Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Phật tử có nên là người ăn chay không?

10/04/201312:24(Xem: 5760)
Người Phật tử có nên là người ăn chay không?
Phat-va-de-tu-tai-giaCác Bài Viết Về Ăn Chay


Người Phật Tử Có Nên Là Người Ăn Chay Không?

Tâm Diệu
Nguồn: Nguyên tác: Dr.D.P.Atukorale, M.D.- chuyển ngữ: Tâm Diệu.


Lời Dịch Giả: Dr. D.P. Atukorale, M.D. M.R.C.P. là bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, hiện là Giáo Sư Viện Đại Học Colombo Tích Lan và là Cố Vấn Trưởng Khoa Tim Mạch Viện Tim Mạch Quốc Gia, Colombo, Sri Lanka. Ông cũng là một nhà học Phật. Bài này và các bài nghiên cứu khác về y khoa và dinh dưỡng của ông được đăng tải trên Tập San Y Khoa Hiệp Hội Y Khoa Tích Lan và các báo Online edition of Daily News và Sunday Observer.

Người ta cho rằng mọi người Phật tử đều tôn trọng năm giới răn. Khi chúng ta giữ giới răn thứ nhất, chúng ta hứa rằng sẽ không tước đoạt bất cứ sự sống nào và gây đau đớn đến bất cứ sinh vật nào. Thật là rõ ràng rằng được làm tổn thương mọi loài. Trong kệ 131 kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng: "Kẻ nào tìm hạnh phúc cho mình bằng cách hành hạ chúng sinh khác -- cũng mong cầu hạnh phúc --, kẻ ấy sẽ không được hạnh phúc". Vì thế theo Phật giáo, không giết hại và không làm tổn thương đến chúng sinh rất là quan trọng.

chúng ta không thể ăn thịt được nếu như không có người nào giết loài vật dùm chúng ta. Nếu chúng ta không tiêu thụ thịt hay các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt, thì sẽ không có việc giết hại loài vật. Giới thứ nhất là một lời huấn thị chống lại việc hủy diệt sự sống và làm thương tổn muôn loài.

Theo giới răn thứ nhất,

Cũng kinh Pháp Cú kệ 405 nói rằng, "Người đã từ bỏ gậy gộc trong sự tiếp xúc với chúng sanh mạnh hay yếu, không sát sinh và cũng không gây thương tổn, được gọi là người cao thượnĐức Phật dạy chúng ta khôngKệ 225 kinh Pháp Cú nói rằng, "Người sáng suốt không làm tổn hại đến sinh vật và luôn luôn chế ngự thân, sẽ đạt được cảnh bất diệt "Niết Bàn" nơi đó không còn sầu muộn".
g". (người Bà La Môn)

Kinh Pháp Cú kệ 129 và 130 nói rằng, "Tất cả đều sợ hãi trước hiểm nguy, tất cả đều quý trọng đời sống. Hãy lấy lòng ta suy lòng người. Không nên giết, cũng không nên làm cho kẻ khác bị giết".

Theo Phật giáo, tất cả mọi loài như loài cá bơi lội, loài thú vật, loài chim bay đều là các loài có cảm giác, không thể bị giết hay làm bị thương. Phật tử không thể là những người đi săn bắn, đánh cá, đánh bẫy, nhân viên của các lò sát sinh, và mổ xẻ động vật sống..v..v..

Một số người đã luận rằng, trong trường hợp người ta.


VẤN ĐỀ THỊT THÌ SAO ?

không tự giết con vật để mà ăn, (có nghĩa là người khác giết) thì không có vấn đề gì khi ăn thịt đó. Nhưng kệ 129 và 130 trong Kinh Pháp Cú đã chỉ rõ rằng chúng ta KHÔNG ĐƯỢC GIẾT HAY GÂY NÊN SỰ GIẾT (should not kill or cause to kill). Khi người nào đó mua thịt hay các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt, người đó đã tạo nên những nhân thiết yếu (nhu cầu tiêu thụ) để cho người nào đó giết những con thú vật này. (cung cấp theo nhu cầu)

Bởi sự đồng ý ăn thịt do người khác phục vụ, chúng ta là nguyên nhân tạo cho người khác giết hại thú vật. Kệ 7 Kinh Pháp Cú nói, "Người hằng sống khoái lạc, tâm thần xáo trộn, ăn uống thiếu tiết độ, lười biếng, thiếu đức hạnh, người ấy sẽ bị "Ma vương" lôi cuốn, bị những cám dỗ dục vọng, như cây yếu trước gió".

