Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và y học

14/01/201115:14(Xem: 5233)
Phật giáo và y học
Dai Su Tinh Van 15

Phật giáo và y học
 Đại sư TINH VÂN
 NGUYỄN PHƯỚC TÂM dịch


“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si. 
 
Để chữa trị các căn bệnh về thân tâm của chúng sinh, Đức Phật đã đem hết thời gian của đời mình diễn thuyết Tam tạng mười hai bộ kinh điển, chỉ ra từng toa thuốc điều trị thân tâm. Vì vậy, trong kinh điển ví von: “Phật là y sư, pháp là đơn thuốc, Tăng là y tá điều dưỡng, chúng sinh như người bệnh”. Từ nội hàm này thì có thể nói Phật giáo là y học với ý nghĩa rộng lớn nhất, giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh, Đức Phật là lương y đệ nhất thê gian.

Đức Phật lúc còn trẻ tuổi từng học qua Ngũ minh, một trong ngũ minh là Y phương minh, sự sáng suốt về phương pháp trị bệnh. Căn cứ những ghi chép của kinh điển, trong hàng đệ tử của Đức Phật có Kỳ-bà, danh y thời đại Đức Phật, từng dựa vào những chỉ thị của Ngài để hoàn thành rất nhiều phương cách chữa trị xuất sắc; ví dụ, sau khi chẩn đoán người bệnh bị tắc đường ruột, trước hết, người y sĩ thực hiện việc gây tê, cùng vá lại phần ổ bụng, hoàn thành công việc trị liệu: đây chính là kỹ thuật giải phẩu mổ bụng thuộc ngoại khoa trong y học hiện đại.

Trong lịch sử Phật giáo, đa số chúng Tăng thông đạt y phương minh, đã từng xuất hiện không ít y Tăng tiếng tăm lừng lẫy, ví như Phật –đồ-trừng, Trúc-pháp-điều, Đơn-đạo-khai, Trúc-pháp-khoáng, Ha-la-kiết, Pháp Hỷ. Na-liên-đề-da-xá đời Tuy, Đạo Thuân ở núi Dương Đầu thuộc huyện Trạch Châu đời Đường, Đạo Tích chùa Phúc Thành quận Ích Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), Sa-môn Trí nghiêm ở Đan Dương, Sa môn Tăng Triệt ở huyện Giáng Châu…các Ngài đã không ngại khó khăn gian khổ cứu giúp chữa trị bệnh tật, hay tẩy rữa quần áo và đồ dùng hàng ngày cho những bệnh nhân, lòng từ cảm động lòng người.

Trong kinh điển Phật giáo, cũng không ít những tác phẩm chuyên ngành bàn đến lĩnh vực y dược, trong đó có đến hai mươi loại từ các lãnh thổ Ấn Độ, Tây Vực truyền vào Trung Quốc; bên cạnh đó, sách vở về y thuật do giới Tăng sĩ Trung Quốc sáng tác cũng ước chừng mười lăm loại. 
 
Trong Tam tạng mười hai bộ kinh điển, văn hiến, tài liệu về y học Phật giáo nhiều vô kể; chẳng hạn như trong Tăng nhất A hàm kinh ghi chép, Đức Phật có nói đến ba loại bệnh lớn là phong, đàm và rét, đồng thời nêu ra phương cách trị liệu; trong y dụ kinh, Đức Phật chỉ ra điều kiện đủ các bác sĩ, cho đến các hạng mục khi chăm sóc bệnh nhân cần tuân thủ; trong Phật y kinh, Đức Phật nói có mười nguyên nhân khiến con người bị bệnh; Ma-ha-chỉ quán chỉ ra rằng có sáu nguyên nhân tạo nên bệnh tật; Đại trí độ luận cho biết sự sản sinh của bệnh tật là do các nhân duyên ngoại tại hoặc nội tại tạo thành; Thanh tịnh đạo luận của Nam truyền cũng đề cập đến tám loại nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. 
 
Ngoài ra, còn có các kinh, luật khác như: Phật thuyết chú xỉ kinh, Phật thuyết chú mục kinh, Phật thuyết chú tiểu nhi kinh, Chú thời khí bệnh kinh, Liệu bệnh trí kinh, Trị thiền bệnh bí yếu kinh, trừ nhất thiết tật bệnh a la ni kinh, Kim quang minh tối thắng vương kinh, Tứ phần luật, Ngũ phần luật, Thập tụng luật, ma ha tăng kỳ luật, vân vân và vân vân, tất cả cũng đều có nói đến vấn đề y dược.

