Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và y học

14/01/201115:14(Xem: 5241)
Phật giáo và y học
Dai Su Tinh Van 15

Phật giáo và y học
 Đại sư TINH VÂN
 NGUYỄN PHƯỚC TÂM dịch


“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si. 
 
Để chữa trị các căn bệnh về thân tâm của chúng sinh, Đức Phật đã đem hết thời gian của đời mình diễn thuyết Tam tạng mười hai bộ kinh điển, chỉ ra từng toa thuốc điều trị thân tâm. Vì vậy, trong kinh điển ví von: “Phật là y sư, pháp là đơn thuốc, Tăng là y tá điều dưỡng, chúng sinh như người bệnh”. Từ nội hàm này thì có thể nói Phật giáo là y học với ý nghĩa rộng lớn nhất, giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh, Đức Phật là lương y đệ nhất thê gian.

Đức Phật lúc còn trẻ tuổi từng học qua Ngũ minh, một trong ngũ minh là Y phương minh, sự sáng suốt về phương pháp trị bệnh. Căn cứ những ghi chép của kinh điển, trong hàng đệ tử của Đức Phật có Kỳ-bà, danh y thời đại Đức Phật, từng dựa vào những chỉ thị của Ngài để hoàn thành rất nhiều phương cách chữa trị xuất sắc; ví dụ, sau khi chẩn đoán người bệnh bị tắc đường ruột, trước hết, người y sĩ thực hiện việc gây tê, cùng vá lại phần ổ bụng, hoàn thành công việc trị liệu: đây chính là kỹ thuật giải phẩu mổ bụng thuộc ngoại khoa trong y học hiện đại.

Trong lịch sử Phật giáo, đa số chúng Tăng thông đạt y phương minh, đã từng xuất hiện không ít y Tăng tiếng tăm lừng lẫy, ví như Phật –đồ-trừng, Trúc-pháp-điều, Đơn-đạo-khai, Trúc-pháp-khoáng, Ha-la-kiết, Pháp Hỷ. Na-liên-đề-da-xá đời Tuy, Đạo Thuân ở núi Dương Đầu thuộc huyện Trạch Châu đời Đường, Đạo Tích chùa Phúc Thành quận Ích Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), Sa-môn Trí nghiêm ở Đan Dương, Sa môn Tăng Triệt ở huyện Giáng Châu…các Ngài đã không ngại khó khăn gian khổ cứu giúp chữa trị bệnh tật, hay tẩy rữa quần áo và đồ dùng hàng ngày cho những bệnh nhân, lòng từ cảm động lòng người.

Trong kinh điển Phật giáo, cũng không ít những tác phẩm chuyên ngành bàn đến lĩnh vực y dược, trong đó có đến hai mươi loại từ các lãnh thổ Ấn Độ, Tây Vực truyền vào Trung Quốc; bên cạnh đó, sách vở về y thuật do giới Tăng sĩ Trung Quốc sáng tác cũng ước chừng mười lăm loại. 
 
Trong Tam tạng mười hai bộ kinh điển, văn hiến, tài liệu về y học Phật giáo nhiều vô kể; chẳng hạn như trong Tăng nhất A hàm kinh ghi chép, Đức Phật có nói đến ba loại bệnh lớn là phong, đàm và rét, đồng thời nêu ra phương cách trị liệu; trong y dụ kinh, Đức Phật chỉ ra điều kiện đủ các bác sĩ, cho đến các hạng mục khi chăm sóc bệnh nhân cần tuân thủ; trong Phật y kinh, Đức Phật nói có mười nguyên nhân khiến con người bị bệnh; Ma-ha-chỉ quán chỉ ra rằng có sáu nguyên nhân tạo nên bệnh tật; Đại trí độ luận cho biết sự sản sinh của bệnh tật là do các nhân duyên ngoại tại hoặc nội tại tạo thành; Thanh tịnh đạo luận của Nam truyền cũng đề cập đến tám loại nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. 
 
