Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Ðậu Nành Ngăn Ngừa Ung Thư Vú Như Thế Nào

14/06/201114:14(Xem: 3841)
7. Ðậu Nành Ngăn Ngừa Ung Thư Vú Như Thế Nào

ĐẬU NÀNH - NGUỒN DINH DƯỠNG TUYỆT HẢO
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 2
ĐẬU NÀNH VÀ NGĂN NGỪA BỆNH TẬT

Đậu Nành Ngăn Ngừa Ung Thư Vú Như Thế Nào

Như chúng ta đã biết qua các chương trước, isoflavones và các hóa thảo khác trong đậu nành có khả năng chống lại sự phát triển các mầm ung thư trong cơ thể, xuyên qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong chương này chúng tôi sẽ trình bầy chi tiết về sự khảo sát dân số và những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, cũng của các nhà nghiên cứu, về sự liên hệ giữa bệnh ung thư và việc tiêu thụ thực phẩm đậu nành.

Các Quốc Gia Tiêu Thụ Nhiều Đậu Nành Ít Bị Ung Thư Vú

Nhìn bảng thống kê nghiên cứu dưới đây, chúng ta thấy rằng những quốc gia tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu nành có tỷ suất tử vong về bệnh ung thư vú (breast cancer) và ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) thấp hơn nước Hoa Kỳ, nơi mà chế độ dinh dưỡng không bao gồm thực phẩm đậu nành.

Country
Soy Intake
(grams/day)
Breast Cancer
Rate
Prostate Cancer
Rate
Japan
29,5
6,0
3,5
Korea
19,9
2,6
0,5
Hong Kong
10,3
8,4
2,9
China
9,3
4,7
Unknown
United States
Negligible
22,4
15,7

Rates are age-adjusted; death are per 100.000 people
Sources: Cancer Facts and Figures-1992. American Cancer Society. Atlanta, GA, 1992

Ở Nhật Bản, tử suất về bệnh ung thư vú chỉ bằng một phần tư của Hoa Kỳ; ở Trung Hoa, bằng một phần năm; và ở Đại Hàn, chỉ bằng một phần mười. Tử suất của Hoa Kỳ cũng còn cao hơn Hong Kong ba lần, nơi mà tử suất về ung thư vú cao nhất trong các quốc gia tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu nành. Sự khác biệt tử suất giữa Hoa Kỳ và các quốc gia này về bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến còn cao hơn nữa. Sự so sánh khu vực dân số đã giúp các nhà khoa học học hỏi thêm về tác dụng của thực phẩm đối với bệnh ung thư. Sự kiện này cho thấy kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học phù hợp với kinh nghiệm của các dân tộc tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu nành.

Dân Chúng Ăn Nhiều Đậu Nành Ít Bị Ung Thư Vú

Bảng trên cho thấy dân số (population) tiêu thụ thực phẩm đậu nành, nhưng còn cá nhân thì sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải lưu ý đến những cuộc nghiên cứu, gọi là "case-control studies", là những cuộc nghiên cứu những nhóm người bị bệnh ung thư so sánh với những nhóm người không bị bệnh ung thư do sự khác biệt về chế độ dinh dưỡng.

Những nghiên cứu liên hệ đến việc dinh dưỡng bằng thực phẩm đậu nành này được thực hiện phần lớn ở các quốc gia Á Châu như là Nhật Bản và Trung Hoa.

Tại các quốc gia Tây phương như Hoa Kỳ chẳng hạn, rất ít dân chúng ăn thường xuyên và trường kỳ các thực phẩm đậu nành như dân chúng ở các nước Á Châu, nên khó tìm được những nhóm dân số thuần nhất để nghiên cứu. Ngược lại, dân chúng Á Châu thường có những tập quán tương tự vế lối sống và ăn uống, nên chúng ta có thể dễ dàng so sánh những người tiêu thụ thực phẩm đậu nành và những người không.

