Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Cúng dường

20/06/201317:12(Xem: 8081)
5. Cúng dường

Dòng pháp Quán Thế Âm

5. Cúng dường

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Cúng dường! Biết bao cung kính, biết bao thương mến, biết bao nỗi niềm trong mỗi sự cúng dường: Có khi do một thôi thúc của thiện tánh, con mang lễ vật cúng dường Phật Tổ. Cũng có lúc vì mong cầu một điều gì đó, con cúng dường; hoặc vì thói quen, hoặc vì "ai cũng làm thế", hoặc vì muốn đền đáp một "cái ân" mà con cúng dường Phật. Trong tất cả các tâm ấy, ý nghĩa thật sự của cúng dường nằm ở đâu?

Khi Phật bảo: "Hãy mang hương hoa thanh tịnh đến lễ bái cúng dường các Ðức Phật" thì đó là Tâm con thanh tịnh hay lễ vật thanh tịnh? Nếu tâm thật tịnh thì lễ vật thật tịnh, nếu tâm không chuyên nhất, thì lễ vật cũng không thể là tịnh vật. Khi Như Lai nói "Cúng dường" là bảo con "Hãy Xã". Hãy quên đi những "Của tôi", "Thuộc về tôi", "Cho tôi" để tự cởi dần trói buộc, vì gom về cho mình là "Tâm Thủ", mà Thủ là tự trói mình. Khi con nghĩ chọn những thức thật tịnh để cúng dường là tâm con đang Ðịnh mà không tự biết: Không có một niệm về Ngã, không có tạp niệm nào ngoài sự thật của lúc này. Con đang chọn hoa tươi nhất, hương thơm nhất, quả ngon nhất để dâng Phật. Con thấy hoa, thấy hương, thấy quả, mà không thấy cái thấy ấy, không biết cái tâm đã khiến con hành động. Ðó chính là đang sống với vô biên trong khoảnh khắc. Sống với vô biên là sống với chư Phật, vì thế mà Như Lai mới dạy "Hãy cúng dường...".

Con lễ bái và cúng dường chư Phật có lợi lớn cho con. Vì sao? Vì điều đó làm tăng trưởng Tín căn, đẩy lùi Ngã mạn. Khi con lễ, đó là dấu hiệu của khuất phục, không phải Phật hay Bồ Tát đã khuất phục con, mà là kiêu căng, ngã mạn, kiến chấp đã bị sự khiêm cung của con khuất phục. Cho nên, cúng dường Phật chính là Đạo. Cúng dường thân mạng là bỏ tướng nhân, thọ–giả. Cúng dường tài sản là diệt bỏ tâm tham–Còn cách cúng dường nào cho chư Phật quý hơn tất cả các thứ trên, cúng dường thứ nào để được giải thoát? Ðó là cúng dường thức nào có thể khiến con và tất cả chúng sinh thoát khổ, thoát sinh, lão, bịnh, tử–thoát khỏi luân hồi? Thức cúng dường có thể đáp đền được hồng ân của Phật, thức cúng dường chư Phật đúng sở nguyện của ngài là mang lại vô tận đến cho người dân cúng. Ðó chính là Pháp cúng dường. Pháp cúng dường là Tu Tâm Pháp, là hành Bồ Tát đạo, theo chân Phật làm lợi ích cho mọi người, trong chỗ hành không còn tâm vọng, hồi hướng tất cả công đức về chư Phật, đó chính là thật nghĩa của Pháp cúng dường. Dâng chư Phật không phải những hiện vật kết thành bởi: đất, nước, gió, lửa, nên có hoại diệt, nên không toàn thiện–mà là dâng Pháp là thứ không thể hoại diệt, trường cữu, bất biến, tồn tại mãi với thời gian, là Ngọc của chúng sinh, kết tinh bởi một cuộc đời tịnh hạnh. Khi con cúng dường chư Phật tại thế, Ngài còn không thật có thọ các vật ấy, chỉ vì thương chúng sinh mà có giả thân, nên nuôi dưỡng giả thân cũng vì lợi ích chúng sinh, huống nữa là khi đã nhập niết Bàn. Nên cúng dường Phật là dâng tấm lòng thành, chứ Phật đâu dụng những thức cúng dường ấy làm "vật sở hữu" của Phật và có Tâm nào quý hơn Tâm của một người tu, tại sao không cúng dường Tâm ấy cho Phật? Và tâm tu là pháp tướng.