Ngoài ra, còn có các kinh, luật khác như: Phật thuyết chú xỉ kinh, Phật thuyết chú mục kinh, Phật thuyết chú tiểu nhi kinh, Chú thời khí bệnh kinh, Liệu bệnh trí kinh, Trị thiền bệnh bí yếu kinh, trừ nhất thiết tật bệnh a la ni kinh, Kim quang minh tối thắng vương kinh, Tứ phần luật, Ngũ phần luật, Thập tụng luật, ma ha tăng kỳ luật, vân vân và vân vân, tất cả cũng đều có nói đến vấn đề y dược.

Đức Phật không chỉ là một đại y vương giỏi chữa lành bệnh tật thân thể của chúng sinh, Ngài đặc biệt còn là một bậc y sư chuyên về tâm lý khéo léo đối vời việc trị liệu các chứng tâm bệnh của chúng sinh. Chính Đức Phật đã lập nên tám vạn bốn ngàn pháp môn như Tam học, Lục độ, Tứ vô lượng tâm, Ngũ đình tâm quán, v.v…, những điều này không ngoài mục đích nhằm đối trị tám vạn bốn ngàn loại phiền não tật bệnh như tham sân si của chúng sinh.

Sự sinh sôi của bệnh tật, thông thường có quan hệ với tâm lý, sinh lý, hành vi của con người, cho đến môi trường sống xã hội xung quanh. Đặc biệt trong thời đại mới ngày nay, nhiều người thích ăn những đồ ngon thứ lạ, ăn vào thì bệnh tới; có người thì ham chơi bời lêu lổng, nhàn rỗi thì bệnh sinh; có người thì thông tin quá nhiều, ôm đồm nhiều quá thì cũng bệnh; có người thì áp lực công việc quá lớn, chịu không nổi áplực thì bị bệnh; có người tâm tính hèn yếu, tinh thần sa sút, âu sầu thì đổ bệnh; có người thì quá bận tâm với những chuyện thị phi, vì bực bội mà không tránh được bệnh hoạn. 
 
Nói gọn, hết thảy nguyên nhân nảy sinh bệnh tật, đều chỉ vì tâm không thể tĩnh lặng., khí không thể hài hòa, sự bao dung không thể rộng lớn, miệng không thể giữ gìn, sự giận dữ không thể kiềm chế, nỗi khổ không thể chịu đựng, nghèo không thể an, cái chết không thể quên, nỗi oán giận không thể buông, kiêu căng không thể kiềm chế, sợ hãi không thể gạt bỏ, tranh đua không thể cản, biện luận không thể dứt, ưu tư không thể hóa giải, vọng tưởng không thể trừ bỏv.v…thế là tạo nên các loại bệnh tật thân tâm. 
 
Phật giáo cũng có nhiều con đường trị liệu đối với các loại bệnh này, ví dụ: tiết chế ăn uống, lễ Phật bái sám, trì chú niệm Phật, thiền định tu hành, hành hương lễ bái, sổ tức chỉ quán, lạc quan tiến thủ, tâm khoan tự tại, buông bỏ an nhiên…

Y học của thế gian đối với việc trị liệu bệnh tật, phần lớn nhấn mạnh đến các liệu pháp như ẩm thực, vật lý, hóa học, tâm lý, môi trường, khí hậu, y dược, nội trong phạm vi hữu hạn, chữa trị theo con bệnh. Y học của Phật giáo thì không chỉ bao gồm y lý thế gian, mà còn coi trọng việc diệt tận gốc ba độc tham sân si ở nội tâm. Cõi trần thế chừng nào còn tâm bệnh, thì chừng đó còn cần đến tâm dược y của Phật, chỉ có điều hòa sức khỏe về sinh lý và tâm lý, mới có thể thực sự rảo bước, tiến tới con đường sức khỏe, tráng kiện.