Lý do chính là lòng từ bi. Lòng từ bi là một phương pháp tu học quan trọng để trở nên một người tốt. Người không có lòng từ bi thì không xứng đáng là một Phật tử. Người có tấm lòng từ bi, xót thương, thì trong mọi khía cạnh của cuộc đời, tâm từ bi đó luôn luôn biểu lộ. Hãy nghĩ đến sự đau buốt khi bạn bị một con ong chích hay con rết tấn công. Người nào đã từng nhìn thấy con cua bị luộc trong nồi nước sôi (hay chảo dầu nóng) sẽ thấy con cua dồn mọi nỗ lực một cách tuyệt vọng, đau đớn đến nỗi không thể chịu ĂtranhNđựng được, mà vùng vẫy mong thoát ra khỏi nồi nước, sẽ không bao giờ có thể ăn cua được. Cuối cùng con cua bỏ mạng trong đớn đau cùng cực khi cơ thể chúng ngả qua mầu vàng đỏ. Một cuộc đời đã kết thúc trong đau đớn biết là bao!


TẠI SAO PHẬT TỬ NÊN LÀ NGƯỜI ĂN CHAY?

Ai đã từng trông thấy cảnh đau đớn kinh hoàng của con bò khi bị người đồ tể cắt cổ thọc huyết và lột da hồi lâu trước khi nó chết sẽ không bao giờ nỡ nhẫn tâm mà ăn thịt bò được nữa. Không ăn thịt loài vật là sự biểu lộ của lòng từ bi.

Với những người ăn thịt, những tiệc tùng, lễ cưới, lễ sinh nhật cũng như lễ kỷ niệm đám cưới là những sự chết chóc của hàng ngàn con vật.

Ngăn ngừa nỗi đau đớn của những sinh vật bằng cách không ăn thịt chúng (để thỏa mãn sở thích và đáp ứng nhu cầu đói) là sự biểu lộ tối thiểu của lòng từ bi mà người Phật tử chúng ta có thể làm được. Bắn giết, đâm chém, siết cổ, dìm xuống nước, đánh bả thuốc độc, thiêu đốt hay để điện giật, hoặc cố ý dùng bất cứ phương tiện nào khác để tước đoạt sự sống, cố tình gây nên sự đau đớn cho con người hay loài vật là vi phạm và làm ô uế giới răn thứ nhất

Một cách khác vi phạm giới răn thứ nhất là tạo nên nguyên nhân cho người khác giết hại, tra tấn đánh đập hay làm thương tổn đến bất cứ một sinh vật nào. Vì thế ăn thịt là tạo lý do cho người khác giết hại cũng là phá hoại giới răn thứ nhất.

Nếu những con gà, bò hay cá không bị ăn, chúng sẽ không bị giết chết. Vì vậy những người ăn thịt phải chịu trách nhiệm về sự bạo hành và sự hủy diệt loài vật.

Phật giáo cũng dạy chúng ta rằng không một sinh thể nào không đã từng là cha, là mẹ, là chồng, là vợ, là chị, là anh, là em, là con trai, là con gái của chúng ta, trong những chuỗi nhân quả luân hồi chồng chất từ vô lượng đời kiếp. Nói một cách khác, một sinh vật như con bò ngày nay có thể là mẹ của chúng ta trong đời trước. Con gà mà bạn sẽ ăn vào bữa ăn chiều tối nay có thể là anh hay chị của bạn trong quá khứ. Vì thế , quyền sống của loài vật không thể bị coi thường hoặc chà đạp lên. Làm sao một vị Sư đi tìm sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ, mà lại cứ thản nhiên ăn thịt loài vật, dù biết rằng chúng nó phải chịu đựng nỗi thống khổ kinh hoàng trong giờ phút hấp hối khi bị giết?