Con thấy có gì quý hơn một người có thể nói với mọi người rằng: "Thưa anh, chị... tôi đã nhận chân được đau khổ. Tôi đã chiến đấu với kẻ thù trong một trận một mất một còn và đã thắng. Chiến thắng đau khổ nên tôi không còn sợ sệt, vững chãi bước đi trên con đường Vô Ngã, vĩnh viễn bỏ lại sau lưng bóng đêm của chết chóc và tái sinh. Đau khổ không còn mang hình dáng của hận thù và giận dữ, từng giây bóp nghẹn trái tim tôi, điều khiển tôi như con rối trong chiến tranh của Ngã mà người chịu hậu quả cuối cùng vẫn là tôi. Ðau khổ không còn mang hình dáng của Tài Sắc, dẫn tôi vào đấu trường của Tham Lam và mê đắm. Đau khổ không còn mang hình dáng của Vô tư lự, để độc ác có thể len vào khống chế tôi... Ðau khổ đã ngã gục dưới chân tôi. Không còn bị xiềng xích bởi hận thù trói buộc nên tôi thương cả kẻ thù tôi, không còn một xích xiềng nào của tánh chúng sanh trói buộc tôi được nữa, nên tôi là một người Tự Do. Hãy nghe tôi, đau khổ sẽ không còn là hình ảnh của nước mắt, vì mặt trái của Ðau khổ chính là Hạnh phúc. Ði xuyên qua đau khổ như đi xuyên qua một trận bão, sẽ đến bến bình an một cách không ngờ. Làm được như thế, và giúp mọi người làm được như thế, kẻ ấy không trụ tâm vào việc đã làm mà dâng tất cả cho chư Phật, gọi là hồi hướng hay cúng dường chư Phật. Thế đó, chính là cách cúng dường cao quý nhất, tuyệt đối, gọi là Pháp cúng dường.

Con còn phải hiểu Pháp cúng dường là lòng tri ân sâu xa, sự kính ngưỡng vô cùng đối với chư Phật, thể hiện bằng hành động dâng cả cuộc đời cho Ngài: lòng tin không chỗ trụ nên không điều kiện, không giới hạn vào Giáo pháp của Ngài và dùng tất cả các kiếp sống bây giờ và mai sau để hành thâm Giáo pháp ấy. Như thế mới là chân thật cúng dường.

Phát tâm cúng dường pháp chính là Phát Bồ Ðề Tâm. Phát Bồ Ðề Tâm là đại nguyện không để Tam Bảo có cơ hoại diệt, là tu giải thoát mà không lìa chúng sanh, là sinh trong Phật pháp, là con Phật.

Khi con lập nguyện là đã trở thành con Phật, nên quãng đời trước kia như một chiếc áo cũ được ném trả lại cho cuộc đời. Con nhìn lại sẽ thấy xa lạ với con của ngày trước, cái mà con vẫn tưởng là bản ngã thật của mình đã rơi xuống, những cá tính làm nên "con người của con" trở thành thừa thãi và có phần nào kệch cỡm cũng rơi xuống, để lộ một cái gì không tên, sáng chói, tinh khiết vô cùng của nguyên sơ tạm gọi là Chân Ngã; đó chính là Thánh Thai. Nguyện lực đầy dủ thì Chân Ngã hiển lộ, gọi là Phật tánh, nguyện lực chưa đầy đủ thì Chân Ngã chỉ lóe sáng rồi bị che lấp. Tinh thần siêng năng hành đạo là nuôi dưỡng Thánh thai. Ðến ngày công hạnh đầy đủ, pháp thân tức Thánh thai xưa kia hiện đủ trong thân, thân nay trở thành Hóa thân. Vì công hạnh viên mãn, quả báo viên mãn nên báo thân là thân Phật. Ba thân hiện đủ tướng là giải thoát là quả vị vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Phật, Thế Tôn, Thiên nhân sư.

Cho nên Phát Bồ Ðề Tâm là nguyện rất lớn. Nơi đâu có người phát Bồ Đề Tâm là nơi ấy có chấn động–Thiên Long vì chúng sanh và vì vị Phật tương lai mà ủng hộ người đó. Đừng sợ không đủ sức làm tròn lời nguyện, chỉ sợ tâm buông lung mà không quyết chí đi đến nơi. Chính khi phát nguyện là đã nói lên một Thần chú bí mật, một Ðại thần chú có công năng dẹp trừ tất cả ma oán, chuyển bánh xe của Nghiệp quả thành bánh xe của Pháp, một Vô Thượng chú, biến người nói trở thành người không đối thủ.

Như thế, cách cúng dường cao quý nhất là Pháp cúng dường. Ðã phát nguyện thực hiện Pháp cúng dường thì con hãy vui mừng, an nhiên hành đạo chớ khởi tâm thối lui.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3422)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8920)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6779)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7667)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2691)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3795)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5248)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 2998)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3136)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10415)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]