Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Thiền định

20/06/201317:13(Xem: 7737)
6. Thiền định

Dòng pháp Quán Thế Âm

6. Thiền định

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Con đường Ðức Phật đã đi qua để đạt đến bờ giải thoát, chính là khế hợp Tâm - Trí - Thiền - làm một. Nhưng con phải hiểu đúng đắn về điều này, để tránh sai lầm mà đa số người học đạo thường mắc phải, là chia chẻ cuộc đời, giáo pháp của Thế Tôn theo sở kiến, làm theo pháp mà mình thích và cho là hợp với mình, lâu ngày sinh khinh thường các pháp hành khác, đó là tìm cách chia rẽ hòa hợp của người tu.

Thật ra không có một pháp môn nhất định nào để trở thành Phật cả. Vì sao? Vì chủng tánh sai biệt của chúng sanh. Ðây là những người cõi Tiên hết phúc xuống làm người trần, đó là loài Rồng xuống thế vì muốn tu để cởi lốt Rồng. Kia là Ngạ Quỹ muốn tu nên được thân người làm phương tiện thoát lên cõi trên,... chưa kể đến những chúng sanh không dùng thân người để tu Phật đạo... Căn cơ, nghiệp quả khác nhau thì sự vào đạo cũng khác nhau. Mỗi hành giả tuy không biết rõ căn cơ nghiệp quả của mình, nhưng tự nhiên sẽ sinh ưa thích các pháp hợp với mình và tu tập theo pháp ấy. Pháp và người liền nhau đi đến giải thoát dù là người nào, hành pháp nào, không nhất định không khuôn phép đúc sẵn nên gọi tự tánh của các pháp là bình đẳng.

Người tu phải lấy tánh bình đắng ấy mà học Ðạo. Không vì mình theo con đường này mà chê con đường khác. Khi Phật, Bồ Tát phân biệt diễn nói pháp Đại Thừa, Tiểu Thừa là vì từ bi muốn chỉ rõ sự khác biệt giữa các chúng sanh, muốn chỉ rõ lối tu hành có từng bậc quả chứng như thế nào để dứt nghi cho con. Chứ không vì chê bai kẻ căn cơ thấp, không vì riêng thích pháp nào. Con phải lấy Tâm không tranh ấy mà tu Phật đạo.

Các pháp được Thế Tôn thuyết ra, tuy có sai biệt, nhưng đều mang vị Giải thoát, thì pháp nào cũng không ngoài ba điểm cốt tủy để hành là Tâm - Trí - Thiền.

Tâmđây có nghĩa gì? Tâm là sự phát tâm cầu Đạo. Nếu không có tâm đạo thì người ấy chỉ là ngoại đạo tu thần thông. Có tâm đạo, tâm hướng Phật này thì không bao giờ sa vào cảnh giới ngoại đạo - Ðã tự thấy mình quyết chí tu theo Phật là trụ tâm nơi Phật.

Trí là tư duy. Trí đây chưa là Huệ, nhưng tạm mượn sự suy nghĩ này để phân biệt, giảng gìải, tìm hiểu trong tâm thức lời Phật dạy, hay vấn đề liên quan mật thiết đến sự tu học của mình.

Thiền! Không có nghĩa tông phái hay cách Tĩnh tọa nào. Con hãy nghe kỹ đây để giải nghi lầm và hành Thiền đúng nghĩa. Thiền là sự ly cách chuyển đổi dần hay đột ngột của tất cả những gì là chúng sanh thành một cái gì khác mà ta gọi là Phật tánh.

Có Tâm cầu Đạo, đã thấy vấn đề phải giải quyết, con tìm cách trụ vào đó , gạt bỏ mọi sự việc khác khỏi tâm trí, khỏi đường đi, chính là con đang hành Thiền đấy.