Trong vòng hơn hai mươi năm qua, hơn ba mươi cuộc nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và cung cấp những dữ liệu quan trọng về sự liên hệ giữa việc tiêu thụ thực phẩm đậu nành và bệnh ung thư. Hầu hết kết quả cho thấy rằng những người ăn thực phẩm đậu nành thường xuyên có tỷ suất về bệnh ung thư thấp hơn những người không ăn hay ăn ít và không ăn thường xuyên thực phẩm đậu nành.

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn thực phẩm đậu nành hằng ngày giảm thiểu nguy cơ bị bệnh ung thư tới 50 phần trăm so với những người không ăn hay chỉ ăn một hay hai lần trong một tuần lễ. Nói một cách khác nếu bạn ăn thực phẩm đậu nành một hay hai lần mỗi tuần, cơ hội bạn bị bệnh ung thư nhiều gấp hai lần những người ăn thực phẩm đậu nành hằng ngày.

Ảnh hưởng việc tiêu thụ thực phẩm đậu nành không chỉ giới hạn một hay hai loại ung thư mà còn có tác dụng trên nhiều thứ bệnh ung thư, bao gồm các bệnh ung thư vú, kết tràng (colon), rectum, phổi, và ung thư dạ dày (stomach cancer). Được biết là hầu hết các cuộc nghiên cứu đều để ý đến sự tiêu thụ các thực phẩm đậu nành dạng không lên men (nonfermented soyfoods) như đậu hũ, protein đậu nành và sữa đâu nành. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là, không có một chứng cớ nào cho thấy tiêu thụ thực phẩm đậu nành lại sinh ra bệnh hay gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư. Dưới đây là một vài kết quả nghiên cứu:

Ung Thư Vú (breast cancer)

Một nghiên cứu ở Singapore so sánh 200 phụ nữ bị bệnh ung thư vú với 420 phụ nữ không bị bệnh ung thu vú cho thấy rằng những người ăn nhiều thực phẩm đậu nành, khoảng 55 grams mỗi ngày, ít bị nguy cơ lâm bệnh ung thư tới 50 phần trăm so với những người không ăn hay ăn ít.

Ung Thư Kết Tràng (Colon and Rectal Cancers)

Một nghiên cứu ở Nhật bản cho thấy rằng những người ăn đậụ nành hoặc đậu hũ đã giảm mức nguy cơ lâm bệnh rectal cancer hơn 80 phần trăm. Đậu nành và đậu hũ làm giảm nguy cơ lâm bệnh ung thư kết tràng colon-cancer đến 40 phần trăm. Trong nghiên cứu này, chỉ một hay hai serving đậu hũ mỗi tuần được coi như là bảo vệ tốt.

Trung Hoa, chủ thể nghiên cứu là những người ít ăn thực phẩm đậu nành như đậu hũ, giá sống có độ nguy cơ về bệnh ung thư rectal ba lần nhiều hơn những người ăn đậu hũ thường xuyên.

Ở Hoa Kỳ, ăn đậu hũ giảm nguy cơ bị lâm bệnh ung thư kết tràng 50 phần trăm.

Ung Thư Dạ Dầy (Stomach Cancer)

Ở Trung Hoa, thường xuyên uống sữa đậu nành có độ giảm nguy cơ bệnh ung thư dạ dày đến 50 phần trăm so với những người không uống. Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy những người ăn đậu hũ và uống sữa đậu nành thường xuyên ít bị ung thư dạ dày đến 40 phần trăm so với những người không ăn hay ăn ít và không thường xuyên.

Những người Hawaii gốc Nhật ăn đậu hũ có độ nguy cơ bệnh ung thư dạ dày thấp hơn một phần ba những nguười không ăn đậu hũ.

Ung Thư Phổi (Lung Cancer)

Một nghiên cứu 1.500 người đàn ông ở tỉnh Yunnan đã cho thấy rằng những người thường xuyên ăn đậu hũ ít bị bệnh ung thư phổi đến 50 phần trăm so với những người không ăn. Càng ăn nhiều đậu hũ, độ nguy cơ lâm bệnh ung thư phổi cảng giảm.

