Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Kinh điển

20/06/201317:17(Xem: 7887)
8. Kinh điển

Dòng pháp Quán Thế Âm

8. Kinh điển

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Con đọc kinh điển trong tâm tướng nào? Có bao giờ con tự hỏi mình như thế? Con không thể đọc kinh điển như đọc sách, thích thú với những "đoạn hay", tò mò với những "ý tưởng lạ". Ðọc như thế là tâm bất kính.

Con vì thế, vô tình đóng cửa Chân Tâm, lòng không để tác động của Thần lực phát ra từ kinh điển chuyển mình, nên cũng khó có thể hiểu được nghĩa kinh.

Kinh điển là sự kết tập lời nói của Đức Phật Tổ. Lời nói ấy là văn sống động, giản dị, dễ hiểu, đại chúng, Ở ngay trong đời sống tầm thường, bình dị của mỗi ngày. Chỉ bày những chân lý thật như có thể nắm bắt được bằng thân thật như sự có mặt vô hình đối với mắt thường của gió. Đọc kinh là học, là nghe kinh.

Khi mở quyển kinh, lòng của con cũng phải sẵn sàng đón nhận những lời lẽ ấy với tất cả sự kính tín của người muôn dặm thỉnh kinh. Hãy cẩn thận! Muôn dặm đường xưa nay nằm trong Tâm con đấy!

Lời nói của Phật Tổ, một bản ngã vô ngã, chính là pháp. Ðó không còn là lời nói, không còn là ngôn ngữ, văn tự. Ðó là chân lý tuôn tràn, ẩn chứa trong đấy tất cả sức mạnh của vũ trụ, của tánh không. Vì chúng sanh mà có tướng âm thanh, nên có chúng sanh mới có pháp là thế.

Muốn biết chắc rằng con hiểu đúng tinh thần quyển kinh mà con đọc, trước hết phải tận tường nhân duyên thuyết kinh ấy, sau phảì nắm được mật chỉ trình bày xuyên suốt tất cả lời lẽ của kinh. Dù Phật có thuyết bao nhiêu lời lẽ cũng đều để hiển bày mật chỉ ấy. Mật chỉ ấy, mật mà không mật thường chính là Tựa của kinh.

Những người nhân nghe một câu kinh mà thấy Phật tánh, chính là hành giả đã hun đúc, nghiền ngẫm vấn đề của mình từ rất lâu, tâm đã đạt chỗ tri hành hiệp nhất, lời nói và việc làm là một, nên chỉ cần một cái gõ mạnh trợ duyên là bật sáng. Ðó là người đã sẵn chứa tạng kinh trong tâm. Người khác cũng có mà cũng không vì chưa tự thấy tự biết tạng kinh của mình.

Lời nói của Người có thể khiến người khác bỏ những việc khó bỏ, làm những điều khó làm ắt hẵn không chỉ là lời nói.

Dỡ một trang kinh, là nghe tiếng nhạc Trời. Đọc một dòng chữ là thấy hào quang tỏa sáng, đón nhận nghĩa lý, như là uống giọt cam lồ, con sẽ là người sống cùng thời được nghe chính tiếng Phật thuyết giảng.

Không đọc kinh điển trong tinh thần thu thập kiến thức–kiến đã là chướng ngại rồi–thì kinh điển bao giờ cũng mang lại lợi ích nhất định cho con. Ðọc kinh trong trạng thái tinh khôi, thì tâm hồn con là tờ giấy trắng được in đậm Chân lý giải thoát của Chư Phật. Con hãy dọc kinh điển trong tinh thần thật lắng ấy.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3422)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8918)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6769)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7664)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2691)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3795)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5247)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 2998)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3136)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10413)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]