ĐỨC PHẬT CÓ THỪA NHẬN CHUYỆN ĂN THỊT KHÔNG?

Các cư sĩ tại gia và các vị Sư ăn thịt thường trích dẫn kinh Jivaka, trong đó đức Phật nói rằng, "Như Lai cấm không cho ăn thịt trong ba trường hợp. Nếu thấy, nghe hay có lòng hoài nghi rằng con vật bị giết cho mình ăn. Trong ba trường hợp, Ta cho phép ăn, nếu không thấy, không nghe hay không có lòng hoài nghi rằng con vật bị giết cho mình ăn".

Thế không phải rằng những con vật như bò, dê, heo, gà bị giết tại các lò sát sinh là để cho những người ăn thịt thưởng thức chăng? Nếu không một ai ăn thịt thì rõ ràng là các con vật này không bị giết.

Có thể tưởng tượng một vị Sư nói với thí chủ, người cúng dường Sư món thịt, "Thưa đạo hữu thí chủ, thật đạo hữu có lòng tốt đã cúng dường món thịt này cho Sư. Nhưng Sư có lý do tin tưởng là loài vật bị giết để lấy thịt cho Sư ăn, vì thế Sư không thể nhận được"?

Kinh Jivaka cũng ngụ ý rằng Phật đã chấp thuận những sự giết chóc và cảnh khủng khiếp tại các lòø sát sinh. Nhưng nên biết rằng sự giết hại thú vật làm thực phẩm tại các lò sát sinh là một trong các ngành nghề mà Phật đã ngăn cấm không cho Phật tử làm vì lý do từ bi.

Nói rằng một đằng Phật lên án những ngành nghề buôn bán đẫm máu với những sự giết chóc trong các lò sát sinh, săn bắn thú vật, câu cá và bẫy sập thú rừng và một đằng lại cho phép người Phật tử và hàng tăng sĩ được ăn thịt, nếu những con vật này không phải là đặc biệt bị giết để cho họ ăn, là một sự mâu thuẫn vô lý. Còn ai nữa ngoài những người ăn thịt phải chịu trách nhiệm về sự giết chóc nơi các lò sát sinh, săn bắn thú và câu cá?

Tóm lại những đồ tể tại các lò sát sinh và các kho hàng gói thịt chỉ làm việc để đáp ứng cho nhu cầu của những người ăn thịt mà thôi. "Tôi chỉ làm giùm ông cái phần việc dơ bẩn", người đồ tể đã trả lời như thế với một bậc thượng lưu khi vị này phản đối sự tàn bạo của việc giết hại thú vật khờ khạo vô hại. Mọi người ăn thịt, bất kể đã được diễn dịch rằng con vật được giết cho họ hay là không, đều là yểm trợ cho kỹ nghệ giết thú vật và góp phần vào sự tàn bạo giết chóc các sinh vật khờ khạo vô hại. Chẳng lẽ Phật lại khờ đến nỗi không hiểu được điều này, Ngài là người được mô tả là đấng toàn hảo, đấng mà trí tuệ và từ bi bao trùm khắp vũ trụ? Phải chăng Phật lại có thể kém nhạy cảm đến nỗi không thấy rằng chỉ cần ngưng ăn thịt, người ta có thể chấm dứt một cách hiệu quả cả sự giết hại những con vật yếu ớt, câm lặng cùng với những sự thống khổ, kinh hoàng mà chúng phải chịu đựng.

Chúng ta được biết rằng Phật ngăn cấm các đệ tử của ngài không được ăn thịt các thú vật như chó, voi, gấu và sư tử. Vậy tại sao Phật lại cho phép ăn một loại thịt và ngăn cấm ăn loại khác? Thế còn heo hay bò, những con vật này giả thiết là được chấp thuận cho phép ăn, thì ít đau đớn hơn con chó hay con gấu khi chúng bị giết chăng?