Ở Hong Kong, một nghiên cứu hơn 200 phụ nữ đã tìm thấy rằng những người ăn đậu hũ và các thực phẩm đậu nành khác hàng ngày đã giảm nguy cơ lâm bệnh ung thư phổi đến 50 phần trăm so sánh với những người ăn 3 lần một tháng.

Ung Thư Nhiếp Hộ Tuyến (Prostate Cancer)

Ở Hawaii, một nghiên cứu 8000 người Hoa Kỳ gốc Nhật kéo dài hai mươi năm, đã cho thấy rằng những người gốc Nhật ăn đậu hũ một lần mỗi tuần hay ít hơn có độ nguy cơ lâm bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến nhiều hơn ba lần những người ăn đậu hũ hàng ngày.

Thử Nghiệm Đậu Nành Trong Phòng Thí Nghiệm

Mùa Thu 1989, Viện Đại Học Alabama phổ biến một bản tin tức cho biết kết quả cuộc thử nghiệm đậu nành và bệnh ung thư vú. Kết quả cho thấy rằng nhóm chuột ăn đậu nành đã giảm 50 phần trăm ung thư vú so với nhóm chuột không ăn. Kết quả này dẫn đến những cuộc thử nghiệm khác và cung cấp dữ liệu căn bản chứng minh rằng đậu nành có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.

Ngoài ra, các cuộc thí nghiệm súc vật khác trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy rằng đậu nành nguyên hay các sản phẩm đậu nành có tác dụng hữu hiệu ngăn ngừa bệnh ung thư gan, thận, dạ dày, nhiếp hộ tuyến và vú.

Một loại thí nghiệm khác, gọi là vitro study, tức là thí nghiệm các tế bào ung thư trong ống kính hay đĩa kính, cũng cho những kết quả tương tự. Một trong các thí nghiệm được xem là nổi tiếng là cuộc thí nghiệm năm 1981 bởi các nhà khoa học thuộc American Health Foundation ở New York.

Các khoa học gia từ lâu đã biết rằng khi thịt bò bằm (ground beef) được chiên nóng ở nhiệt độ cao, sẽ trở thành "mutagenic", tức những chất có khả năng biến đổi genetic và gây nên tế bào ung thư. Khi Dr. Wang và các khoa học gia đồng nghiệp của ông ta thêm 10 phần trăm protein đậu nành vào thịt bò bằm đã chiên, họ khám phá ra rằng protein đậu nành đã ngăn chặn không cho lập thành chất mutagenic. Vì thế để có sức khỏe tốt hơn bạn nên ăn ít thịt bò hay tốt nhất là nên bỏ thịt bò và thay thế vào đó là protein đậu nành.

Trong các nghiên cứu khác, bột đậu nành, protein đậu nành và các thực phẩm đậu nành khác cho thấy rằng có chứa chất chống ốc xy hóa, mà nó có tác dụng chiến đấu chống lại tế bào ung thư.

Nhiều hơn nữa, một nghiên cứu của các khoa học gia Nhật Bản cho biết rằng các sản phẩm đậu nành bao gồm đậu hũ, sữa, miso (soy paste), tương và protein, đều có tác dụng ngăn cản không cho lập thành hóa chất nitrits, tức chất hóa học có thể kiến tạo hay kích thích mầm ung thư.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết miso, một loại thức ăn phổ thông dưới dạng lên men của Nhật đã bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hoại của tia phóng xạ (radiation). Theo Dr. Shinichiro Akizuki thuộc bệnh viện St. Francisco ở thành phố Nagasaki, cho hay những bác sĩ nạn nhân của bom nguyên tử đã không bị những hư hoại gây ra bởi phóng xạ vì họ uống loại soup miso.

