Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Bồ Tát giới

20/06/201317:10(Xem: 7281)
4. Bồ Tát giới

Dòng pháp Quán Thế Âm

4. Bồ Tát giới

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Tại sao con lại sợ chữ Bồ Tát giới? Ðó là sợ Bồ Tát hay sợ Giới? nếu sợ Bồ Tát thì con sợ Từ, Bi, Hỉ, Xã, sợ mở cửa lòng mình, cố giữ lấy cái Tôi mà không thấy điều vô lý của người giữ gìn một tài sản đã mất hết tự bao giờ. Bồ tát là hạ mình, con sợ hạ mình sao? Bồ Tát là làm tôi của mọi chúng sanh mà tâm thật bình an. Bồ tát là thường vui đừng từ chối niềm vui ấy. Bồ Tát là đôi mắt, đẫm lệ mà nụ cười trên môi. Bồ Tát là trái tim nức nở nhịp khổ trần gian. Bồ Tát là đi qua cuộc đời mà không để lại vết tích của mình. Bồ Tát là vui buồn, theo nỗi vui buồn của tất cả chúng sanh. Bồ Tát là ôm tất cả vũ trụ vào lòng mà an ủi. Bồ Tát trông chúng sanh như người mẹ trông con, ngày đêm không chợp mắt. Chớ sợ Bồ Tát. Con đang vui, hãy tưởng đến Bồ Tát, Ngài sẽ khiến con thêm vui. Con đau khổ, hãy tưởng đến Bồ Tát, Ngài sẽ mang gánh khổ đau thế cho con. Con sợ hãi, con cô đơn, hãy cầu cứu các Ngài. Bồ Tát sẽ xua tan ngay ảo ảnh đó. Tại sao, khi thương người này, con phải ghét người khác? Bồ Tát thương con và kẻ thù của con đồng như nhau, không một kẻ nào đáng bị bỏ rơi.

Giới không phải để thọ. Giới là phát ra không thể khác hơn thì thành Giới. Sự vô lượng thì giới vô lượng. Giới là sức mạnh bên trong bẻ gãy mọi tướng để ra ngoài. Cho nên chẳng phải chỉ có năm, mười, hai trăm, ba trăm... giới, mà là TÂM ĐỊA GIỚI. Nơi Tâm là đất sinh trưởng giới như mặt đất là nơi cây trái sinh trưởng. Giới không là buộc, Giới là hằng thể. Tội lỗi không nhân thì Giới cũng không sanh. Tội lỗi không tướng, thì Giới cũng không tướng. Và không có ý thức về tội thì chẳng nên sợ Giới.

Giới là chiếc cầu để qua sông. Người đại lực giả sử không qua sông bằng cầu lại tự bơi qua mà vẫn đến thì hành động ấy vẫn là Giới, vẫn là qua cầu. Ðại Bồ Tát thị hiện phá giới để độ kẻ cang cường là thế.

Giới không thể đếm được vì Giới là Tâm–Tâm an thì Giới nào là chẳng thuận? Tâm bất an thì Giới nào lại chắng sợ? Bỏ cái chấp trước vào tướng Giới, thì mới có Giới.

Thọ Bồ Tát Giới là thọ vô lượng ân đức của chúng sanh để trang nghiêm cõi Phật. Thọ Bồ Tát Giớì là thọ lãnh pháp thân:Thể tánh bình đẳng biến khắp đại thiên thế giới. Bao trùm tất cả chúng sanh. Thọ Bồ Tát giới là lãnh thọ chiếc chìa khoá mở kho pháp bảo, tha hồ lựa chọn và tiếp nhận tùy thích.

Giới là định tâm. Khi con còn sợ hãi, là sự phá giơi còn rình rập. Không còn sợ hãi thì Giới là những giọt cam lồ rót trên đường đến giải thoát. Giá dụ, trước một hoàn cảnh, một con người khiến con sợ hãi, con liền niệm Phật. Tại sao niệm Phật lại được tiêu tan sợ hải? Khi con niệm Phật là con niệm giác Tánh của con và của kẻ ấy, giác tánh, Phật tánh đó là viên dung, đâu có ta và người, đâu có thời gian, đâu có không gian, đâu có phân cách, đâu có thù hằn, đâu có thể xô ngã hay tận diệt. Chính trong lúc ấy, không có nhân thì quả cũng không, sợ hãi không có thì nguy hiểm cũng không đến. Nên chí thành niệm Phật được tiêu tan tai ách là thế.

Niệm danh một vị Phật trong lúc nguy nan, được Phật phương tiện chỉ cho thấy tánh viên giác ngay lúc ấy, nên gọi là thí vô úy. Thấy Phật tánh ấy thì muôn vạn sự thế gian có tướng nên có hoại, chỉ là một trò đùa nghịch, chỉ đáng một nụ cười nhẹ mà thôi. Như thế giữ gì lại là có Giới? Không giữ gì lại là phá giới?