Thí dụ: một hành giả ao ước được hóa sanh vào cõi nước của Đức A Di Ðà Phật. Người ấy trì niệm danh Ngài. Trì niệm như thế nào? Phải đạt đến nhất tâm trì niệm thì mới gọi là đúng Pháp. Khi niệm Phật, tâm chưa định nên bất cứ tạp niệm nào cũng có thể cắt đứt dòng chánh niệm. Nên phương tiện ngồi một nơi để động của thân không ảnh hưởng đến tâm, là Hữu tướng tọa thiền. Khi dẹp tan được tạp niệm, không cảnh ngoài nào ảnh hưởng đến dòng niệm trong tâm, nên dù làm gì, đi lại, nói chuyện, ăn uống, vẫn thấy dòng niệm trong lòng không hề ngừng, không hề gián đoạn, là Vô tướng tọa Thiền. Thiền đã là một với Tâm - Trí. Tâm đã gạn lọc hết bợn nhơ của Tham - Sân - Si - Mạn, Nghi - Ác Kiến. Trí đã sạch chướng ngại, vô minh, đường đã thông thì nơi đâu mà không đến được. Ðạo từ ý niệm đã trở thành chính người đó, vì mọi nẽo ngăn che đã không còn.

Các phương pháp hàng phục tâm xao động khi tọa Thiền ngoài cách trụ vào câu niệm, còn có thể trụ vào hơi thở, hoặc để định lực sớm phát hơn, với người đại căn là lồng câu niệm làm một cùng hơi thở mà trụ tâm.

Tùy theo công hạnh các tiền kiếp, tùy theo bổn nguyện, hành giả được quả chứng mà không tự cầu. Ðó là Định.

Như thế, thì Thiền Ðịnh đi liền nhau. Có Thiền tức có Ðịnh.

Trong ngoài không có hai tướng là Thiền Ðịnh. Không Thọ, không lìa là Thiền Ðịnh–Không khởi niệm mà vẫn niệm là Thiền Ðịnh.

Khi định lực đã có, là hành giả có thể trụ trong dòng Chánh Ðịnh bất cứ lúc nào và thấy biết sự thật mà những kẻ khác không thấy biết. Như Ðức Thích Ca nhìn thấy xuyên suốt mười phương thế giới, tất cả các cõi nước của các Ðức Phật khác–nhìn thấy các Bồ Tát và đại chúng, quyến thuộc đến nghe pháp mỗi khi ngài chuyển pháp luân; lắng nghe chỗ không tỏ hiểu của các Bồ Tát ấy mà giảng bày cặn kẽ – Ðịnh lực của Ngài thù thắng đến độ có thể giây lát khai thị cho những hàng sơ cơ trông thấy những sự thật ấy gọi là Phật thị hiện thần thông, cho đại chúng nương theo oai thần mà vào cảnh giới bất khả tư nghì giải thoát của Phật, Bồ Tát.

Cho nên con phải vững tâm, không khởi tà niệm, một mực nương Phật Tổ là Thầy, khởi từ tâm thương mình khổ vì kiếp người, thương người cùng thân phận khổ như mình. Hành trì đúng pháp, ở thế gian mà lòng thường lìa thế gian, thì sự giải thoát của con là sự giải thoát của bao người. Một người trụ được trong dòng Chánh Định, mang lại lợi ích hữu vi, vô vi không kể xiết cho người khác– Khi cứu mộl người thoát bệnh hiểm nghèo, là cứu được một mạng người. Nhưng cứu họ thoát được sân si là cứu được bao mạng người và cứu được cả kiếp sau của họ–Không trụ công đức thù thắng của pháp vô vi, không bỏ công đức hiện tiền của pháp hữu vi, người đã trụ trong chánh định là chỗ dựa cho muôn loài.

Con phải y pháp mà hành, thường soát lại tâm mình, để không lìa Thiền Định. Tự biết không cầu thần thông hay mong cầu danh vọng. Làm sao mà có thể cầu những điều ấy nơi Phật được thì quả báo không cầu tự đến.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2010(Xem: 17666)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN, trình bày những hành động vi diệu của các vị đại sĩ. Các vị đại sĩ vì hành động như thế mà gọi là Bồ Tát, nếu chúng ta cố gắng hành động như thế cũng gọi là Bồ Tát.
26/10/2010(Xem: 5009)
Bìa Kỷ Yếu An Cư 2013
04/08/2010(Xem: 7096)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]