Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Hội họa

20/06/201317:09(Xem: 7448)
3. Hội họa

Dòng pháp Quán Thế Âm

3. Hội họa

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Con được Mẹ họa tâm, quên được cái Ta của con thì vào được Tâm mẹ họa, tức Tâm mẹ truyền cho.

Hội họa là tướng của cái mỹ, quan sát cái mỹ như thế nào thì bức họa tả như thế ấy. Nếu con không quan sát mỹ, mà để cái đẹp thân hóa hiện thành họa phẩm, thì con sẽ thấy tất cả vũ trụ này là cái Đẹp toàn diện, vì tất cả vũ trụ tuân theo một qui luật hài hòa, cân đối tuyệt vời. Con biết chăng? Từng hạt bụi, cũng có chỗ đứng của nó, cũng có số phận, cũng có bắt đầu và chấm dứt hay nói khác đi cũng không có bắt dầu hiện diện và không cả diệt vong. Thế thì con vẽ gì đây? Vẽ các sự vật thật có hay không thật có?.

Nếu thật có, thời nhận định của mọi người về một vật đều giống nhau, nếu không thật có thì lẽ ra không một ai có nhận biết. Vậy khi con vẽ thế giới là con họa tâm của mình đó, mà Tâm ấy thì huyễn vô cùng. Như thế, phải lấy gì để nhìn thế giới? Lấy Tánh không, mà nhìn. Và Tánh không chẳng cần phải luyện tập mới có, đó là Bản Tánh của muôn vật.

Một con ong không nhìn thấy vẻ đẹp của Bướm, bướm không nhìn thấy vẻ đẹp của hoa như con vẫn tưởng với thành kiến của loài người, hoa chỉ là thức ăn... Và chính con, con đâu nhìn thấy vẻ đẹp của côn trùng... Con mang ảo tưởng về thân người của mình, tận đáy lòng vẫn chưa chấp nhận sự thật, là không có gì khác nhau giữa con và một con kiến, con mèo, cây cỏ... chỉ có sự khác biệt về nghiệp quả, mà nghiệp quả thì không thường hằng. Chưa chấp nhận–đó là Ngã đấy. Mà Ngã là bất bình đẳng. Con có cái nhìn buộc tội mọi người, đó là bất bình đẳng. Con có ưa thích riêng–đó là bất bình đẳng. Thế thì làm sao thấy được vẻ đẹp thật mà họa?

Bất bình đẳng là căn bệnh tàn phá vũ trụ. Ta thương vi sinh vật "đục khoét" những cơ thể lành mạnh đồng với một người nói pháp.

Vi sinh vật ấy không "nghiến răng gậm nhấm sức khỏe con người". Ðó là những chúng sanh nghiệp cảm quá nặng hoá sanh trong loài ấy, phải sống trong môi trường ấy, hoàn toàn vô tội về nơi ở của mình, chúng không có ý chọn nôi. Nếu chúng cảm được cái khốn cùng của kiếp sống ấy, chúng sẽ tu. Và chính Phật, cùng chư Đại Bồ Tát dùng Viên âm độ chúng, nên gọi là y vương.

Cũng vì thế, trị lành bệnh muôn loài. Cả chấy, rận... cũng thế, khi phát tâm tu, nghiệp dứt, chúng không còn bị đọa trong kiếp ấy, được hóa sanh vào một thân tướng khác, không còn phải sống bằng máu.

Ðiều ấy con phải hiểu, giải thích cho con vì sao có người phát tâm tu thì gặp hiểm nạn. Phát tâm là một việc rất kinh khủng–đó là sức mạnh thu nhiếp thời gian. Sức mạnh vượt qua sinh tử–thu bao nhiêu kiếp vào làm một–sức mạnh của người lội ngược dòng–sức mạnh của người chiến đấu vơi chính mình–sức mạnh của thiên nhiên. Ðó là cái năng lực phi thường biến chúng sanh thành Phật.

Cho nên, vẽ là phương pháp hữu vi, tả chỉ, lột được sự thật ấy cái bản chất, cái hình dáng thật ấy của mọi vật, thay vì uốn nắn giả tưởng thêm theo ý mình.

Con có thấy: "Tình yêu làm người ta rạng rỡ" như con người vẫn tả không? Đó là vì khi thương yêu ai thật sự, con người quên mình, chỉ nghĩ đến làm điều tốt đẹp cho nhau. Tóm lại, đó là biến tướng của Từ bi, hỉ, xã, qua cửa ngõ ái dục. Ðiều đó cho con rõ cái đẹp không nằm ở kích thước.

Trong cách nhìn người khác, con thường chỉ nhìn với nhục nhãn, chỉ thấy họ tiếp cận với mình trên một mặt phẳng; tâm trạng của người ta lúc ấy, rồi sinh buồn vui, lo sợ... đó là chấp huyễn. Hãy nghĩ vô lượng kiép về trước, người kia trong hoàn cảnh này, sẽ xử trí với con ra sao? Và còn vô lượng kiếp về sau?

Cả con cũng thế, vô lượng kiếp về trước hay vô lượng kiếp về sau thì con phản ứng như thế nào với hoàn cảnh trên?