Như Lai dạo biển đại tịch diệt là dạo chơi trong biển Giới. Không thọ Bồ Tát Giới thì Giới đó cũng đã có sẵn trong con, dù con có muốn thấy hay không. Con có thể nào chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt trên thân phận mình? Chưa bao giờ khóc cho nỗi khổ của người mình thương? Chưa bao giờ thấy kẻ mình ghét cũng không hoàn toàn hạnh phúc? Đau khổ không có tướng nhất định, thiên hình vạn trạng, đau khổ không phân biệt loài giống, tuổi tác, giới tính, đau khổ đến với mọi chúng sanh, và nơi đâu có khổ đau thì nơi đó có Bồ Tất. Không chấp trước vào tướng người thọ khổ, không qui định cho nỗi khổ một chủ thể, thì Bi tâm tràn lan khắp mọi nơi có tiếng kêu than, đó là Bồ Tát giới.

Chúng sanh chấp ngã thì Tứ vô lượng Tâm: Từ - Bi - Hỉ - Xã có tướng ngã. Bồ Tát không có ngã thì Tứ vô lượng tâm không bị ngăn che, tự tại nương theo chỗ sở cầu của vô lượng chúng sanh trong quá khứ, hiện tại, vị lai mà hiện tướng.

Bồ Tát thị hiện vào nơi bất tịnh để độ kẻ tham dục, thì Giới ở đâu? Giới chính là tâm Từ vậy.

Không nên chống lại đau khổ khi nó đến, mà hãy tiếp nhận bình thường như tiếp một người thân. Con chống lại đau khổ là chống lại sức mạnh của Nghiệp mà không ai chống nỗi Nghiệp đâu! Chỉ có đối thoại với đau khổ mới hoá giải được nó. Đau khổ là mình, nhưng mình không phải là đau khổ: thu nạp được đau khổ chỉ có lòng Từ vô lượng.

Không nghĩ đến nỗi khổ của mình, cảm nỗi khổ cũa kẻ khác: đó là Bi tâm.

Lập các phương tiện để biến sự cảm thương thành lực nội tại là Giới. Không có lực này thì thương kẻ khác chỉ là thương suông mà thôi, không thể có lợi ích cho ai.

Bấy nhiêu việc, thco sỡ nguyện thành tựu, tự tánh phát điều thường vui là Hỉ.

Chẳng vì mình cầu lợi ích cho chúng sanh, hành trình theo Phật không mòn mõi, không động mà vẫn động theo nỗi khổ chúng sinh là Xã.

Có Giới thì mới có thể Ðịnh Tâm, có Ðịnh thì mới có Huệ, tuy là ba nhưng thật tánh chính là Không, tức là Một. Từ căn bản này sự tu tập các Pháp giải thoát không bị chướng ngại, Nên con hãy xin thọ Giới. Con và người bạn đời của con dù thương yêu nhau đến mấy, tình yêu đó cũng không che chở các con khỏi tất cả những đau khổ của cuộc đời, mà chính tình yêu ấy cũng là đau khổ. Biến ái dục ấy thành tình anh em mới là thương yêu nhau thật sự: giúp người mình thương thoát khỏi luân hồi. Hy sinh cả cuộc đời cho nhau, hy sinh mạng sống cho nhau, cũng không thay đổi được kiếp người là thọ khổ. Tuyệt đỉnh của hạnh phúc là gặp nhau trong cõi sống không cùng, không còn chia ly bởi sinh tử, không còn phải tìm nhau qua các kiếp.

Con hãy xin thọ Giới.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4000)
Ngày 15 tháng 11 năm 2005 bắt đầu mùa An Cư Kiết Đông. Con cảm thấy rất vui khi quý sư cô bên Làng về dựan cư cùng với xóm Bếp Lửa Hồng chúng con.
10/04/2013(Xem: 3109)
Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào?
10/04/2013(Xem: 3954)
Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”
10/04/2013(Xem: 3509)
Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này.
10/04/2013(Xem: 3500)
Ðã 2 lần, tôi nhắc đến Na Uy trong các bài viết ít ỏi của tôi. Kỳ nầy, tôi muốn dành trọn một bài để nói về khóa giáo lý lần thứ 16 tại Oslo, được tổ chức từ ngày 23.12 đến ngày 30.12.2001.
10/04/2013(Xem: 3664)
Bài giảng nầy được trích từ quyển sách sắp xuất bản của Lama Zopa Rinpoche: “Tạo cho đời sống đầy ý nghiã” sẽ được phát hành bởi Hội Lama Yeshe Wisdom Archive vào cuối năm 2001.
10/04/2013(Xem: 3986)
Ðược thơ chị, thấy chị lo lắng nhiều về đám cưới của cháu, em thương chị quá... Em muốn viết hồi âm cho chị liền nhưng em không làm sao viết được, chắc chị cũng biết là em bận lo cho cái đám cưới của cháu mà.
10/04/2013(Xem: 3507)
Trời Sydney sau những ngày bảo lửa do nạn cháy rừng, khí hậu của những ngày hè càng nóng bức hơn. Sáng nay như có một phép lạ, tiết trời thật dịu ,thật êm và thật mát khiến mọi người cảm thấy dễ chịu.
10/04/2013(Xem: 3594)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó.
10/04/2013(Xem: 4336)
Một đứa con trai bỏ cha nó ra đi ở tuổi thiếu thời và sau đó bị vương vào cảnh màn trời chiếu đất trong nhiều năm. Trong khi đó, cha của đứa nhỏ làm ăn buôn bán trao đổi với nước ngoài và tạo dựng nên của báu nhiều không đếm xuể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567