Nguồn: Phật giáo và thế tục trong sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB Từ thư Thượng Hải, 2008.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 162
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2018(Xem: 3831)
Có một người rất hay cười và cười rất tươi luôn ấn tượng trong tôi là chị Thanh. Có một phụ nữ rất nhiệt tình, xởi lởi, ân cần, chu đáo làm tôi rất ấn tượng là chị Thanh. Có một quán nhậu nổi tiếng ở giữa Hà Thành với diện tích cả ngàn mét vuông cho doanh thu mỗi ngày cả trăm triệu được đóng cửa và chuyển thành quán chay Tịnh Thực mà người chủ là chị Thanh làm tôi rất cảm phục. Tôi luôn có những suy nghĩ tốt đẹp về chị, luôn cảm phục chị, chị Thanh. Tôi đang và mãi muốn viết và viết thật nhiều bài để cổ vũ chị, cổ vũ Tịnh Thực quán và cổ vũ ăn chay. Và cũng nói thật, Tịnh Thực quán đã là cánh tay nối dài của Tết Chay và cuộc thi “Ăn chay hạnh phúc” của chúng ta đấy nhé. Đấy chắc chắn là sự thật.
22/05/2018(Xem: 4621)
ĂN CHAY LÀ MỘT PHÁP TU. ( Cảm tác theo bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng ) Thế gian cuộc sống quanh ta Vạn vật lớn nhỏ đều là chúng sinh Bề ngoài có khác dáng hình Bên trong tất cả - sinh linh luân hồi Chẳng qua ác nghiệp mà thôi Chuyển thành cầm thú để rồi khổ đau Cũng có Phật Tánh như nhau Tham sống sợ chết khát khao như người Đừng nên giết chúng vui chơi Đoạn lìa cuộc sống, nghiệp đời trả vay Dưỡng sinh phát nguyện trì trai Thực phẩm rau củ, đổi thay hàng ngày
21/05/2018(Xem: 5092)
Từ Tết Chay đến cuộc thi “Ăn chay hạnh phúc” lần thứ 2 Tôi rất ấn tượng với những cái “Tết” đặc biệt như “Tết Sách”, “Tết Yêu thương”, “Tết Thiền”, “Tết Thầy trò” và rồi “Tết Chay” nữa. Tôi ấn tượng vì những “Tết” này rất lạ và cách tổ chức cũng rất khác biệt, rất lạ và sáng tạo. Hôm nay đã là 07 tháng 04 âm lịch. Đại lễ Phật đản thường được tổ chức 2 ngày khác nhau, hoặc là mồng 8 tháng 4 hoặc là rằm tháng 4, tùy theo môn phái và địa phương. Vậy nên từ lâu, mùa Phật đản được hiểu là từ mồng tám đến rằm tháng tư âm lịch. Tháng 4 âm lịch này, không ít người ăn chay cả tháng. Nhiều người ăn chay trọn tuần lễ Phật đản từ mồng 8 đến rằm. Tháng này là mùa ăn chay. Hạnh phúc thay.
25/04/2018(Xem: 6075)
Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới” Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo ( như trong tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo.
17/04/2018(Xem: 9314)
Thở để chữa bệnh! Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
01/04/2018(Xem: 4894)
cafe thải trộn với pin con ó-mấy anh nào uống cafe có gặp chưa
01/01/2018(Xem: 4778)
Những lợi ích vượt trội của máy lọc nước Kangen Máy lọc nước Kangen là dòng máy sử dụng công nghệ điện phân cao hàng đầu Thế giới. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến cho dòng sản phẩm tích hợp những lợi ích so với những dòng máy lọc nước khác. Nước Kangen là nước loại nước trong sạch, tinh khiết, nước uống chứa giàu kiềm và khoáng chất, thanh lọc tất cả các tạp chất, và ion hóa thông qua dòng điện phân để thu được hydro có hoạt tính cao, có khả năng chống oxy hóa hết sức mạnh mẽ và hiệu quả. – Nước Kangen giúp tăng cường sức khỏe, cân bằng trạng thái cho cơ thể – Hàm lượng hydro hoạt tính cao giúp làm chậm quá trình lão hóa, gia tăng tuổi thọ – Tác dụng trong việc làm tan chất mỡ dư thừa và thải độc tố cho từng tế bào. – Hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp đường ruột sạch hơn và hoạt động tốt hơn. – Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong đường tiểu, đường hô hấp – Hỗ trợ trong việc ngăn chặn và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như cơn hen suyễn, bệ
15/12/2017(Xem: 76818)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121068)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
23/10/2017(Xem: 27268)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567