Mọi vật biến hiện vô chừng, tâm chúng sanh trôi nổi theo nghiệp duyên không thể nào quyết định thật tướng nơi cảnh ấy. Khi con nhìn một sự vật, chẳng phải chỉ là mắt con nhìn thấy, mà là thức, là sở tri là ngã kiến đã huân tập từ hằng vô số kiếp nhìn sự vật ấy. Từ vô số kiếp đã tích tụ vô số kiến chấp, hóa nên tất cả những phân biệt: đây tốt kia xấu, đây đen đó trắng, giàu nghèo, thọ yểu, khinh trọng... Bỏ hết những kiến chấp này đi ngược lại vô thuỷ về trước, con tất thấy chỉ có ánh sáng vô cùng, không ngằn mé: con người đã bỏ chiếc bóng của mình.

Con ngườì là nguồn sáng rực rỡ mà không tự thấy, đi tìm ánh sáng bên ngoài để nhìn mình chỉ chồng chất những màn đêm làm mờ đi ánh quang minh của tự thân–màu mà con vẫn gọi là đen đó, chẳng phải màu đen. Ðó là một tập hợp ánh sáng màu cầu vòng, nổi bật riêng sấc đen trên các màu khác. Con đường mà con vẫn đi qua, đó chẳng phải con đường. Ðó là chiếc cầu vòng mà con vì chấp vào thân tứ đại chỉ thấy là đất đá màu đen. Và người xấu con chỉ thấy họ trong hiện kiếp, kiếp quá khứ là kẻ bị ức hiếp, và kiếp vị lai bị nghiệp quả, thì tướng xấu ở đây là đâu? Quan sát như thế mới nên vẽ. Quan sát như thế mới nên quan sát.

Thế nào là Quán Tự Tại? Là ở nơi không hai lập cái thấy. Thế nào là không hai? Không có ta và vật, không đây và đó, không khoảng cách, không phân biệt, không chướng ngại, hoàn toàn tự do, nên không gì là không biết, không gì là không thấy, không đâu là không đến được và không thấy biết tất cả những cái không trên, đó là Tự Tại.

Bố cục bức tranh: Tâm điểm ở 2/3 hoặc 1/3 khổ giấy, khổ vải màu sắc: chọn màu gần thiên nhiên, hoặc màu mà con thấy bức thiết như một nhu cầu. Ðừng dùng lý luận bẻ méo sự vật, đảo lộn màu sắc, rồi theo đó mà vẽ: như thế gọi là giả dối.

Các bức họa Phật và Bồ Tát, Chư Thiên đừng vẽ bóng: Dùng màu nước pha nhạt hoặc vẽ nét. Ánh sáng ở tự thân chiếu ra. Trong cõi ánh sáng không cùng, màu sắc phản chiếu ánh sáng, ánh sáng phản chiếu ánh sáng không thể có bóng. Hội họa là phản chiếu ánh sáng của các sự vật chúng sanh... Hội họa là dùng màu sắc thuyết pháp, là đưa thế giới bên Trên về gần. Con hãy dùng Hội họa mà cúng dường chư Phật.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4000)
Ngày 15 tháng 11 năm 2005 bắt đầu mùa An Cư Kiết Đông. Con cảm thấy rất vui khi quý sư cô bên Làng về dựan cư cùng với xóm Bếp Lửa Hồng chúng con.
10/04/2013(Xem: 3109)
Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào?
10/04/2013(Xem: 3954)
Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”
10/04/2013(Xem: 3509)
Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này.
10/04/2013(Xem: 3500)
Ðã 2 lần, tôi nhắc đến Na Uy trong các bài viết ít ỏi của tôi. Kỳ nầy, tôi muốn dành trọn một bài để nói về khóa giáo lý lần thứ 16 tại Oslo, được tổ chức từ ngày 23.12 đến ngày 30.12.2001.
10/04/2013(Xem: 3664)
Bài giảng nầy được trích từ quyển sách sắp xuất bản của Lama Zopa Rinpoche: “Tạo cho đời sống đầy ý nghiã” sẽ được phát hành bởi Hội Lama Yeshe Wisdom Archive vào cuối năm 2001.
10/04/2013(Xem: 3986)
Ðược thơ chị, thấy chị lo lắng nhiều về đám cưới của cháu, em thương chị quá... Em muốn viết hồi âm cho chị liền nhưng em không làm sao viết được, chắc chị cũng biết là em bận lo cho cái đám cưới của cháu mà.
10/04/2013(Xem: 3507)
Trời Sydney sau những ngày bảo lửa do nạn cháy rừng, khí hậu của những ngày hè càng nóng bức hơn. Sáng nay như có một phép lạ, tiết trời thật dịu ,thật êm và thật mát khiến mọi người cảm thấy dễ chịu.
10/04/2013(Xem: 3594)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó.
10/04/2013(Xem: 4336)
Một đứa con trai bỏ cha nó ra đi ở tuổi thiếu thời và sau đó bị vương vào cảnh màn trời chiếu đất trong nhiều năm. Trong khi đó, cha của đứa nhỏ làm ăn buôn bán trao đổi với nước ngoài và tạo dựng nên của báu nhiều không đếm xuể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567