Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Tại sao tu?

20/06/201317:18(Xem: 8198)
9. Tại sao tu?

Dòng pháp Quán Thế Âm

9. Tại sao tu?

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Tại sao phải đặt vấn đề tu, khi điều đó chưa là cấp thiết đối với nhiều người. Có người vào Ðạo một cách lự nhiên, dễ dàng nhờ căn lành đã trồng từ nhiều kiếp trước. Có người trong đau khổ cùng cực chợt hiểu chỉ có Tu mới thoát khổ. Còn đại đa số không thấy cuộc đời đáng buồn đến độ phải "bỏ nó", hay cuộc đời của mình suy đến cùng cũng "chẳng có gì đáng phàn nàn" thì tu để làm gì?

Thật ra ý niệm Tu làm nhiều người sợ hãi. Tu là từ bỏ những gì mình đang yêu thích thì quả là khó khăn và không hứa hẹn điều gì tươi sáng cả...

Thiện-Ác là hai mặt của cuộc đời. Nhưng Thiện Ác cũng là hai mặt của mỗi con người và không thể dễ dàng phân định ranh giới giữa hai khuôn mặt này, không thể dễ dàng quyết định trắng đen.

Mỗi người sinh ra đời đều mang sẵn liều lượng Thiện Ác trong mình–Thiện là Phật mà Ác là chúng sanh. Nhưng thế nào là Thiện và vì sao gọi là Ác? Bất cứ một hành động hay Tư duy nào không lấy Tôi làm nguyên nhân và đích đến thì đó là Thiện. Ngược lại là Ác. Nhưng không có Tôi thì ai hiện hữu? Ai làm việc Thiện ấy? Ðó là Phật của con hay Phật trong con. Có người sẽ gọi đó là Thượng Ðế hàm nghĩa chân lý, điều toàn thiện. Nhưng Thượng Ðế là ban bố dù không nhận lại vẫn mang tướng thi ân. Còn Phật thì ngay cả ý thức thi ân cũng không có. Phật chính là sự tự tại của Thiện. Như thế thì ngoài bản ngã của con ra, mà con nghĩ đích thật là mình, còn có một bản ngã khác, là một đời sống tự do, không lìa con nhưng không lệ thuộc, sẵn sàng hiện diện khi con không tìm cách nhấn mạnh sự có mặt của mình như một thực thể chân lý. Bản ngã ấy là chân tánh của con, Chân tánh ấy là Phật tánh.

Không tìm thấy bản ngã thật ấy, con sẽ đau khổ, sẽ bất an, con không bao giờ bằng lòng với cái mình đang có, hay bằng lòng với thế giới quanh con, vì không thể nào sống yên ổn hòa bình với cái Ác được, dù đó là cái Ác của chính mình.

Tu là tự hoàn thiện mình. Tu không có nghĩa mất cả ánh nắng của cuộc đời, chôn vùi một cái gì thân thiết của con mà có nghĩa sống hoàn toàn, tròn đầy, như đập vỡ vỏ cứng của một quả ngon để thưởng thức.

Không sợ chữ Tu thì con sẽ hiểu tại sao phải tu. Ai cũng có 1 lần cảm thấy sự bất lực vô cùng của mình khi đối diện với cuộc đời, dù là ai chăug nữa. Họ có thể thành công trong những mặt nào đó và lấy hào quang của thành công này che lấp buồn tủi của thất bại khác, nhưng sự đền bù này cũng chính là sự xác định mặt khiếm khuyết kia. Cái nhân của đau khổ vẫn còn đó, dù được che giấu dưới lớp tro than của quên lãng hay nhung gấm của hạnh phúc hiện tiền. Người đời vẫn thường chấp nhận và bằng lòng với cái tương đối ấy. Nên xét lại là hạnh phúc đối với họ giản dị quá–là cho qua đi những đau khổ và thụ hưởng cái mà họ đang có. Ðó là làm quen với Ác và đi đến kếl luận có thể dung hoà Thiện Ác. Vì Ác là gì nếu không là Ðau khổ?

