Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm ơn đau khổ.

10/04/201314:06(Xem: 5474)
Cảm ơn đau khổ.

CẢM ƠN ĐAU KHỔ

Viên Thắng

Nếu không có khổ đau

Biết đâu là hạnh phúc

Nhờ mê muội hôm nào

Ta tìm về tỉnh thức.

Giông bão đời người chẳng chừa bất cứ ai, những nỗi đau hiển hiện trong đôi mắt, hay trên làn môi có thấm vào đâu so với nỗi đau chúng ta giấu kín tận đáy lòng. Trước nỗi đau khổ cùng tột ấy, tâm chúng ta chợt bừng sáng, trí chúng ta hoát nhiên đại ngộ tìm được niềm an lạc tràn ngập trong tâm hồn mà trong kinh đức Phật dạy: “Phiền não tức Bồ-đề”.

Con người sinh ra hiện hữu trên cuộc đời này có hàng nghìn, hàng vạn nỗi đau khổ khác nhau, nhưng chung quy không ngoài hai thứ:

1. Đau khổ tinh thần: Do hoàn cảnh bên ngoài tác động như làm ăn thất bại, người khác ganh tỵ quấy nhiễu, chồng ngoại tình, con bất hiếu ăn chơi trác táng, nghiệm xì ke hút chích; hay thiên tai bão lụt, động đất, sóng thần v.v…làm cho tinh thần người ta bất an, lo lắng sợ hãi đêm ngày.

2. Đau khổ thân thể: Bị bệnh tật hành hạ giày vò, bị người thù ghét đánh trọng thương, hay bị tai nạn v.v…khiến cho thân thể đau đớn ăn không ngon, ngủ không yên giấc.

Tất cả những nỗi đau khổ ở cõi Ta-bà này ai cũng nếm trải qua. Nếu chúng ta không hiểu Phật pháp, không biết tu tập thì than thân trách phận; có người tìm đến cái chết; có người tìm cách báo thù kẻ đã gây ra đau khổ cho mình v.v…Nhưng chúng ta càng oán hận vết thương lòng càng sâu, nào có ích gì?

Còn chúng ta biết tu học, có thực hành theo lời đức Phật dạy làm chất liệu trong cuộc sống, hiểu rõ nhân quả báo ứng, chỉ tự trách mình nên biết chuyển hóa nỗi đau khổ thành giải thoát an lạc ngay trong cuộc sống, mà đức Phật đã thuyết giảng suốt 49 năm hành đạo. Lúc này, chúng ta như đóa hoa sen thơm ngát vươn lên từ bùn lầy nước đọng, nở hoa tô thắm giữa cuộc đời.

Chính nhờ trải nghiệm nhiều nỗi đau trong cuộc sống nên chúng ta dễ cảm thông những nỗi đau bất hạnh của người khác. Bởi vì, cuộc đời này “sống trong cảnh mới hiểu được người trong cảnh”. Khi ai đó gặp nỗi buồn không biết bày tỏ với ai, chúng ta dễ đặt mình trong hoàn cảnh của họ để sẻ chia, để an ủi vỗ về, giúp họ đứng lên sau lần sắp gục ngã.

Nếu như cuộc đời chúng ta mãi sống trong cảnh bình yên, luôn được mọi người tâng bốc, bợ đỡ thì chúng ta vẫn mãi mãi là một phàm phu tục tử, tham đắm trong hư ảo danh lợi, trôi lăn trong sinh tử, bị phiền não trần lao trói buộc thì làm sao thấy được bộ mặt thật của mình?

Vì thế, chúng ta hãy cảm ơn đau khổ, nhờ đau khổ mà tâm của chúng ta rộng mở nhiều hơn, biết quan tâm chia sẻ đến những mảnh đời bất hạnh, và có cơ hội để chúng ta tu tập hạnh nhẫn nhục. Đau khổ là con đường mà ai cũng phải trải qua, chỉ có khác nhau giữa kẻ mê và người ngộ. Mê thì trầm luân sanh tử, ngộ thì thấy được Niết-bàn giải thoát an lạc.

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4295)
Với tâm nguyện phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật, trách nhiệm của một Trưởng tử Như Lai lúc nào cũng muốn đem ngọn đèn của chánh Pháp của Phật đã chỉ dạy truyền bá khắp mọi nơi để cho mọi người bớt khổ.
10/04/2013(Xem: 7590)
Đi trên quảng đường dài, bằng phẳng, chắc chắn, kỹ thuật cao này từ Perth đến Broome, từ Broome đến Darwin, rồi từ Darwin của miền Bắc Úc.
10/04/2013(Xem: 6242)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm ray rứt với biết bao câu hỏi ‘tại sao ? ‘Tại sao cuộc sống đầy rẫy những khổ đau, bất hạnh, bất như ý?
10/04/2013(Xem: 8009)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 5580)
Đại Đức Thích Phổ Hòa, nguyên là Huynh trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, một trong những thành viên sáng lập tổ chức Gia Đình Phật Tử. Nhờ có nhân duyên sống với Thầy ở chùa trong một thời gian, mà tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích có liên quan đến tổ chức màu Lam.
10/04/2013(Xem: 7786)
Trong cuốn Tăng Già Việt Namcủa Hòa Thượng Thích Trí Quang, có một câu rất hay, rất cảm động mà mỗi khi lẩm nhẩm đọc đến thì người đọc cảm thấy lòng hưng phấn, chí nguyện được cất cao lên, không còn khiếp sợ hay nhàm chán phải đối diện với đời sống vô thường hệ lụy: “Đứng trên tất cả để sống vì tất cả.”
10/04/2013(Xem: 4444)
Ngày 15 tháng 11 năm 2005 bắt đầu mùa An Cư Kiết Đông. Con cảm thấy rất vui khi quý sư cô bên Làng về dựan cư cùng với xóm Bếp Lửa Hồng chúng con.
10/04/2013(Xem: 3447)
Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào?
10/04/2013(Xem: 4439)
Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”
10/04/2013(Xem: 3832)
Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]