Ai là Phật tử cũng đều biết Phật vô cùng từ bi và vô cùng quý trọng sự sốngï, thí dụ như Ngài nhấn mạnh rằng rằng các Tỳ kheo phải mang theo đồ để lọc nước mỗi khi uống, tránh khỏi làm chết các vi sinh vật có thể có trong nước, cho nên không thể tin được rằng Ngài có thể lãnh đạm trước nỗi đau đớn và chết chóc của các loài gia súc bị giết để làm thực phẩm.

Như các Phật tử đều biết, hàng tu sĩ có giới luật riêng. Phật có thể đòi hỏi các vị Sư nhiều điều chấp hành mà không đòi hỏi nơi những Phật tử tại gia. Các tu sĩ được huấn luyện đặc biệt để có những phẩm hạnh cao quý và nghị lực bền bỉ, khác biệt với hàng cư sĩ tại gia. Họ có khả năng mạnh mẽ chống lại sự cám dỗ khoái lạc mà người thường khó chống cự nổi. Đấy là lý do tại sao, họ từ bỏ khoái lạc tình dục (sống đời sống độc thân) và cũng không ăn cơm sau 12 giờ trưa. Tại sao ăn cơm sau 12 giờ trưa lại vi phạm giới luật nghiêm trọng hơn là ăn thịt loài vật? Chúng ta có thể tin quả thật Phật đã có nói những điều ấy cho những người biên tập kinh điển Pali, nơi đề tài về sự ăn thịt chăng?


QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠI THỪA VỀ VẤN ĐỀ ĂN THỊT

Bây giờ chúng ta hãy xem xét phiên bản kinh điển tiếng Sanckrit nói về việc ăn thịt. Tôi trích từ kinh "Lăng Già" mà nguyên một chương nói về những điều tai hại của việc ăn thịt.

"Vì lòng từ bi, vì sự tinh khiết, các Bồ tát không được ăn thịt mà nó được sanh ra từ máu mủ ..v..v.. Vì nỗi lo ngại những nguyên nhân cấu thành sự kinh hoàng của chúng sinh, vị Bồ Tát, người đã tự rèn luyện để có được từ tâm không được ăn thịt".

"Thật là điều không đúng sự thật khi cho rằng thịt là thực phẩm thích đáng và dùng được khi con vật không bị giết bởi chính người ăn, khi người ăn không ra lệnh cho người khác giết, và khi người khác không đặc biệt giết để cho mình ăn ".

" Trong tương lai có thể có những người bị sự cám dỗ bởi mùi vị của thịt, sẽ kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều cách ngụy biện cho việc ăn thịt. Nhưng dù thịt được ăn dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ kiểu cách nào, bất cứ ở đâu, đều bị tuyệt đối cấm chỉ đối với bất cứ ai.

Kinh Lăng Nghiêm nói, "Người tu hành chánh định, cốt để giải thoát khỏi khổ đau của cuộc đời. Nhưng trong khi tìm kiếm sự giải thoát nỗi khổ đau của chính mình, tại sao chúng ta lại làm khổ đau cho kẻ khác. Trừ khi chúng ta kiểm soát được tâm, biết ghê tởm ngay cả đến ý tưởng về sự hung ác, tàn bạo, và giết chóc; chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể giải thoát khỏi cảnh trần lao khổ ải"...

"Sau khi ta diệt độ, có nhiều loại quỷ thần sôi nổi trên khắp thế gian lừa gạt chúng sinh, và dạy rằng ăn thịt cũng có thể đạt đạo giác ngộ. Có thể nào một vị Sư hy vọng trở nên vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh lại có thể sinh sống bằng thịt của chúng sinh"?

Kinh "Đại Bát Niết Bàn" phiên bản tiếng Sanckrit nói rằng: "Ăn thịt làm tiêu tan hạt giống từ bi".

Ngay cả trước thời Đức Phật tại Ấn Độ, nhiều tôn giáo đã chỉ trích việc ăn thịt không có lợi cho việc phát triển tâm linh. Nếu các vị trưởng lão của trường phái Đại Thừa hài lòng với lối diễn dịch của trường phái Nguyên Thủy về việc ăn thịt, thì họ đã giữ sự im lặng. Thực tế là họ đã phát biểu để chống lại sự ăn thịt một cách kịch liệt, thấy được nỗi bối rối sâu xa của các vị trưởng lão biên tập những lời dạy của đức Phật trong bản tiếng Sanckrit.