Đức Phật không chỉ là một đại y vương giỏi chữa lành bệnh tật thân thể của chúng sinh, Ngài đặc biệt còn là một bậc y sư chuyên về tâm lý khéo léo đối vời việc trị liệu các chứng tâm bệnh của chúng sinh. Chính Đức Phật đã lập nên tám vạn bốn ngàn pháp môn như Tam học, Lục độ, Tứ vô lượng tâm, Ngũ đình tâm quán, v.v…, những điều này không ngoài mục đích nhằm đối trị tám vạn bốn ngàn loại phiền não tật bệnh như tham sân si của chúng sinh.

Sự sinh sôi của bệnh tật, thông thường có quan hệ với tâm lý, sinh lý, hành vi của con người, cho đến môi trường sống xã hội xung quanh. Đặc biệt trong thời đại mới ngày nay, nhiều người thích ăn những đồ ngon thứ lạ, ăn vào thì bệnh tới; có người thì ham chơi bời lêu lổng, nhàn rỗi thì bệnh sinh; có người thì thông tin quá nhiều, ôm đồm nhiều quá thì cũng bệnh; có người thì áp lực công việc quá lớn, chịu không nổi áplực thì bị bệnh; có người tâm tính hèn yếu, tinh thần sa sút, âu sầu thì đổ bệnh; có người thì quá bận tâm với những chuyện thị phi, vì bực bội mà không tránh được bệnh hoạn. 
 
Nói gọn, hết thảy nguyên nhân nảy sinh bệnh tật, đều chỉ vì tâm không thể tĩnh lặng., khí không thể hài hòa, sự bao dung không thể rộng lớn, miệng không thể giữ gìn, sự giận dữ không thể kiềm chế, nỗi khổ không thể chịu đựng, nghèo không thể an, cái chết không thể quên, nỗi oán giận không thể buông, kiêu căng không thể kiềm chế, sợ hãi không thể gạt bỏ, tranh đua không thể cản, biện luận không thể dứt, ưu tư không thể hóa giải, vọng tưởng không thể trừ bỏv.v…thế là tạo nên các loại bệnh tật thân tâm. 
 
Phật giáo cũng có nhiều con đường trị liệu đối với các loại bệnh này, ví dụ: tiết chế ăn uống, lễ Phật bái sám, trì chú niệm Phật, thiền định tu hành, hành hương lễ bái, sổ tức chỉ quán, lạc quan tiến thủ, tâm khoan tự tại, buông bỏ an nhiên…

Y học của thế gian đối với việc trị liệu bệnh tật, phần lớn nhấn mạnh đến các liệu pháp như ẩm thực, vật lý, hóa học, tâm lý, môi trường, khí hậu, y dược, nội trong phạm vi hữu hạn, chữa trị theo con bệnh. Y học của Phật giáo thì không chỉ bao gồm y lý thế gian, mà còn coi trọng việc diệt tận gốc ba độc tham sân si ở nội tâm. Cõi trần thế chừng nào còn tâm bệnh, thì chừng đó còn cần đến tâm dược y của Phật, chỉ có điều hòa sức khỏe về sinh lý và tâm lý, mới có thể thực sự rảo bước, tiến tới con đường sức khỏe, tráng kiện.

