô minh, con không hoàn toàn tin vào bất cứ ai.

Này con, nhưng trong suốt thời gian sống không tin tưởng, con có bao giờ thực sự hạnh phúc, hay thanh thản nhờ áo giáp Nghi tình?

Không, chưa bao giờ con thấy lòng an ổn. Như thế thì Nghi đâu giúp gì được cho con. Nếu nghi là đã được phòng ngừa thì luật nhân quả chẳng tác động đến người đa nghi ư?

Vì Nghi nên con nhìn mọi sự qua Nghi kiến, làm lớn thêm vô minh và Ác nghiệp.

Ðức Phật có nói đừng tin lời Phật vì lý do "đó là Phật thuyết" chẳng phải bảo rằng hãy Nghi ngờ lời Phật nói, nếu phải Nghi thì tất cả lời nói bảo đừng tin, con cũng nên nghi nốt.

Ngài muốn phá chấp cho con, muốn con thật chứng những chân lý kia mà nói thế. Con hãy tin và tự tìm hiểu vì sao mà Ngài thuyết như đã thuyết. Phật đã vượt qua sanh tử để thấy những điều Ngài đã thấy, để nói những điều Ngài đã nói, phần con, con chưa có khởi hành và đến đích, con nên tin vào lời Người đã qua bờ kia; không phải như những giáo điều, mà là những kinh nghiệm sống. Nếu không, đó là tự con đã bằng Phật, vậy hãy chứng tỏ điều đó qua Đạo nghiệp của mình.

Thế thì, điều đầu tiên làm hành trang để đến giải thoát là Tin.

Ðừng sợ bị thất vọng vì tin người. Có nhân quả, có Nghiệp báo trước sau vô cùng công bằng và chính xác. Hơn nữa, Tin đã là hạnh phúc, đã là yên ổn. Nếu sự vật diễn ra không như con muốn con vẫn cứ tin. Tất cả chúng sanh sẽ thành Phật, đừng vì giây phút này mà phạm lỗi lầm không tin vào vô biên.

Cõi này là Dục giới, nên tất nhiên người cõi đời này đều mang sẵn tánh dục theo mình tự thuở lọt lòng. Nhưng Ðức Thích Ca cũng thành Phật ngay tại cõi này nên đây cũng chính là Phật quốc.

Người có trí huệ thì vượt lên tánh dục, lòng ham muốn của mình điều khiển nó, thay vì để nó ngự trị và điều khiển họ. Tại sao phải vượt lên Tánh Dục? Vì nô lệ bất cứ một thú vui nào là bất an và cứ phải tìm kiếm nó. Đó là xa lìa giải thoát. Gìải thoát chẳng phải là điều ràng buộc mới, bắt con xa lìa dục vọng, mà là sự an ổn tự nhiên đến, khi con không tìm cầu thú vui.

Cho nên, là người, ai cũng có dục, nhưng người cầu Ðạo thì hẵn là ít dục hơn và ít bị tác dộng bởi dục vọng của người khác vì tâm không bỏ ngõ. Con đừng vì vài trường hợp ngoại lệ mà không tin vào Ðạo. Đó là Nghi. Vì sao trong trăm nghìn người Tinh Tấn, con chỉ thấy kẻ thụt lùi! Vì sao trong trăm nghìn đệ tử Phật, con chỉ muốn nghĩ đến Đề Bà Ðạt Đa?

Nghi là chướng Thánh Ðạo, nên người Nghi là kẻ tiểu nhân, là tự khinh mình và khinh thường người.

Có những điều mà con chỉ có thể hiểu bằng Tâm nếu không nghi, vì ngũ quan không đủ tinh tế để giúp con thâu nhận.

Con có bao giờ nghĩ rằng mắt con chưa hề cho con một hình ảnh thật của bất cứ sự vật nào? Con không thấy lưng của người đối diện cùng lúc với mặt bằng mắt trần, không thể thấy trọn vẹn dáng vẻ cái bát ăn cơm vì nhìn từ mỗi phía đều khác. Nhưng tổng hợp những cái thấy đó lại, con cảm được hình dáng sự vật. Với tâm Nghi, đoan chắc cái nhìn này là đúng hoặc là sai, con sẽ chẳng bao giờ biết được cái bát tròn hay không tròn.

Vì thế, mà cái con thấy bằng mắt, nghe bằng tai, thật ra là cái cảm bằng Tâm.

Tâm nghi là vạn vật đáng ngờ.

Tâm không Nghi, vạn vật hiện tướng như nó đang là. Ðó gọi là Linh Cảm.

Nước chảy xuôi từ cao xuống thấp là điều thường thấy, nhưng nếu thấy điều ngược lại, con chớ vội cho điều tin trước là sai, hoặc điều thấy sau là sai. Cả hai thái độ đều là Nghi tình, đều không đúng. Con thấy sự việc như nó xảy ra và tìm hiểu, đó là Trí huệ. Phàm sự vật gì có tướng đều có hoại, có tướng chảy xuôi tất có tướng không chảy xuôi. Biết điều này trước ngũ quan, trước khi mắt thấy, tai nghe, đó là Linh Cảm. Cho nên Bồ Tát Linh cảm cái vui của chúng sanh trước khi chúng sanh vui, linh cảm tiếng khổ của chúng sanh trước khi chúng sanh khổ.

Thần lực của Tín tâm không thể nghĩ bàn, con hãy thôi nghi.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2019(Xem: 7793)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6955)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 7576)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 11388)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4671)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4643)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/07/2018(Xem: 6757)
Vô chùa gặp Phật muốn tu Về nhà bận bịu công phu lỡ làng. Thế nên hãy đến Đạo Tràng “Đức Chúng Như Hải” nhịp nhàng tiến tu. Đời người như lá mùa thu Sống theo Phật pháp, buông thư nhẹ nhàng.
24/07/2018(Xem: 6399)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 6705)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]