- 1. Mừng ngày Phật Đản
- 2. Luận về tiền
- 3. Hội họa
- 4. Bồ Tát giới
- 5. Cúng dường
- 6. Thiền định
- 7. Thời trang
- 8. Kinh điển
- 9. Tại sao tu?
- 10. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
- 11. Giải công án
- 12. Trà hoa
- 13. Âm nhạc
- 14. Xuất gia
- 15. Ái dục
- 16. Khổ đế
- 17. Động tịnh
- 18. Khẩu nghiệp
- 19. Nhập thế
- 20. Nghi
- 21. Tuyệt đối
- 22. Nhân đạo
- 23. Dục giới
- 24. Hạnh phúc
- 25. Hoa
- 26. Địa ngục
- 27. Bệnh khổ
Dòng pháp Quán Thế Âm
8. Kinh điển
Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)
Con đọc kinh điển trong tâm tướng nào? Có bao giờ con tự hỏi mình như thế? Con không thể đọc kinh điển như đọc sách, thích thú với những "đoạn hay", tò mò với những "ý tưởng lạ". Ðọc như thế là tâm bất kính.
Con vì thế, vô tình đóng cửa Chân Tâm, lòng không để tác động của Thần lực phát ra từ kinh điển chuyển mình, nên cũng khó có thể hiểu được nghĩa kinh.
Kinh điển là sự kết tập lời nói của Đức Phật Tổ. Lời nói ấy là văn sống động, giản dị, dễ hiểu, đại chúng, Ở ngay trong đời sống tầm thường, bình dị của mỗi ngày. Chỉ bày những chân lý thật như có thể nắm bắt được bằng thân thật như sự có mặt vô hình đối với mắt thường của gió. Đọc kinh là học, là nghe kinh.
Khi mở quyển kinh, lòng của con cũng phải sẵn sàng đón nhận những lời lẽ ấy với tất cả sự kính tín của người muôn dặm thỉnh kinh. Hãy cẩn thận! Muôn dặm đường xưa nay nằm trong Tâm con đấy!
Lời nói của Phật Tổ, một bản ngã vô ngã, chính là pháp. Ðó không còn là lời nói, không còn là ngôn ngữ, văn tự. Ðó là chân lý tuôn tràn, ẩn chứa trong đấy tất cả sức mạnh của vũ trụ, của tánh không. Vì chúng sanh mà có tướng âm thanh, nên có chúng sanh mới có pháp là thế.
Muốn biết chắc rằng con hiểu đúng tinh thần quyển kinh mà con đọc, trước hết phải tận tường nhân duyên thuyết kinh ấy, sau phảì nắm được mật chỉ trình bày xuyên suốt tất cả lời lẽ của kinh. Dù Phật có thuyết bao nhiêu lời lẽ cũng đều để hiển bày mật chỉ ấy. Mật chỉ ấy, mật mà không mật thường chính là Tựa của kinh.
Những người nhân nghe một câu kinh mà thấy Phật tánh, chính là hành giả đã hun đúc, nghiền ngẫm vấn đề của mình từ rất lâu, tâm đã đạt chỗ tri hành hiệp nhất, lời nói và việc làm là một, nên chỉ cần một cái gõ mạnh trợ duyên là bật sáng. Ðó là người đã sẵn chứa tạng kinh trong tâm. Người khác cũng có mà cũng không vì chưa tự thấy tự biết tạng kinh của mình.
Lời nói của Người có thể khiến người khác bỏ những việc khó bỏ, làm những điều khó làm ắt hẵn không chỉ là lời nói.
Dỡ một trang kinh, là nghe tiếng nhạc Trời. Đọc một dòng chữ là thấy hào quang tỏa sáng, đón nhận nghĩa lý, như là uống giọt cam lồ, con sẽ là người sống cùng thời được nghe chính tiếng Phật thuyết giảng.
Không đọc kinh điển trong tinh thần thu thập kiến thức–kiến đã là chướng ngại rồi–thì kinh điển bao giờ cũng mang lại lợi ích nhất định cho con. Ðọc kinh trong trạng thái tinh khôi, thì tâm hồn con là tờ giấy trắng được in đậm Chân lý giải thoát của Chư Phật. Con hãy dọc kinh điển trong tinh thần thật lắng ấy.