Nguồn: Phật giáo và thế tục trong sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB Từ thư Thượng Hải, 2008.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 162
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2019(Xem: 8604)
10 Điều Kỳ Diệu xảy ra với cơ thể khi đi bộ, 10 ĐIỀU KỲ DIỆU xảy ra với cơ thể khi đi bộ Mời bấm vào hình để đọc văn bản : / 10 điều kỳ diệu xảy ra với cơ thể khi bạn đi bộ mỗi ngày bắt đầu từ hôm ... Chỉ cần 15 -30 phút đi bộ hàng ngày có thể cải thiện được sức khỏe của bạn rõ rệt. Dưới đây là danh sách các lợi... Bright Side chỉ ra rằng, đi bộ kết hợp với một giấc ngủ ngon và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không cần phải đến gặp bác sĩ. Chỉ cần 15 -30 phút đi bộ hàng ngày có thể cải thiện được sức khỏe của bạn rõ rệt. Dưới đây là danh sách các lợi ích mà bạn có được khi đi bộ mỗi ngày.
10/01/2019(Xem: 6376)
Những lời Khuyên Tuyệt Vời giúp mọi người có được sức khỏe.. Trí Nguyễn, Public Hosptal, Sydney, New South Wales. Tuyệt Vời giúp mọi người có được sức khỏe, tiêu trừ bệnh tật và sống thọ trong hạnh phúc VietPress USA - VietPress USA vừa nhận được bài sau đây của chuyên gia y tế Trí Nguyễn thuộc Bệnh viên Công lập của thành phố Sydney, bang New South Wales, Úc Đại Lợi. Bài nầy ông Trí Nguyễn sưu tập và lấy từ kinh nghiệm của mình trong cách điều trị để gởi lời lời khuyên đến mọi người với đề nghị nên thực hiện và copy chuyển cho ít nhất 10 người khác, thân nhân, bạn hữu nhằm giúp họ cùng biết và làm theo để có sức khỏe, sống thọ, hạnh phúc. Xin cám ơn chuyên gia y tế Trí Nguyễn, Úc Châu và xin giới thiệu đến đọc giả khắp nơi.
24/12/2018(Xem: 5800)
Ca ngợi Ấn Độ vì ủng hộ việc ăn chay, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói hôm thứ Sáu (14-12) rằng tất cả chúng sinh phải được tôn trọng. Ngài nói thêm rằng ăn chay rất quan trọng vì thú vật và cá đang được khai thác mỗi ngày. Ngài thuyết giảng về “Sự liên quan của hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại trong thế giới hiện đại” tại TechFest do Viện Công nghệ Ấn Độ ở Bombay tổ chức. “Trong máy bay, tôi thấy rất nhiều gia cầm được cung cấp để làm thịt. Trước đó, động vật không bị giếtnhiều nhưng tỷ lệ đã tăng lên sau khi phát triển kinh tế”, ngài nói.
06/12/2018(Xem: 5041)
Đũa là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nhưng chúng cũng là nơi chứa “mầm bệnh” rất nguy hiểm mà chúng ta chưa để ý. Đây là các loại đũa độc hại nên tránh. Đũa là món đồ dùng hàng ngày của mỗi người, trong gia đình bạn hẳn sẽ có ít nhất một loại đũa thường dùng, và có thể có nhiều loại đũa khác nhau, mua ở những thời điểm khác nhau. Vì là dụng cụ phổ biến không thể thiếu, nên nó có sự ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mỗi người. Nhưng việc chọn đũa thế nào để sử dụng hàng ngày mà không có hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
30/11/2018(Xem: 5056)
Các chuyên gia cho rằng, mỗi một lần bạn tức giận là 1 trận động đất xảy ra trong cơ thể, có tới 20 căn bệnh nguy hiểm phát sinh. Nếu bạn sớm biết điều này, sẽ kiềm chế tốt hơn.
06/10/2018(Xem: 4437)
Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như “ăn chay, ăn kiêng, ăn khem” và "ăn tạp" thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách đọc tiếng Việt hiện đại và cho ta thấy rõ hơn quá trình hình thành tiếng Việt cũng như sự khác biệt từ góc nhìn tín ngưỡng (Công giáo so với Phật giáo chẳng hạn).
01/10/2018(Xem: 4621)
Giới thiêu sách mới sách hay: Axit và Kiềm trong thực dưỡng, Trong thời đại hiện nay, chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò tối quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh để sống có ích, sống vui, để tu tập mỗi ngày. Nếu cơ thể yếu ốm, cuộc sống sẽ rất vất vả và không thuận duyên cho người tu, kể cả xuất gia lẫn tại gia.
03/09/2018(Xem: 5239)
Con gái của một người mẹ Trung Quốc đi học ở trường có chương trình trao đổi học sinh với một trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ, vì vậy có một nữ sinh người Mỹ đã đến sống ở nhà của cô. Trong những ngày tiếp xúc, cô bé này đã gây ấn tượng sâu sắc với cô. Bà mẹ cho biết:
16/08/2018(Xem: 7368)
Giải Nobel Sinh lý học đã tiết lộ bí mật, thì ra, chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ trong nhiều năm như vậy! Elizabeth H. Blackburn – người đoạt giải Nobel Sinh lý học năm 2009 đã tổng kết ra đạo trường thọ là: Một người muốn sống trăm tuổi, ăn uống hợp lý chiếm 25%, vấn đề khác 25%, cân bằng tâm lý 50%!
28/07/2018(Xem: 4988)
Cụ Chiyo Miyako (Nhật Bản), người đang giữ kỷ lục lớn tuổi nhất thế giới, qua đời ngày 22/7, thọ 117 tuổi. Theo TIME, thông tin trên được chính quyền quận Kanagawa nơi cụ bà Chiyo Miyako cư trú xác nhận ngày 26/7. Sinh ngày 2/5/1901, cụ Miyako trở thành người lớn tuổi nhất thế giới vào tháng 4/2018, tiếp nối đồng hương Nabi Tajima. Lúc còn sống, cụ Miyako đam mê thư pháp và luyện tập tới tận cuối đời. Bên cạnh đó, cụ thích ăn sushi và lươn. Với tính cách vui vẻ và tử tế, cụ Miyako được gia đình gọi là "nữ thần".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567