Các dữ liệu nghiên cứu khoa học nêu trên cho chúng ta thấy rằng thực phẩm đậu nành che chở cho chúng ta chống lại các căn bệnh ung thư.

Trong những chương trước chúng ta đã biết về giá trị dinh dưỡng của đậu nành cũng như giá trị của các hóa thảo trong đậu nành về phương diện y khoa phòng ngừa, và trong các chương kế chúng ta sẽ thấy rằng thực phẩm đậu nành không những chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư mà còn phòng ngừa các chứng bệnh tim mạch và một vài chứng bệnh thường xảy ra cho các nước Tây phương như bệnh tiểu đường, bệnh xốp xương, bệnh thận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5725)
Người ta cho rằng mọi người Phật tử đều tôn trọng năm giới răn. Khi chúng ta giữ giới răn thứ nhất, chúng ta hứa rằng sẽ không tước đoạt bất cứ sự sống nào và gây đau đớn đến bất cứ sinh vật nào. Thật là rõ ràng rằng được làm tổn thương mọi loài.
10/04/2013(Xem: 5044)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu.
10/04/2013(Xem: 5179)
Ăn chay có hai phương diện: chay kỳ và chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là hành giả tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ thì có những thuyết: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhứt ngoạt trai, Tam ngoạt trai.
10/04/2013(Xem: 5395)
Phương pháp sản xuất nước tương phổ biến hiện nay là dùng acid chlohydric để thuỷ phân protein trong thực vật. Với phương pháp này, khi phản ứng thuỷ phân xảy ra, chất chloride hợp với chất béo có trong nguyên liệu (khô đậu) dưới nhiệt độ cao tạo thành nhóm chloropropanols trong đó có chất 3-MCPD.
10/04/2013(Xem: 5029)
Mới đây trên hệ thống liên mạng toàn cầu xuất hiện bài viết " Tội Ác Phóng Sinh" của một tác giả nào đó trong nước, rồi được nhiều người chuyển tiếp khiến hàng Phật tử có thể dao động, ngoại đạo có thể lấy cớ đó cho rằng Phật Giáo khuyến khích "tội ác" (*) qua tục lệ phóng sinh chứ Đạo Phật cũng chẳng tốt lành gì.
10/04/2013(Xem: 5176)
"Sứ Đồ Chay Tịnh" là tên của bài viết trên tạp chí Metro ở San Jose, California. Tác giả Renée Howell giới thiệu một quyển sách tên là "Diet For a New America", do John Robbins trước tác. Diet For a New America là một quyển sách đang được bán chạy nhất nước Mỹ (best seller).
10/04/2013(Xem: 5072)
Trong một khám phá gần đây nhất, các nhà khoa học thuộc viện đại học University of Massachusetts ở Amherst Hoa Kỳ đã cho biết Soy Yogurt tức sữa chua làm từ đậu nành và một số sản phẩm sữa chua pha trộn trái cây có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường loại 2 lẫn bệnh cao huyết áp.
10/04/2013(Xem: 5990)
Tóm lại, con người sinh ra không phải để ăn thịt thì ăn chay là hạp tự nhiên, và sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và sống lâu. Đông Tây kim cổ có bao giờ nghe nói đến tiên ông hay tiên bà trường sinh bất tử nào mà ăn thịt bò tái hoặc thịt chó nấu rượu mận đâu?
10/04/2013(Xem: 5792)
Những khám phá về kỹ thuật sinh hóa, kỹ thuật nano [1] và nhiều bí ẩn khác như tuổi thọ của thái dương hệ chúng ta đang sống là trung tâm điểm của khoa học.
10/04/2013(Xem: 5750)
Theo Học Viện Quốc Gia Bệnh Tiểu Đường-Tiêu Hóa và Thận (the National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), một chương trình luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với một chế độ ăn chay có thể giảm 58% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II và tỏ ra hiệu quả hơn việc uống thuốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]