Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Thiền định

20/06/201317:13(Xem: 6929)
6. Thiền định

Dòng pháp Quán Thế Âm

6. Thiền định

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Con đường Ðức Phật đã đi qua để đạt đến bờ giải thoát, chính là khế hợp Tâm - Trí - Thiền - làm một. Nhưng con phải hiểu đúng đắn về điều này, để tránh sai lầm mà đa số người học đạo thường mắc phải, là chia chẻ cuộc đời, giáo pháp của Thế Tôn theo sở kiến, làm theo pháp mà mình thích và cho là hợp với mình, lâu ngày sinh khinh thường các pháp hành khác, đó là tìm cách chia rẽ hòa hợp của người tu.

Thật ra không có một pháp môn nhất định nào để trở thành Phật cả. Vì sao? Vì chủng tánh sai biệt của chúng sanh. Ðây là những người cõi Tiên hết phúc xuống làm người trần, đó là loài Rồng xuống thế vì muốn tu để cởi lốt Rồng. Kia là Ngạ Quỹ muốn tu nên được thân người làm phương tiện thoát lên cõi trên,... chưa kể đến những chúng sanh không dùng thân người để tu Phật đạo... Căn cơ, nghiệp quả khác nhau thì sự vào đạo cũng khác nhau. Mỗi hành giả tuy không biết rõ căn cơ nghiệp quả của mình, nhưng tự nhiên sẽ sinh ưa thích các pháp hợp với mình và tu tập theo pháp ấy. Pháp và người liền nhau đi đến giải thoát dù là người nào, hành pháp nào, không nhất định không khuôn phép đúc sẵn nên gọi tự tánh của các pháp là bình đẳng.

Người tu phải lấy tánh bình đắng ấy mà học Ðạo. Không vì mình theo con đường này mà chê con đường khác. Khi Phật, Bồ Tát phân biệt diễn nói pháp Đại Thừa, Tiểu Thừa là vì từ bi muốn chỉ rõ sự khác biệt giữa các chúng sanh, muốn chỉ rõ lối tu hành có từng bậc quả chứng như thế nào để dứt nghi cho con. Chứ không vì chê bai kẻ căn cơ thấp, không vì riêng thích pháp nào. Con phải lấy Tâm không tranh ấy mà tu Phật đạo.

Các pháp được Thế Tôn thuyết ra, tuy có sai biệt, nhưng đều mang vị Giải thoát, thì pháp nào cũng không ngoài ba điểm cốt tủy để hành là Tâm - Trí - Thiền.

Tâmđây có nghĩa gì? Tâm là sự phát tâm cầu Đạo. Nếu không có tâm đạo thì người ấy chỉ là ngoại đạo tu thần thông. Có tâm đạo, tâm hướng Phật này thì không bao giờ sa vào cảnh giới ngoại đạo - Ðã tự thấy mình quyết chí tu theo Phật là trụ tâm nơi Phật.

Trí là tư duy. Trí đây chưa là Huệ, nhưng tạm mượn sự suy nghĩ này để phân biệt, giảng gìải, tìm hiểu trong tâm thức lời Phật dạy, hay vấn đề liên quan mật thiết đến sự tu học của mình.

Thiền! Không có nghĩa tông phái hay cách Tĩnh tọa nào. Con hãy nghe kỹ đây để giải nghi lầm và hành Thiền đúng nghĩa. Thiền là sự ly cách chuyển đổi dần hay đột ngột của tất cả những gì là chúng sanh thành một cái gì khác mà ta gọi là Phật tánh.

Có Tâm cầu Đạo, đã thấy vấn đề phải giải quyết, con tìm cách trụ vào đó , gạt bỏ mọi sự việc khác khỏi tâm trí, khỏi đường đi, chính là con đang hành Thiền đấy.