Nhưng còn một lối thoát, còn một con đường dẫn con đến nơi ý niệm về Ác cũng không có, huống là sự hình thành của tội ác. Bóng dáng đau khổ vắng bặt nơi đây, chỉ thuần một màu An lạc. Tại sao con không dấn thân vào con đường hạnh phúc viên toàn ấy? Con dường ấy là đường Tu.

Cho nên, Tu là đến với những gì vui hơn cái mà con đang hưởng. Những kỹ luật gặp trên đường Tu là điều tất yếu để giải quyết chất Ác. Chính là sự hoại diệt của điều ác để hiển bày điều Thiện. Sự hoại diệt này là Nhân là Quả – mà điều Ác chất chứa trong nó nên phải lãnh chịu. Khi Ác đã không còn thì không có Sống-Chết, không có đau khổ, không có ranh giới, không còn phải khép mình vào căn phòng Thiện để đối kháng với Ác, Thiện là con, con là thiện, thì điều gì con làm lại không là điều thiện? Nơi đâu trong con lại không là không gian của Thiện.

Thì còn phải khép mình vào một lề lối nhất định nào để hành Thiện? Ðó là giải thoát khỏi cái ác, khỏi đau khổ, khỏi cả ý niệm về dau khổ, khỏi cả ý niệm về sự giải thoát ấy. Ðó chính là giải thoát.

Vì thế, Tu không phải là từ bỏ hạnh phúc cuộc đời để đến với hạnh phúc của Ðạo.

Tu là đi từ hạnh phúc mong manh đến hạnh phúc vĩnh cữu. Tu là vẫn hít thở không khí ấy, vẫn nhìn thấy vầng dương cũ rực nắng mỗi ban mai, vẫn bầu trời đầy sao của ngày xưa choàng lên tâm tư mỗi khi đêm đến, vẫn những người con đã gặp bao lần, vẫn hoàn cảnh mà cuộc đời đã đặt con trong đó... Nhưng con ơi! Nhận thức của con không còn như xưa nữa! mặt trời thế gian, chỉ là hình ảnh thô thiển của mặt trời đã sáng trong con. Những người con gặp gỡ là những chiếc bóng của chính họ, mờ nhạt và yếu ớt trước cuộc đời, trước sinh tử của mình và cuộc đời cùng những hoàn cảnh thuận-nghịch, buồn vui xưa, nay chẳng còn chuyên chở được tình cảm của con. Con đã thoát con nhỏ bé ngày xưa. Ngày xưa... phải, vì những tâm tánh nhãn quan cũ, cứ lùi mãi vào vô tận, mang tính vô thực của một huyền thoại, nhưng thiếu chất thơ, con bây giờ mới thật sự sống.

Hãy san bằng chướng ngại ngăn cách con với Thường Hằng. Hãy làm người lữ khách mà mỗi bước chân đến cõi không thời gian nở đóa sen vô ưu. Hãy là con mãnh sư uy dũng giữa đám người đành chịu khuất phục trước nỗi khổ thầm - Tu là một quyết định sáng suốt nhất trong đời người. Không chỉ là sự sáng suốt của tuổi nào 10, 20, 70, 80 hay hơn nữa, mà đấy là sự sáng suốt của vô lượng tuổi, vượt ngoài giới hạn của tuổi tác, là tiếng nói của Phật trong con, vang gọi con vào cuộc Ðại hành hương. Hãy đi chớ sợ! Lấy lòng tin thắp đuốc soi đường, mỗi nổ lực sẽ có vạn nghìn mắt Phật thương nhìn, mỗi vấp ngã sẽ có vạn nghìn cánh tay Bồ Tát nâng lên. Con đi bằng sức mình nhưng không bao giờ lẽ loi, không bao giờ cô độc hoàn toàn.

Hãy tiến tu!





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3430)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8977)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6840)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7738)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2701)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3809)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5297)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3009)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3157)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10597)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]