Tự điển Bách Khoa Phật Giáo nói rằng, ở Trung Hoa và Nhật Bản, việc ăn thịt được coi như là xấu ác, bị loại trừ và tất cả các loại thịt đều bị cấm dùng ở các chùa và các tu viện. Việc ăn thịt là điều bị cấm kî tại Nhật mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 19th.


DÂN CHÚNG TRÁNH CÚNG DƯỜNG CHO CÁC SƯ ĂN THỊT

Dr. Kosheliya Wali trong cuốn sách của cô "Conception of Ahimsa In Indian Thought", đã viết "không bao giờ có thịt mà không có sự tổn thương của chúng sinh, và làm tổn thương chúng sinh là làm mất đi niềm an lạc và vì thế phải tránh xa việc ăn thịt".

"Người ta phải biết kinh tởm thịt và sự tàn nhẫn của việc giết hại súc vật trong các lò sát sinh và nên từ bỏ hoàn toàn việc ăn thịt này". "Ai cho phép giết hại loài vật, ai cắt, giết, mua, bán, đãi đàng và ăn thịt, tất cả đều là những kẻ sát sinh".

"Ai tìm sự tăng trưởng cơ thể của mình bằng thịt của sinh vật khác và thờ phụng thần thánh, người đó là kẻ tội lỗi nhất".

"Không thể kiếm được thịt từ cộng rơm hay từ hòn đá. Nó chỉ có thể tìm được bởi sự giết chóc các sinh vật. Vì vậy không nên ăn thịt".

Một vị sư Trung Hoa nói "Anh tạo thành một nhóm bạn bằng loại thịt nào đó mà anh ăn. Anh thành lập một đoàn thể với các loại thú vật nào đó mà anh ăn. Ví dụ nếu anh ăn nhiều thịt heo, anh sẽ bị ràng buộc với nhóm heo, cũng tương tự như vậy với bò gà cừu cá....." Dr. Walch một người ăn chay Anh Cát Lợi đã nói "Để ngăn ngừa sự chém giết con người, người ta phải bắt đầu ở bàn ăn". Nếu một người muốn đi theo con đường an lạc hạnh phúc của Phật Giáo và đi vào con đường tình thương và sự hiểu biết của Phật, người ấy phải bắt đầu nơi cái bàn ăn.

Tại Tích Lan, một bữa tiệc đám cưới phải giết hàng trăm, nếu không nói hàng ngàn con vật. Tiệc sinh nhật hay kỷ niệm hôn nhân cũng giết hàng trăm con vật. Trước khi chết chúng chứa đầy nỗi giận giữ và oán thù. Bạn giữ giới thứ nhất không phải chỉ không giết thú vật bằng hành động mà còn bằng tư tưởng. Nếu tâm có ý giết hại tức là đã vi phạm giới thứ nhất. Chúng ta phải xác quyết không được sát sinh ngay cả trong tâm tưởng. Theo Phật giáo tâm là cơ sở chủ đạo cho mọi hành động.


CÓ PHẢI PHẬT CHẾT VÌ ĂN THỊT?

Những vị Sư mà, trong một số trường hợp, có ăn thịt khi bào chữa cho việc ăn thịt của mình nói rằng chính Phật đã ăn miếng thịt heo tại nhà một đệ tử hơn là làm buồn lòng vị thí chủ đó. (nếu khước từ nhận cúng dường) Một số Sư ăn thịt nói rằng họ ăn bất cứ thực phẩm nào mà Phật tử cúng dường một cách không kỳ thị. Nhưng phần đông các học giả Phật giáo cho rằng thức ăn dâng cho Phật không phải là thịt đã làm cho Phật chết và tất cả kinh điển Đại Thừa đều một mực chống lại việc ăn thịt như đã đề cập trước đây. Theo nhà học Phật Rhys David thì thức ăn mà cư sĩ Thuần Đà dâng cúng Phật là nấm rơm. Rhys David nói rằng từ "sukara maddava"(1) có ít nhất bốn ý nghĩa:

a. Loại thực phẩm heo ăn.

b. Một loại thức ăn mà heo rất ưa thích

c. Các phần mềm trong cơ thể con heo và

(d) Một loại thức ăn bị giẫm nát bởi con heo.