Thí dụ: một hành giả ao ước được hóa sanh vào cõi nước của Đức A Di Ðà Phật. Người ấy trì niệm danh Ngài. Trì niệm như thế nào? Phải đạt đến nhất tâm trì niệm thì mới gọi là đúng Pháp. Khi niệm Phật, tâm chưa định nên bất cứ tạp niệm nào cũng có thể cắt đứt dòng chánh niệm. Nên phương tiện ngồi một nơi để động của thân không ảnh hưởng đến tâm, là Hữu tướng tọa thiền. Khi dẹp tan được tạp niệm, không cảnh ngoài nào ảnh hưởng đến dòng niệm trong tâm, nên dù làm gì, đi lại, nói chuyện, ăn uống, vẫn thấy dòng niệm trong lòng không hề ngừng, không hề gián đoạn, là Vô tướng tọa Thiền. Thiền đã là một với Tâm - Trí. Tâm đã gạn lọc hết bợn nhơ của Tham - Sân - Si - Mạn, Nghi - Ác Kiến. Trí đã sạch chướng ngại, vô minh, đường đã thông thì nơi đâu mà không đến được. Ðạo từ ý niệm đã trở thành chính người đó, vì mọi nẽo ngăn che đã không còn.

Các phương pháp hàng phục tâm xao động khi tọa Thiền ngoài cách trụ vào câu niệm, còn có thể trụ vào hơi thở, hoặc để định lực sớm phát hơn, với người đại căn là lồng câu niệm làm một cùng hơi thở mà trụ tâm.

Tùy theo công hạnh các tiền kiếp, tùy theo bổn nguyện, hành giả được quả chứng mà không tự cầu. Ðó là Định.

Như thế, thì Thiền Ðịnh đi liền nhau. Có Thiền tức có Ðịnh.

Trong ngoài không có hai tướng là Thiền Ðịnh. Không Thọ, không lìa là Thiền Ðịnh–Không khởi niệm mà vẫn niệm là Thiền Ðịnh.

Khi định lực đã có, là hành giả có thể trụ trong dòng Chánh Ðịnh bất cứ lúc nào và thấy biết sự thật mà những kẻ khác không thấy biết. Như Ðức Thích Ca nhìn thấy xuyên suốt mười phương thế giới, tất cả các cõi nước của các Ðức Phật khác–nhìn thấy các Bồ Tát và đại chúng, quyến thuộc đến nghe pháp mỗi khi ngài chuyển pháp luân; lắng nghe chỗ không tỏ hiểu của các Bồ Tát ấy mà giảng bày cặn kẽ – Ðịnh lực của Ngài thù thắng đến độ có thể giây lát khai thị cho những hàng sơ cơ trông thấy những sự thật ấy gọi là Phật thị hiện thần thông, cho đại chúng nương theo oai thần mà vào cảnh giới bất khả tư nghì giải thoát của Phật, Bồ Tát.

Cho nên con phải vững tâm, không khởi tà niệm, một mực nương Phật Tổ là Thầy, khởi từ tâm thương mình khổ vì kiếp người, thương người cùng thân phận khổ như mình. Hành trì đúng pháp, ở thế gian mà lòng thường lìa thế gian, thì sự giải thoát của con là sự giải thoát của bao người. Một người trụ được trong dòng Chánh Định, mang lại lợi ích hữu vi, vô vi không kể xiết cho người khác– Khi cứu mộl người thoát bệnh hiểm nghèo, là cứu được một mạng người. Nhưng cứu họ thoát được sân si là cứu được bao mạng người và cứu được cả kiếp sau của họ–Không trụ công đức thù thắng của pháp vô vi, không bỏ công đức hiện tiền của pháp hữu vi, người đã trụ trong chánh định là chỗ dựa cho muôn loài.

Con phải y pháp mà hành, thường soát lại tâm mình, để không lìa Thiền Định. Tự biết không cầu thần thông hay mong cầu danh vọng. Làm sao mà có thể cầu những điều ấy nơi Phật được thì quả báo không cầu tự đến.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 676)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 1398)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5392)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 18368)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10430)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4805)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5353)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 5440)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5189)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5323)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567