Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Khẩu nghiệp

20/06/201318:15(Xem: 7502)
18. Khẩu nghiệp

Dòng pháp Quán Thế Âm

18. Khẩu nghiệp

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì?

Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiễm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẽ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiễm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ, ... tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm, và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.

Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.

Khi con "không thích lắm" một điều gì, con thường nói "rất ghét" điều ấy. Ở một người chính chắn hơn, họ sẽ nói "không chú ý lắm". Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.

Ðể quan sát được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng Tâm. Dùng Tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là tâm Phật.

Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình.

Lời nói là Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con.

Câu nói dân gian "Khẩu xà tâm Phật" là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xữ công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.

Như câu chuyện Lưu Bình–Dương Lễ, lời nói Ác xuất phát từ tâm lành đem lợi cho người nghe. Chẳng thể nói là Ác khẩu được. Ðó chính là lời của Bồ Tát. Đó là nghịch độ .

Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng thể gọi là Ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không kềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu "Khẩu xà Tâm Phật" thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh Ác báo.

Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến đi.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4272)
Với tâm nguyện phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật, trách nhiệm của một Trưởng tử Như Lai lúc nào cũng muốn đem ngọn đèn của chánh Pháp của Phật đã chỉ dạy truyền bá khắp mọi nơi để cho mọi người bớt khổ.
10/04/2013(Xem: 5458)
Giông bão đời người chẳng chừa bất cứ ai, những nỗi đau hiển hiện trong đôi mắt, hay trên làn môi có thấm vào đâu so với nỗi đau chúng ta giấu kín tận đáy lòng.
10/04/2013(Xem: 7484)
Đi trên quảng đường dài, bằng phẳng, chắc chắn, kỹ thuật cao này từ Perth đến Broome, từ Broome đến Darwin, rồi từ Darwin của miền Bắc Úc.
10/04/2013(Xem: 6231)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm ray rứt với biết bao câu hỏi ‘tại sao ? ‘Tại sao cuộc sống đầy rẫy những khổ đau, bất hạnh, bất như ý?
10/04/2013(Xem: 7902)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 5575)
Đại Đức Thích Phổ Hòa, nguyên là Huynh trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, một trong những thành viên sáng lập tổ chức Gia Đình Phật Tử. Nhờ có nhân duyên sống với Thầy ở chùa trong một thời gian, mà tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích có liên quan đến tổ chức màu Lam.
10/04/2013(Xem: 7778)
Trong cuốn Tăng Già Việt Namcủa Hòa Thượng Thích Trí Quang, có một câu rất hay, rất cảm động mà mỗi khi lẩm nhẩm đọc đến thì người đọc cảm thấy lòng hưng phấn, chí nguyện được cất cao lên, không còn khiếp sợ hay nhàm chán phải đối diện với đời sống vô thường hệ lụy: “Đứng trên tất cả để sống vì tất cả.”
10/04/2013(Xem: 4434)
Ngày 15 tháng 11 năm 2005 bắt đầu mùa An Cư Kiết Đông. Con cảm thấy rất vui khi quý sư cô bên Làng về dựan cư cùng với xóm Bếp Lửa Hồng chúng con.
10/04/2013(Xem: 3436)
Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào?
10/04/2013(Xem: 4432)
Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]