Cư sĩ Thuần Đà (2) là một đệ tử thuần thành của Phật, chắc chắn ông ta không thể nào cúng dường Phật miếng thịt heo vì thừa biết rằng Ngài không ăn thịt. Rất có thể chính Thuần Đà cũng không ăn thịt như rất nhiều người Ấn Độ thời bấy giờ. Như thế thì có thể nào ông ta lại cúng dường thịt lên Phật, một người rất nhạy cảm về nỗi thống khổ, đau đớn của chúng sinh, người không uống sữa bò trong thời kỳ 10 ngày đầu tiên sau khi bò sanh con.

Bất cứ một vị sư nào được cúng dường bữa ăn tại nhà cư sĩ đều biết rằng gia chủ thường thỉnh hỏi sư hay vị thị giả theo hầu hoặc một vị cư sĩ hộ pháp thân cận, loại thức ăn nào sư thường ăn, để có thể tránh các loại thực phẩm không thích hợp với cơ thể và tinh thần của Sư. Trong thời kỳ Phật tại thế, những thí chủ cúng dường thức ăn cho Phật thường tham vấn Ananda, vị thị giả của Phật. Các tăng sĩ không thích loại thức ăn nào có thể có cách thích hợp để từ chối mà không cần phải thốt lên một lời nói nào.

Tôi được biết phần lớn tăng sĩ Tích Lan ăn thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt. Thỉnh thoảng một số còn gợi ý (mention) với các vị thí chủ cúng dường, về những thức ăn như là thịt ga,ø khi những thí chủ này gặp họ để xin ngày hẹn dâng thực phẩm cúng dường (to book a date for "dana"). Một số tăng sĩ, đặc biệt những Sư sống trong những chùa như là "Sasuna" và các am, cốc, không ăn thịt, cá hay trứng, bởi vì những thức ăn này kích thích dục vọng, không có lợi ích trong tiến trình tu tập để giải thoát tâm linh.

Một điều đáng để ý là càng ngày càng có nhiều thí chủ cúng dường bữa ăn chay cho các vị Sư khất thực và con số các vị Sư ăn chay cũng tăng lên trong những năm gần đây.

Các tăng sĩ có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc làm giảm thiểu sự giết chóc loài vật, và nỗi đau đớn kinh hoàng mà chúng phải chịu đựng trong những giờ phút hấp hối bằng cách yêu cầu các đệ tử không cúng dường thịt khi họ đến gặp để xin Sư cho họ cúng dường trai tăng, như là đã có rất nhiều Phật tử tuận theo những gương sáng do các Sư dạy dỗ.

Đa số Phật tử kính trọng các Sư ăn chay hơn là các Sư ăn thịt. Các Sư truyền giảng giáo pháp của Phật không thể nào chấp nhận thức ăn thịt mà lại không có sự xung đột với "tâm từ bi". Đạo Phật là một tôn giáo thực hành. Nếu tăng đoàn làm một cuộc phát động cho việc ăn chay chắc chắn sẽ cứu được rất nhiều con vật khỏi thảm cảnh chết chóc và những nỗi đau đớn kinh hoàng đi cùng với sự giết chóc.

Tăng đoàn Phật giáo nên dẫn đạo và các cư sĩ Phật tử, ít ra là một tỷ lệ cao, sẽ theo các ngài.



Chú Thích của Người Dịch:

(1) Từ sukara maddava được kết hợp bởi hai từ sukara và maddava. Sukara có nghĩa là con heo và maddava có nghĩa là phơi khô, là ngon, tức là một loại thức ăn mà giống heo rừng rất thích ăn. Các học giả Phương Tây dịch là truffles, một loại nấm quý.

(2) Theo Kinh Trường A Hàm, Quyển 3, Kinh Du Hành, Thứ 2, Đoạn 2: Khi đức Phật nhận bát canh nấm từ tay Thuần Đà, Ngài có nói với Thuần Đà rằng, đừng đem thứ canh nấm còn dư này cúng dường cho các vị Tăng khác, Thuần Đà vâng lời rồi lui ra. Tại sao Phật nói như vậy? Đây là nguyên văn kinh:"....Sau khi Phật và đại chúng đã an tọa, ông Châu Na (Thuần Đà) đem món ăn dâng Phật và chúng Tăng, ông lại nấu riêng một thứ nấm Chiên Đàn là thức ăn trân quý kỳ lạ ít thấy, đem dâng riêng cho Phật, Phật dạy Châu Na chớ đem thứ nấm ấy cho chúng tăng ăn. Châu Na vâng lời...." (Kinh Trường A Hàm, Thích Thiện Siêu Việt dịch, Phật Học Viện quốc Tế xuất bản 1986 (trang 86).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5072)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu.
10/04/2013(Xem: 5199)
Ăn chay có hai phương diện: chay kỳ và chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là hành giả tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ thì có những thuyết: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhứt ngoạt trai, Tam ngoạt trai.
10/04/2013(Xem: 5420)
Phương pháp sản xuất nước tương phổ biến hiện nay là dùng acid chlohydric để thuỷ phân protein trong thực vật. Với phương pháp này, khi phản ứng thuỷ phân xảy ra, chất chloride hợp với chất béo có trong nguyên liệu (khô đậu) dưới nhiệt độ cao tạo thành nhóm chloropropanols trong đó có chất 3-MCPD.
10/04/2013(Xem: 5066)
Mới đây trên hệ thống liên mạng toàn cầu xuất hiện bài viết " Tội Ác Phóng Sinh" của một tác giả nào đó trong nước, rồi được nhiều người chuyển tiếp khiến hàng Phật tử có thể dao động, ngoại đạo có thể lấy cớ đó cho rằng Phật Giáo khuyến khích "tội ác" (*) qua tục lệ phóng sinh chứ Đạo Phật cũng chẳng tốt lành gì.
10/04/2013(Xem: 5213)
"Sứ Đồ Chay Tịnh" là tên của bài viết trên tạp chí Metro ở San Jose, California. Tác giả Renée Howell giới thiệu một quyển sách tên là "Diet For a New America", do John Robbins trước tác. Diet For a New America là một quyển sách đang được bán chạy nhất nước Mỹ (best seller).
10/04/2013(Xem: 5103)
Trong một khám phá gần đây nhất, các nhà khoa học thuộc viện đại học University of Massachusetts ở Amherst Hoa Kỳ đã cho biết Soy Yogurt tức sữa chua làm từ đậu nành và một số sản phẩm sữa chua pha trộn trái cây có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường loại 2 lẫn bệnh cao huyết áp.
10/04/2013(Xem: 6030)
Tóm lại, con người sinh ra không phải để ăn thịt thì ăn chay là hạp tự nhiên, và sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và sống lâu. Đông Tây kim cổ có bao giờ nghe nói đến tiên ông hay tiên bà trường sinh bất tử nào mà ăn thịt bò tái hoặc thịt chó nấu rượu mận đâu?
10/04/2013(Xem: 5812)
Những khám phá về kỹ thuật sinh hóa, kỹ thuật nano [1] và nhiều bí ẩn khác như tuổi thọ của thái dương hệ chúng ta đang sống là trung tâm điểm của khoa học.
10/04/2013(Xem: 5771)
Theo Học Viện Quốc Gia Bệnh Tiểu Đường-Tiêu Hóa và Thận (the National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), một chương trình luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với một chế độ ăn chay có thể giảm 58% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II và tỏ ra hiệu quả hơn việc uống thuốc.
10/04/2013(Xem: 6044)
Trong những năm gần đây, nhiều lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian được khôi phục. Việc tổ chức lễ hội và đi dự lễ hội càng trở nên hưng thịnh hơn bao giờ hết. Có những lễ hội được mô tả là tích cực, tuy nhiên cũng có những lễ hội tiêu cực . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]